Câu nghi vấn (Interrogative Sentences) trong tiếng Anh

Trong bài viết này chúng sẽ tìm hiểu về câu nghi vấn, câu nghi vấn có mấy loại và cấu trúc của từng loại như thế nào. Đây là một trong những 4 loại câu cơ bản (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh và câu cảm thán) trong tiếng Anh được sử dụng rất phổ biến.

test php

banquyen png

Bài viết này được đăng tại

freetuts.net

, không được copy dưới mọi hình thức.

I. Câu nghi vấn là gì?

Câu nghi vấn (interrogative sentences) trong tiếng Anh hay còn gọi là câu hỏi là loại câu được dùng để đưa ra câu hỏi về một sự vật, sự việc hoặc một hiện tượng nào đó. Câu nghi vấn được kết thúc câu bởi dấu chấm hỏi (?).

What is your name?
Tên của bạn là gì?

How are you?
Bạn có khỏe không?

II. Cấu trúc câu nghi vấn

Cấu trúc câu hỏi trong tiếng Anh có 4 dạng đó là: câu hỏi dạng “yes/no”, câu hỏi có chứa từ để hỏi “wh”, câu hỏi chọn lựa và câu hỏi đuôi. Dưới đây là cách dùng của những dạng này, bạn cùng theo dõi để hiểu hơn nhé.

1. Câu hỏi dạng Yes/No (Yes/No questions)

Câu hỏi “yes/no” là dạng câu hỏi bắt buộc người nghe phải trả lời là “yes” hay “no” để tạo thành một câu nghi vấn.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Trong dạng câu hỏi này, các trợ động từ như “tobe”, “do'”, did”, “have”, “has”, “had” hay các động từ khiếm khuyết như “will”, “can”, “may”, “should”,…được đảo lên đầu câu, trước chủ ngữ. Cụ thể theo từng trường hợp như sau:

TH1: Đối với câu hỏi có động từ tobe

Thể khẳng định: Tobe + S + O + …?
Thể phủ định: Tobe + not + S + O + ...?

Is this her book ?
Đây có phải là sách của cô ấy không?

Are you married?
Bạn kết hôn chưa?

Was the test difficult, Lan?
Bài kiểm tra có khó không, Lan?

Isn’t she a teacher?
Cô ấy không phải là giáo viên à?

TH2: Với câu hỏi có động từ thường

Tuy thuộc vào động từ trong câu được chia ở thì nào mà ta chuyển sang câu nghi vấn như sau:

Đối với thì hiện tại đơn

Khi thành lập câu nghi vẫn ta phải thêm trợ động từ “do/does” trước chủ từ, động từ ở dạng nguyên mẫu V-bare

Công thức:

Dạng khẳng định: Do/does + S + V (bare) + …
Dạng phủ định: Do/does + not + S + V (bare) + …

Does your brother go to work?
Anh trai của bạn có đi làm không?

Do they live near here?
Họ sống gần đây không?

Don’t you like football?
Bạn không thích bóng đá à?

Đối với thì quá khứ đơn

Khi thành lập câu nghi vấn ta phải thêm trợ động từ “did” trước chủ từ, động từ ở dạng nguyên mẫu V-bare.

Công thức:

Dạng khẳng định: Did + S + V (bare) + …
Dạng phủ định: Did +not +  S + V (bare) + …

Did you tell her that you arrived?
Bạn đã nói với cô ấy rằng bạn đã đến chưa?

Didn’t you see Lan at school yesterday?
Hôm qua bạn không thấy Lan ở trường à?

Đối với thì tương lai đơn

Khi thành lập câu nghi vấn của thì tương lai đơn ta phải thêm trợ động từ “will” trước chủ từ, động từ ở dạng nguyên mẫu V-bare.

Công thức: 

Will + S + V (bare) + …

Will you get married next year?
Bạn sẽ kết hôn vào năm tới à?

Đối với các thì hoàn thành

Khi thành lập câu nghi vấn đỗi với các thì hòa thành ta phải thêm trợ động từ “have/has/had” trước chủ từ, động từ trong câu ở dạng V3/-ed

Công thức:

Khẳng định: Have/ has/ had + S + V3/-ed
Phủ định: Have/ has/ had + not + S + V3/-ed

Have you finished your homework yet?
Bạn đã làm bài tập về nhà xong chưa?

 Haven’t you been to Hanoi before?
Bạn vẫn chưa tới Hà Nội trước đây à?

Hasn’t the doctor arrived yet?
Bác sĩ vẫn chưa tới ư?

TH3: Với động từ khiếm khuyết

Khi thành lập câu nghi vấn có động từ khiếm khuyết ta phải đổi vị trí của động từ khiếm khuyết ra đứng trước chủ ngữ, động từ chính không đổi.

Công thức:

Khẳng định: Modal verbs (động từ khiếm khuyết) + S + V(bare) + O … ?
Phủ định:  Modal verbs (động từ khiếm khuyết) + not + S + V(bare) + O … ?

Can you speak English?
Bạn có thể nói tiếng Anh không? 

Can’t you hear me?
Bạn không nghe thấy tôi à?

2. Câu hỏi dạng WH (WH – questions)

Câu hỏi dạng WH là dạng câu hỏi được bắt đầu với từ “what”, “who’, “which”, “why”, “when”, “where” và “how”…. Câu hỏi dạng này có chức năng giúp chúng ta thu thập thông tin từ người trả lời câu hỏi.

Các từ để hỏi thường gặp:

Các từ để hỏi
Cách dùng

​​​​​​​What (gì, cái gì)
Dùng để hỏi về gì, cái gì của sự vật, sự việc nào đó

Where (ở đâu)
Dùng để hỏi địa điểm hay nơi chốn

When (khi nào)
Dùng để hỏi về thời điểm, thời gian

Who (ai – làm chủ ngữ)
Dùng để hỏi về người

Why (tại sao)
Dùng để hỏi về lý do

Whose (của ai)
Dùng để hỏi về chủ sở hữu

Which + nouns (cái nào)
Dùng để hỏi lựa chọn người nào, cái nào

Whom (ai – làm tân ngữ)
Dùng để hỏi về người

What … for (tại sao, để làm gì)
Dùng để hỏi lý do

How (như thế nào/bằng cách nào)
Dùng để hoirveef cách thức, hoàn cảnh, trạng thái

How many (số lượng bao nhiêu)
Dùng để hỏi về số lượng (chỉ dùng với danh từ đếm được số nhiều)

How much (số lượng bao nhiêu)
Dùng để hỏi về số lượng (chỉ dùng với danh từ không đếm được)

How often (bao lâu)
Dùng để hỏi về sự thường xuyên

When were you born?
Bạn sinh ra khi nào?

Whose is this house?
Ngôi nhà này là của ai vậy?

How much money do you have?
Bạn kiếm được bao nhiêu tiền?

Câu hỏi dạng WH – questions cũng được chia thành 2 trường hợp đó là:

TH1: Trong câu có trợ động từ (auxiliary verb)

Khi thành lập câu hỏi ta chỉ cần thêm từ để hỏi đầu câu và đứng trước trợ động từ, công thức như sau:

Khẳng định: Từ để hỏi + auxiliary verb (tobe/ do/ have) + S + V + …
Phủ định: Từ để hỏi + auxiliary verb (tobe/ do/ have) + not + S + V + …

When is he arriving?
Khi nào thì anh ấy đến?

Who should she stay with?
Cô ấy nên ở với ai?

Who hasn’t finished the test?
Ai vẫn chưa hoàn thành bài kiểm tra

TH2: Trong câu không có trợ động từ

Trong câu có từ để hỏi “what”, “who”, “which” và  “whose” là chủ ngữ hay một phần của chủ ngữ thì chúng ta không sử dụng trợ động từ.

Công thức:

Khẳng định: When/What/Who/Which/Whose + (O) + V

Phủ định:  When/What/Who/Which/Whose + (O) + V + not + ...

Who told you that?
Ai nói với bạn vậy?

Whose phone rang?
Điện thoại của ai đổ chuông đó?

Which fridge isn’t working?
Cái tủ lạnh nào bị hư vậy?

3.  Câu hỏi đuôi (

Tag – question)

Câu hỏi đuôi là dạng câu hỏi được chia ra thành 2 phần trong một câu, được tách nhau bằng dấu phẩy. Trong đó, phần trước dấu phẩy là một mệnh đề hoàn chỉnh hay còn được gọi là mệnh đề chính còn phần sau dấu phẩy ở dạng khẳng định hoặc phủ định (được gọi là đuôi) có chức năng tìm kiếm sự xác nhận thông tin được đề cập đến ở phần trước. 

He is intelligent, isn’t she?
Cô ấy thông minh nhỉ?

She isn’t a teacher, is she?
Cô ấy không phải là giáo viên phải không?

Lưu ý:

Trong câu hỏi đuôi, phần đuôi khi ở thể phủ định luôn để ở dạng viết tắt. 

She is map, isn’t you? 
Cô ấy không béo lắm nhỉ?

Như vậy, ta nhận thấy rằng trong câu hỏi đuôi mệnh đề chính ở thì nào thì phần hỏi đuôi mượn trợ động từ ở thì đấy. Dưới đây là cấu trúc câu hỏi đuôi của các thì và kiểu câu thường gặp:

Các thì 
Động từ tobe
Động từ thường

Các thì hiện tại
Clause, am/is/are (+ not) + S?
Clause, do (+ not) + S?

Các thì quá khứ
Clause, was/were (+ not) + S?
Clause, did (+ not) + S?

Các thì hoàn thành
Clause, has/have/had (+ not) + S?
 

Các thì tương lai
Clause, will (+ not) + S?
 

Động từ khiếm khuyết
Clause, modal verb (+ not) + S?
 

You like watching TV, don’t you?
Bạn thích xem TV, phải không?

He often goes to the library to study, doesn’t he?
Anh ấy thường đi đến thư viện để học, phải không?

They went out together last night, didn’t they?
Tối qua họ đi chơi cùng nhau, phải không?

Bạn nên lưu ý thêm ở câu hỏi đuôi nếu mệnh đề chính ở thể khẳng định thì phần đuôi ở thể phủ định và ngược lại.

He hasn’t got a phone, has he?
Cậu ấy không có điện thoại, phải không?

Nếu trong câu hỏi đuôi chủ ngữ là các đại từ bất định chỉ người như “everyone”, “everybody”, “someone”, “somebody”, “anyone”, … thì phần đuôi chúng ta có thể để là ‘they”

Someone has closed window, hasn’t they?
Ai đó đã đóng cửa sổ, phải không?

Nếu chủ ngữ là các đại từ bất định chỉ vật như “something”, “everything”, “anything”, “nothing” thì phần đuôi chúng ta có thể để là ‘it’

Nothing is impossible, isn’t it? 
Không gì là không thể, phải không?

Ngoài ra, nếu chủ ngữ trong mệnh đề chính ở dạng phủ định như “no one”, “nobody”, “nothing” hoặc trong mệnh đề chính có chứa trạng từ phủ định như “never”, “rarely”, “seldom”,…thì phần đuôi ta phải để ở dạng khẳng định.

No one believes me, do they?
Chẳng có ai tin tôi cả, phải không?

She never go to school late, do she? 
Cô ấy chẳng bao giờ đi học muộn phải không?

4. Câu hỏi lựa chọn 

(Alternative question)

Câu hỏi có lựa chọn là dạng câu hỏi đưa ra một vài phương án để người nghe lựa chọn. Cấu trúc của dạng câu hỏi lựa chọn này cũng tương từ như cấu trúc câu hỏi “yes/no”, tuy nhiên khác ở chổ là dạng câu hỏi này ta ngăn cách sự lựa chọn bằng từ “or” (hoặc, hay).

Are you a teacher or a student? 
Bạn là giáo viên hay là học sinh?

Did they go to supermarket or bookstore ?
Họ tới siêu thị hay nhà sách?

Have you been to Ha Noi or Sapa?
Bạn đã tới Hà Nội hay Sapa chưa?

Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về định nghĩa, cấu trúc, cách dùng của câu nghi vấn trong tiếng Anh. Với những nội dung trên, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ và có thể vận dụng câu nghi vấn trong giao tiếp hàng ngày để làm phong phú hơn vốn câu của mình. Chúc các bạn học tập tốt nhé.