Mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (03.TACN)

Mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (03.TACN) là gì, mục đích của mẫu quy trình? Mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (03.TACN)? Hướng dẫn soạn thảo mẫu quy trình?

Ngành chăn nuôi phát triển và chiếm tỷ trọng lớn kéo theo công nghiệp thức ăn chăn nuôi ngày càng phát triển và thức ăn chăn nuôi ngày càng đa dạng. Thức ăn chăn nuôi được cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và được kiểm soát chất lượng bởi các quy trình đúng tiêu chuẩn. Vậy mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi ra sao, những nội dung liên quan và cách soạn thảo như thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (03.TACN) là gì, mục đích của mẫu quy trình?

Theo quy định tại Khoản 25 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 thì thức ăn chăn nuôi được hiểu là tất cả các sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.

Mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi là văn bản do đại diện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi lập ra với các nội dung bao gồm các quy trình kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi do cơ sở tự xây dựng, bảo đảm nguyên tắc truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm, bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Mục đích của mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi: đại diện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi lập ra mẫu văn bản quy trình này nhằm mục đích áp dụng quy trình kiểm soát này vào quá trình sản xuất của cơ sở nhằm đảm bảo cac sản phẩm thức ăn chăn nuôi được sản xuất ra đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn.

2. Mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (03.TACN):

Mẫu số 03.TACN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

QUY TRÌNH

Xem thêm: Quy định về khám sức khỏe và tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm

Kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

(Kèm theo đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi số …… ngày … tháng … năm …)

1. Quy trình kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi do cơ sở tự xây dựng, bảo đảm nguyên tắc truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm, bảo đảm chất lượng sản phẩm.

2. Các nội dung của quy trình*:

a) Kiểm soát chất lượng nước phục vụ sản xuất (đối với trường hợp có sử dụng nước trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi):

– Xây dựng yêu cầu kỹ thuật chất lượng nước phục vụ sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có).

– Quy định kế hoạch đánh giá chất lượng nước và có biện pháp khắc phục xử lý nếu không đạt chất lượng.

– Quy định bộ phận hoặc người chịu trách nhiệm.

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm tra ATTP tại cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

b) Kiểm soát nguyên liệu đầu vào:

– Xây dựng yêu cầu kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu trước khi nhập kho, trước khi sản xuất.

– Quy định đánh giá năng lực nhà cung cấp nguyên liệu để có biện pháp kiểm soát chất lượng nguyên liệu phù hợp.

– Quy định đánh giá chất lượng nguyên liệu (thông qua tài liệu kèm theo lô hàng, ví dụ: các thông tin trên nhãn sản phẩm, hạn sử dụng, xuất xứ, phiếu kết quả phân tích chất lượng, cảm quan, lấy mẫu thử nghiệm…).

– Xây dựng kế hoạch lấy mẫu thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, an toàn dựa trên đánh giá nguy cơ.

– Quy định biện pháp bảo quản nguyên liệu, kế hoạch giám sát chất lượng nguyên liệu trong quá trình bảo quản.

– Quy định biện pháp xử lý nguyên liệu không đạt chất lượng và an toàn.

– Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

Xem thêm: Biên bản kiểm tra an toàn thực thẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

c) Kiểm soát bao bì, vật dụng chứa nguyên liệu và thành phẩm:

– Xây dựng yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, vật dụng chứa nguyên liệu, thành phẩm để bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn chăn nuôi.

– Quy định biện pháp kiểm soát chất lượng bao bì, vật dụng.

– Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

d) Kiểm soát quá trình sản xuất và thành phẩm:

– Tùy từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi mà quá trình sản xuất cần được kiểm soát các nội dung như công thức trộn, nguyên liệu đưa vào sản xuất, cân, nghiền, trộn, vật dụng chứa, đóng bao, ghi nhãn, bảo quản, ghi nhật ký lô sản xuất đảm bảo truy xuất được thông tin của các nguyên liệu có trong thành phẩm.

– Kế hoạch lấy mẫu thành phẩm để đánh giá chất lượng và an toàn (có tài liệu chứng minh kế hoạch lấy mẫu dựa trên nguyên tắc đánh giá nguy cơ rủi ro).

– Quy định biện pháp bảo quản thành phẩm, ghi nhãn.

Xem thêm: Phương thức sản xuất là gì? Phân loại và ví dụ thực tế mới nhất?

– Quy định biện pháp xử lý các thức ăn thành phẩm không đạt chất lượng và an toàn.

– Quy định biện pháp khắc phục khi phát hiện không thực hiện đúng nội dung này.

– Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

đ) Kiểm soát tái chế:

– Quy định các trường hợp phải tái chế.

– Phương pháp tái chế.

– Mục đích tái chế, nhật ký tái chế, thử nghiệm sau tái chế.

– Quy định xử lý nếu kết quả tái chế không phù hợp.

Xem thêm: Chăn nuôi gia súc gia cầm có phải đăng ký kinh doanh không?

– Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

e) Kiểm soát mẫu lưu và lưu mẫu:

– Phương pháp lấy mẫu cho từng loại thức ăn (vị trí lấy mẫu, khối lượng mẫu, thời gian lưu mẫu, người lấy mẫu, cách lấy mẫu….).

– Quy định về ghi thông tin để nhận biết và truy xuất nguồn gốc mẫu.

– Quy định thời gian lưu mẫu và biện pháp xử lý mẫu sau khi hết thời hạn lưu mẫu.

– Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

g) Kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị:

– Liệt kê (hoặc lập bảng) các loại dụng cụ, thiết bị phải hiệu chuẩn, kiểm định.

Xem thêm: Điều kiện đăng ký kinh doanh cho cơ sở sản xuất, chế biến gỗ

– Kế hoạch hiệu chuẩn, hiệu chỉnh định kỳ.

– Quy định nhận diện trạng thái cho các thiết bị đo lường (Ví dụ dán tem nhãn hiệu chuẩn, kiểm định), trường hợp thiết bị không bảo đảm kỹ thuật thì phải có dấu hiệu nhận biết.

– Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

h) Kiểm soát động vật gây hại:

– Trường hợp tự kiểm soát: Xây dựng phương pháp kiểm soát, tần suất kiểm soát động vật gây hại và ghi nhật ký.

– Trường hợp có sử dụng các đơn vị bên ngoài phải được thể hiện trong quy trình.

– Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

i) Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ:

Xem thêm: Xử phạt hành vi chăn nuôi gia cầm gây ô nhiễm môi trường

– Quy định tần suất kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, hóa chất sử dụng để vệ sinh (nếu có), ghi nhật ký.

– Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

k) Kiểm soát thu gom và xử lý chất thải:

– Quy định khu vực thu gom rác.

– Quy định tần suất di chuyển rác ra khỏi khu vực sản xuất, kho về khu tập kết.

– Trường hợp thuê cơ sở xử lý chất thải thì cơ sở đó phải bảo đảm năng lực theo yêu cầu của pháp luật.

– Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

l) Kiểm soát nhiễm chéo kháng sinh đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có kháng sinh:

Xem thêm: Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

– Quy định quy trình làm sạch thiết bị, dây chuyền sản xuất để tránh phát tán, nhiễm chéo kháng sinh giữa các lô sản xuất.

– Quy định về kiểm soát hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm phù hợp với hàm lượng được kê đơn thuốc thú y của người kê đơn.

– Quy định về biện pháp khắc phục, xử lý khi phát hiện trường hợp không phù hợp.

– Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

m) Kiểm soát người ngoài ra, vào và khách thăm quan cơ sở sản xuất.

– Quy định ghi thông tin người ngoài ra, vào và khách thăm cơ sở sản xuất.

– Quy định hướng dẫn khách khi thăm quan khu vực sản xuất bảo đảm an toàn lao động và không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

– Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

Xem thêm: Thủ tục thuê đất nông nghiệp để làm trang trại chăn nuôi

……, ngày …. tháng….. năm ….

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quy trình:

*Ghi chú:

– Quy trình kiểm soát chất lượng này áp dụng đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp. Đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và thức ăn bổ sung dạng nguyên liệu đơn thì tùy theo công nghệ sản xuất và bản chất của sản phẩm thức ăn chăn nuôi mà cơ sở có thể giảm bớt các nội dung không liên quan trong quy trình này nhưng phải bảo đảm kiểm soát được chất lượng và an toàn của sản phẩm và truy xuất được nguồn gốc.

– Khi áp dụng thực hiện các nội dung trong quy trình, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải ghi chép và lưu hồ sơ, bằng chứng để làm căn cứ cho việc đánh giá giám sát duy trì Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi và cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu.

Người soạn thảo Mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu văn bản chính xác và có hiệu lực.

Theo đó về hình thức mẫu văn bản, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:

Xem thêm: Chăn nuôi trên đất trồng cây lâu năm cần làm thủ tục gì?

Góc giữa trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.

Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu văn bản, cần ghi chính xác thời gian này;

Chính giữa văn bản là Mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi;

Về nội dung mẫu văn bản: các quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, nội dung Mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi.