31 cách tăng tốc độ, cải thiện hiệu năng hiệu quả cho máy tính, laptop Windows 10 – Yêu Phần Cứng

Chia sẻ bài viết :

Không chỉ Windows, hầu hết các hệ điều hành đều bị chậm đi sau một thời gian sử dụng. Điều này chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu trong quá trình trải nghiệm. Vậy làm thế nào để cải thiện hiệu năng cũng như tăng tốc độ cho Windows 10. Bài viết sẽ mang đến cho bạn một số phương pháp để tối ưu hóa hệ điều hành này.

Tóm Tắt

Các cách tăng tốc độ, cải thiện hiệu năng cho máy tính Windows 10

1. Kiểm tra dung lượng RAM sử dụng và đóng các ứng dụng chạy nền

  • Chuột phải vào thanh taskbar góc dưới cùng màn hình và chọn Task Manager.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-1.1

  • Để kiểm tra dung lượng RAM sử dụng, chọn tab Performance trên cửa sổ Task Manager (bao gồm cả biểu đồ giúp bạn dễ kiểm tra lượng RAM đã sử dụng).
  • Tăng tốc độ cho windows 10-1.2

  • Chọn tab Processes. Ở tab này, bạn sẽ biết được những ứng dụng nào đang chạy (kể cả ứng dụng chạy nền).
  • Tăng tốc độ cho windows 10-1.3

  • Chọn những ứng dụng chạy nền, chuột phải vào chúng và nhấn End task để đóng (không được đóng những ứng dụng quan trọng của hệ điều hành Windows).

RAM là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu tạo nên chiếc PC. Nó có trách nhiệm lưu trữ tạm thời các ứng dụng đang chạy.

Tất cả các phần mềm, ứng dụng để hoạt động được sẽ tiêu tốn một lượng RAM nhất định. Trong đó, trò chơi là một trong những “phần mềm” ngốn tài nguyên của RAM nhất.

Cài đặt cấu hình đồ họa game càng cao càng làm RAM cạn kiệt. Vì thế trong lúc chơi game bạn sẽ gặp phải hiện tượng giật lag nếu cấu hình PC của bạn không đủ khỏe. Từ đó chúng ta có thể thấy mối liên hệ rõ ràng giữa hiệu năng của PC và RAM.

Máy tính chạy càng nhiều chương trình thì cũng tốn dung lượng RAM. Điều này dẫn đến nó hoạt động không còn được mượt mà nữa.

Mặc dù Win 10 không có sẵn ứng dụng tối ưu hóa RAM. Tuy nhiên người dùng vẫn có thể giải phóng RAM để tối ưu hóa bằng cách đóng các chương trình đang chạy hoặc chạy nền một cách dễ dàng.

Ngoài ra để tiết kiệm dung lượng RAM, bạn có thể tắt các tiện ích, ứng dụng và plugin của trình duyệt.

2. Chạy trình kiểm tra tệp tin hệ thống

Trình kiểm tra tệp tin hệ thống là một công cụ có thể được dùng để sửa các tệp hệ thống bị hỏng. Vì thế nó có thể sửa các lỗi hệ thống khác nhau.

Bạn có thể sử dụng công cụ này bằng cách gõ vào nhấn vào cửa số Windows ở góc trái dưới cùng màn hình, gõ cmd và chọn Run as administrator.

Tăng tốc độ cho windows 10-2.1

Ở cửa sổ Command Promptsfc /scannow và nhấn Enter để khởi chạy quá trình quét. Quá trình này có thể tốn một lúc để hoàn thành.

Tăng tốc độ cho windows 10-2.2

3. Sử dụng phần mềm của bên thứ ba

Một trong những cách được nhiều người dùng lựa chọn đó là dùng phần mềm đáng tin cậy của bên thứ ba để tối ưu hiệu năng cho Windows 10.

Lý do là bởi mặc dù có thể thực hiện một cách thủ công, tuy nhiên vẫn đòi hỏi người dùng cần có kỹ năng cũng như kinh nghiệm nhất định. Nếu không bạn có thể làm hỏng máy tính của mình thay vì cải thiện tốc độ cho nó.

Tăng tốc độ cho windows 10-3.1

Những phần mềm tối ưu hóa tốt nhất cho Win 10 thường đi kèm với các tín năng dọn dẹp, tăng tốc độ cho PC. Và trên hết những công cụ này còn cho phép tạo bản sao lưu để đảm bảo rằng PC của bạn không bị hư hại trước khi sửa chữa.

4. Vô hiệu hóa các ứng dụng khởi động cùng máy tính

  • Mở Task Manager.
  • Chọn tab Start-up để mở danh sách các ứng dụng khởi động cùng máy tính. Một số hệ điều hành cũ hơn trình quản lý ứng dụng start up nằm trong MSConfig. Nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ msconfig và nhấn Enter để mở cửa sổ System Configuration.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-4.1

  • Chọn những ứng dụng bạn không muốn khởi động cùng Windows, chuột phải và click vào Disable. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm dung lượng RAM sử dụng mà còn làm PC khởi động nhanh hơn.

5. Cập nhật drive bằng phần mềm bên thứ ba

Driver cũ có thể làm một số bộ phận hoạt động không được bình thường nữa. Điều này sẽ dẫn đến việc máy tính của bạn chạy chậm hơn.

Mặc dù Windows Update tự động cập nhật các drive mới nhất, nhưng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ cập nhật tất cả cho PC của bạn. Vì thế, bạn cần kiểm tra và cập nhật các driver một cách thủ công thông qua trình quản lý thiết bị Device Manager của Windows.

Tuy nhiên cũng có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ người dùng kiểm tra và cập nhật những driver cũ.

DriverFix là công cụ tuyệt vời giúp bạn cập nhật driver một cách nhanh chóng. Nó chứa dữ liệu của khoảng 18 triệu driver, vì thế bạn không cần phải lo lắng về vấn đề cập nhật nữa.

Tải và cài đặt ứng dụng này cũng cực kỳ đơn giản. Bạn có thể chạy nó ngay khi cài đặt kết thúc. Ứng dụng sẽ thực hiện quét để xác định những driver cũ.

Tăng tốc độ cho windows 10-5.1

Sau khoảng vài giây, bạn sẽ nhận được một báo cáo chứa danh sách các driver được đề xuất cài đặt. Việc tiếp theo cần làm đó là nhấn nút Update All.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể update từng driver một bằng cách nhấn vào ô checkbox tương ứng và nhấn vào nút Update.

6. Tăng tốc độ khởi động

Nếu Windows 10 tốn một khoảng thời gian khá dài để khởi động xong thì bạn cần tăng tốc độ cho nó để cải thiện hiệu năng PC.

  • Nhấn vào cửa sổ Windows và chọn Settings.
  • Chọn System.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-6.2

  • Tiếp theo chọn Power & sleep và nhấn vào Additional power settings ở phía bên phải.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-6.3

  • Chọn Choose what the power buttons do ở thanh bên bên trái.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-6.4

  • Lúc này bạn sẽ thấy cửa sổ System Settings hiện ra. Tích vào tùy chọn Turn on fast startup. Nếu tùy chọn này bị disable (màu xám) thì bạn click vào Change settings that are currently unavailable.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-6.5

  • Sau đó tích vào ô Turn on fast startup.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-6.6

  • Click nút Save Changes để lưu cài đặt.
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R và gõ msconfig để mở cửa sổ System Configuration.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-6.7

  • Chọn tab Boot để mở thiết lập.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-6.8

  • Chọn No GUI boot để bỏ màn hình Welcome khi khởi động.
  • Cuối cùng là nhấn Apply và chọn OK để lưu cài đặt.

Bạn cần restart máy tính để Window apply những cài đặt mới nhất.

7. Tắt các hiệu ứng

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ sysdm.cpl và click OK.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-7.1

  • Tiếp theo chọn tab Advanced trong cửa sổ System Properties và nhấn vào nút Settings.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-7.2

  • Tab Visual Effects sẽ liệt kế tất cả những hiệu ứng cũng như một số hiệu ứng đã mặc định được chọn.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-7.3

  • Chọn tùy chọn Adjust for best performance sẽ bỏ tích tất cả các hiệu ứng.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-7.4

  • Cuối cùng chọn Apply OK để lưu cài đặt.

8. Kiểm tra dung lượng ổ đĩa

  • Click File Explorer trên thanh taskbar.
  • Chọn This PC. Bán sẽ thấy dung lượng còn trống của từng ổ cứng (HDD hoặc SSD).
  • Tăng tốc độ cho windows 10-8.1

  • Nếu muốn có thông tin chi tiết hơn về ổ cứng, bạn có thể sử dụng ứng dụng CCleaner. Mở chương trình (nếu đã cài sẵn), click vào Tools và chọn Disk Analyzer.
  • Bạn có thể chọn quét các dạng tệp tin cụ thể nào đó để xem file nào đáng làm ngốn dung lượng ổ cứng nhất. Ngoài ra, bạn có thể chọn tất cả các ô checkbox và nhất nút Analyze.
  • Nhấn nút Cleaner ở góc trái trên cùng ứng dụng để mở công cụ dọn dẹp ổ cứng.
  • Bạn có thể thoải mái chọn các ứng dụng của Windows hoặc bên thứ ba để quét các tệp tin rác bằng cách tích vào các ô checkbox tương ứng. Vì thế, ứng dụng CCleaner linh hoạt hơn nhiều so với trình Disk Clean-up của Windows.
  • Nhấn nút Scan để quét. Ứng dụng CCleaner sẽ thông báo cho bạn những file bị xóa và dung lượng tiết kiệm được sau khi xóa các file rác.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-8.2

  • Nhấn Run Cleaner để xóa các tệp tin.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-8.3
    Tăng tốc độ cho windows 10-8.4

Ngoài ra, xóa phần mềm không dùng đến là một trong những cách tốt nhất để tiết kiệm bộ nhớ.

Hầu hết mọi tiện ích tối ưu hóa PC đều đi kèm với trình dọn dẹp ổ cứng. Windows cũng có công cụ Disk Clean-up để hỗ trợ xóa các tệp tin rác.

Trình dọn dẹp ổ cứng là một công cụ cần thiết cho mọi máy tính. Ổ cứng đầy có thể làm chậm mọi thứ.

9. Chạy System Maintenance Troubleshooter

  • Mở cửa sổ Windows, gõ Control Panel.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-6.1

  • Sau đó chọn System and Security ở thanh bên trái. Phía bên phải chọn Security and Maintenance.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-9.1

  • Click vào Maintenance.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-9.2

  • Chọn Start maintenance.

Đợi cho quá trình kết thúc.

System Maintenance Troubleshooter là một công cụ hữu ích giúp cải thiện hiệu năng cho chiếc máy tính của bạn. Công cụ này xóa các phím tắt và các tệp tin không dùng đến cũng như thực hiện các tác vụ bảo trì cho hệ thống.

10. Tăng tốc độ menu ngữ cảnh

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ regedit để mở Registry Editor.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-10.1

  • Chọn HKEY_CURRENT_USER -> Control Panel -> Desktop.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-10.2

  • Double-click vào MenuShowDelay để mở cửa sổ Edit String.
  • Xóa giá trị mặc định (400) và nhập vào ô Value data giá trị thấp hơn.
  • Tăng tốc độ cho windows 10-10.3

  • Nhấn nút OK để đóng cửa sổ Edit String.

Bạn có thoát Registry Editor và nhấn chuột phải để kiểm tra xem menu ngữ cảnh mở ra có nhanh hơn trước không.

11. Vô hiệu hóa System Restore

Đây là phương pháp tốt để giải phóng bộ nhớ, các chương trình chạy nền nền của hệ thống. Để tắt System Restore trên Win 10, các bạn thực hiện như sau.

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + E, nhấn chuột phải lên This PC sau đó chọn Properties.
  • Cửa sổ mới hiện lên, nhấn chọn Advanced system settings. Sau đó chọn tab System Protection trong cửa sổ mới.
  • Nhấn nút Configure. Tiếp theo đó nhấn Disable system protection trong cửa sổ mới và nhấn OK để tắt tính năng System Restore.
  • Bây giờ bạn kiểm tra lại tab System Protection và thấy ổ C ở chế độ Off là OK.

12. Vô hiệu hóa Windows Defender

Windows Defender là công cụ có sẵn của Windows có chức năng bảo vệ và ngăn chặn virus xâm nhập hệ thống. Tuy nhiên nó có thể sẽ gây nhiều bất tiện cho người dùng ưa thích sự thoải mái và tự do.

Hơn nữa, Windows Defender luôn chạy nền và gây tiêu tốn tài nguyên hệ thống. Vì thế, để tăng tốc độ Win 10 bạn cần lưu ý vấn đề này. Để tắt Windows Defender, các bạn thực hiện như sau.

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + S, gõ từ khóa Firewall sau đó nhấn chọn Windows Defender Firewall
  • Trong giao diện tường lửa, nhấn chọn mục Turn Windows Firewall on or off.
  • Cuối cùng chuyển Off cả hai tùy chọn mạng PrivatePublic Network và nhấn OK.

13. Vô hiệu hóa màu tự động

Các hiệu ứng đồ họa sẽ rất đẹp mắt và mượt mà trên giao diện của máy tính cấu hình mạnh. Tuy nhiên với những chiếc PC và Laptop có cấu hình bình thường tới yếu thì đó là một cực hình.

Trên màn hình chính máy tính Win 10, nhấn chuột phải chọn Personalize.

Ở cài đặt chọn mục Colors, sau đó chuyển sang trạng thái Off của 2 tùy chọn.

  • Show color on Start, Taskbar and Action Center
  • Make Start, Taskbar, and Action Center Transparent

Nếu là Win 10 Pro thì chuyển Off trong tùy chọn Transparency effects, và bỏ tích trong hai tùy chọn

  • Start, taskbar, and action center
  • Title bars

14. Kích hoạt chế độ ngủ đông

Chế độ ngủ đông – Hibernate là tính năng hết sức hữu ích trên Windows. Chúng ta có thể sử dụng nó trong trường hợp không dùng tới Laptop trong một thời gian dài mà không muốn đóng các tác vụ lại.

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + I, sau đó chọn mục System.
  • Trong cửa sổ Settings chọn Power & sleep,sau đó chọn Additional power settings.
  • Cửa sổ mới hiện lên nhấn chọn Choose what the power buttons do.
  • Cửa sổ mới hiện lên, bạn nhấn chọn Change settings that are currently unavailable.
  • Cuối cùng tích chọn Hibernate, sau đó nhấp vào Save changes để lưu thiết lập.

15. Tắt tính năng Search Indexing

Nếu bạn muốn tăng tốc win 10 hiệu quả và ít sử dụng tới công cụ tìm kiếm trên Windows thì bạn nên tắt tính năng Search Indexing (lập chỉ mục tìm kiếm). Bởi tính năng này làm tiêu tốn tài nguyên hệ thống, làm giảm hiệu năng khi chạy ở chế độ nền.

  • Nhấn chuột phải lên Start Menu (cửa sổ Windows) sau đó chọn Computer Management.
  • Trong cửa sổ mới click đúp chuột vào Services and Applications, sau đó chọn Services.
  • Trong danh sách dịch vụ bên phải cửa sổ, tìm và nhấp đúp vào Windows Search.
  • Cửa sổ mới hiện lên, chọn Manual hoặc Disabled trong mục Startup type. Cuối cùng nhấp chọn OK để lưu thiết lập.

16. Chạy chương trình chống phân mảnh các ổ đĩa

Sau một thời gian sử dụng, ổ đĩa của bạn sẽ diễn ra quá trình phân mảnh. Điều này làm tăng thời gian Windows xử lý dữ liệu, giảm hiệu suất hoạt động. Để khắc phục vấn đề này, các bạn nên thường xuyên chạy chương trình chống phân mảnh, làm sạch ổ đĩa và gia tăng tốc độ xử lý của hệ thống.

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + E sau đó chọn This PC.
  • Nhấp chuột phải lên Local Disk (C:) và chọn Properties.
  • Cửa sổ mới xuất hiện, bạn nhấp chọn tab Tools. Tiếp theo click vào Optimize trong mục Optimize and defragment drive để mở công cụ Optimize Drives (chống phân mảnh ổ đĩa).
  • Cửa sổ mới hiện lên, nhấp chọn từng ổ cứng một. Sau đó click chọn Optimize để chống phân mảnh cho từng ổ đĩa.

17. Xóa font chữ và driver không sử dụng

Drivers và font chữ là những yếu tố sử dụng tài nguyên và gây ra độ trễ khi khởi động hệ thống. Vì thế, để cải thiện hiệu suất và tăng tốc toàn diện Win 10 thì bạn nên loại bỏ chúng nếu không sử dụng đến.

Cách gỡ cài đặt driver
  • Nhấn chuột phải lên Start (cửa sổ Windows), sau đó chọn Device Manager để mở trình quản lý thiết bị.
  • Nhấp chọn vào thiết bị bạn muốn xóa driver, click chuột phải vào diver và chọn Unistall Device.
Cách xóa font chữ
  • Truy cập vào Control Panel trên Win 10.
  • Trong cửa sổ Control Panel, bạn chọn Small icons trong mục View by, sau đó nhấp vào Font.
  • Tiếp theo click chọn font chữ không sử dụng và nhấn Delete.

18. Tối ưu hóa RAM ảo

Việc chạy đa nhiệm sẽ khó khăn hơn trên các máy tính có bộ nhớ RAM thấp. Giải pháp thường được đặt ra trong trường hợp này là nâng cấp RAM. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng biện pháp tăng cường bộ nhớ ảo.

Set RAM ảo là biện pháp tối ưu hóa phần mềm nhằm cải thiện khả năng xử lý dữ liệu của hệ thống. Windows sẽ sử dụng bộ nhớ ảo khi bộ nhớ RAM thực bị thiếu.

Theo mặc định thì máy tính Win 10 sẽ quản lý vấn đề này, nhưng việc set bộ nhớ ảo một cách thủ công sẽ cho kết quả tốt hơn, và kết quả sẽ giúp tăng tốc độ cho Win 10.

  • Truy cập vào Control Panel sau đó nhấp chọn System and Security.
  • Cửa sổ mới xuất hiện, nhấp chọn System. Sau đó click vào Advanced system settings trong danh sách tùy chọn bên trái.
  • Ở cửa sổ mới chọn tab Advanced, sau đó chọn Settings trong mục Performance.
  • Tiếp tục chọn tab Advanced trong cửa sổ mới, chọn Change trong mục Virtual Memory.
  • Trong cửa sổ mới, bạn bỏ chọn Automatically manage paging file size for all drives.
  • Tiếp theo click chọn ổ (C:), sau đó chọn Custorm size để set RAM ảo.
  • Lúc này bạn nhập giá trị trong ô Initial size (MB) bằng với kích thước RAM thật và Maximum size (MB) gấp đôi giá trị thực (chẳng hạn với kích thước RAM thực là 4GB, bạn nhập trong Initial size là 4000 MB và Maximum size thành 8000 MB).
  • Cuối cùng click vào nút Set, nhấp chọn OK và khởi động lại máy để kích hoạt thiết lập.

19. Vô hiệu hóa Windows Tips

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + I, sau đó chọn System.
  • Cửa sổ mới hiện ra,chọn Notifications & actions trong danh sách tùy chọn bên trái sau đó tắt Get tips, tricks, and suggestions as you use Windows.

20. Tắt tính năng tự động điều chỉnh màu sắc màn hình

Dynamic Color Adaptation là tính năng mới xuất hiện trên Windows 10, theo đó màu sắc sẽ được tự động thay đổi cho phù hợp với người dùng.

Tuy nhiên, tính năng này làm gia tăng việc sử dụng tài nguyên và làm giảm hiệu suất thiết bị. Vì thế bạn nên vô hiệu hóa tính năng này để cải thiện tốc độ xử lý của hệ thống.

  • Mở Settings lên bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + I, sau đó chọn Personalization.
  • Chọn Colors từ danh sách tùy chọn bên trái và tắt Automatically pick an accent color from my background.

21. Tắt các dịch vụ không cần thiết chạy nền

Tắt các dịch vụ chạy nền không cần thiết không những không làm hại mà còn góp phần tăng tốc độ Win 10, bởi những dịch vụ này làm tiêu hao tài nguyên hệ thống.

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + S, sau đó nhập từ khóa services và nhấp chọn kết quả hiện ra.
  • Trong cửa sổ hiện ra, bạn nhấp đúp vào dịch vụ muốn vô hiệu hóa. Sau đó chọn Disabled để vô hiệu hóa, hoặc Manual để kích hoạt bằng tay dịch vụ trong mục Startup type.

22. Tắt các tính năng không cần thiết

Người dùng được hỗ trợ nhiều tính năng tùy chọn như .NET, PowerShell, Telnet, Media… trên hệ điều hành Windows 10. Tuy nhiên, những tính năng này có thể bạn sẽ không bao giờ dùng đến và nó vẫn chiếm dung lượng bộ nhớ hệ thống.

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + X, sau đó chọn Programs and Features/ Apps and Features.
  • Ở cửa sổ mới, chọn Programs and Features trong tùy chọn mở rộng bên phải.
  • Tiếp tục nhấp chọn Turn Windows features on or off trong tùy chọn bên trái cửa sổ mới.
  • Trong cửa sổ Windows Features, bạn bỏ tích những tính năng không dùng tới sau đó nhấn OK.

23. Tắt tính năng đồng bộ hóa

Nếu tính năng đồng bộ được bật, tất cả dữ liệu từ mật khẩu, các thiết lập trình duyệt, ngôn ngữ cùng với hệ thống… sẽ được tải lên tài khoản Microsoft. Chính vì thế, tính năng này tiêu tốn khá nhiều tài nguyên hệ thống và mạng internet.

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + I, sau đó chọn Accounts.
  • Trong cửa sổ mới xuất hiện,nhấp chọn Sync your settings trong danh sách tùy chọn bên trái.
  • Tắt đồng bộ hóa bằng cách nhấn vào nút Sync settings.

24. Tinh chỉnh các thiết lập trong File Explorer

Để tăng trải nghiệm khi sử dụng File Explorer trên Win 10, người dùng được cung cấp một số tùy chọn cho phép tinh chỉnh tốt hơn. Tuy nhiên, điều này cũng làm giảm hiệu suất chung của hệ thống.

Nhấn tổ hợp phím Windows + E để mở File Explorer, sau đó nhấp vào tab View.

Tiếp theo click vào Options, sau đó nhấp chọn Change folder and search options.

Cửa sổ Folder Options sẽ hiện ra ngay sau đó, bạn chuyển sang tab View. Tiếp theo bỏ chọn các tùy chọn trong Advanced settings.

  • Show preview handlers in preview pane
  • Show pop-up description for folder and desktop items
  • Show encrypted or compressed NTFS files in color
  • Display file size information in folder tips
  • Display file icon on thumbnails
  • Always show icons, never thumbnails

Tiếp tục tích vào các tùy chọn:

  • Hide protected operating system files (Recommended)
  • Hide folder merge conflicts
  • Hide extensions for known file types
  • Hide empty drives

Cuối cùng nhấp vào OK để lưu thay đổi thiết lập.

25. Điều chỉnh chế độ nguồn điện (Laptop)

Windows cho phép bạn tùy chọn nguồn điện phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu bạn đang cắm sạc thì tùy chọn “Hiệu năng cao” sẽ giúp máy tính chạy nhanh hơn (Tiêu tốn điện hơn so với chế độ “Tiết kiệm pin”).

Nhấn vào biểu tượng viên pin ở góc cuối bên phải màn hình.

Chọn Best performance để sử dụng nguồn điện với hiệu năng cao.

26. Tăng tốc độ mạng

Tốc độ mạng cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của Windows.

Thay đổi giới hạn băng thông
  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R để xuất hiện hộp thoại Run , sau đó nhập gpedit.msc và chọn OK.
  • Chọn lần lượt Administrative Templates -> Network -> QoS Packet Scheduler.
  • Chọn Limit reservavle bandwidth, sau đó tích chọn Enabled. Ở ô Bandwidth limit (%), nhập vào 0” -> chọn Apply, nhấn OK.

Lưu ý: Loại bỏ giới hạn băng thông sẽ giúp máy tính của bạn vào mạng nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ cản trở tính năng Update của hệ điều hành và một số hoạt động của máy không được diễn ra như bình thường.

Thay đổi địa chỉ DNS Server
  • Mở Control Panel
  • Chọn Network and Sharing Center
  • Chọn Change adapter settings
  • Nhấn chuột phải vào biểu tượng Ethernet hoặc Wifi mà bạn đang sử dụng sau đó chọn Properties.
  • Chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)
  • Chọn Properties
  • Nhập vào địa chỉ DNS server như hình bên dưới (Đây là địa chỉ của Google Public DNS Server, bạn có thể tham khảo và sử dụng các địa chỉ DNS server khác). Nhấn OK để kết thúc.

27. Vô hiệu hóa trợ lý ảo Cortana

Trợ lý ảo Cortana giúp bạn ra lệnh cho máy tính thông qua giọng nói (sử dụng tiếng Anh). Nếu cảm thấy Cortana không hữu ích với mình thì có thể tắt đi để tiết kiệm tài nguyên máy tính hơn.

  • Bấm tổ hợp phím Windows + R để xuất hiện hộp thoại Run, gõ gpedit.msc và nhấn Enter.
  • Chọn lần lượt Administrative Templates -> Windows Components -> Search -> Allow Cortana.
  • Tích chọn Disabled -> Apply -> Nhấn OK.

28. Update thường xuyên

Microsoft luôn đưa ra những bản cập nhật nhằm nâng cao tính ổn định và hiệu suất cho Windows 10. Cập nhật hệ điều hành thường xuyên sẽ giúp máy tính của bạn chạy nhanh và mượt mà hơn.

  • Mở Settings
  • Chọn Update & Security
  • Chọn Check for updates.

29. Tắt quảng cáo

Các tin quảng cáo vừa gây khó chịu vừa tiêu tốn tài nguyên để thường xuyên cập nhật và hiển thị.

Tắt quảng cáo trên màn hình khóa
  • Mở Settings
  • Chọn Personalization
  • Chọn Lock screen
  • Chuyển trạng thái thành Off tại dòng Get fun facts, tips, tricks and more on your lock screen.
Tắt quảng cáo trên Start Menu
  • Mở Setting
  • Chọn Personalization
  • Chọn Start
  • Tại dòng Show suggestions occasionally in Start, chuyển trạng thái thành Off.

30. Nâng cấp, thay đổi ổ cứng HDD bằng ổ SSD

Hiện nay công nghệ ổ cứng đã và đang phát triển một cách nhanh chóng. Với mức giá khá mềm so với trước kia, bạn có thể dễ dàng sở hữu ổ cứng SSD.

Ổ cứng SSD có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn rất nhiều so với HDD. Do vậy đem lại cảm giác hệ điều hành cũng hoạt động mượt mà và nhanh hơn hẳn.

31. Reset lại PC, Laptop

Sự lựa chọn cuối cùng và nhanh nhất để cải thiện hiệu suất, tăng tốc Win 10 như mới đó là khôi phục cài đặt gốc cho Win 10. Tính năng này cho phép người dùng đưa máy tính trở lại trạng thái mới cài đặt.

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + I, sau đó chọn Update & Security.
  • Trong cửa sổ mới hiện ra, chọn Recovery trong tùy chọn bên trái.
  • Nhấp chọn Get started trong mục Reset this PC để bắt đầu quá trình reset.