Giáo án Ngữ văn 7 tiết 4: Liên kết trong văn bản

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Ngữ văn 7 tiết 4: Liên kết trong văn bản”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Ngày soạn 11.8.2009 
Ngaøy daïy: 14.8.2009 
Tiết 4: LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
A.Mục tiêu: Giúp HS :
 KT: - Liên kết là một tính chất quan trọng của VB. Nhờ có liên kết mà văn bản có tính thống nhất và quá trình giao tiếp mới đạt hiệu quả tốt.
 - Sự liên kết trong VB còn thể hiện ở hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
 KN: Rèn kĩ năng vận dụng các phương tiện liên kết ngôn ngữ để liên kết câu và đoạn trong văn bản.
 TĐ: Ý thức xây dựng được những VB có tính liên kết.
B.Chuẩn bị:
 GV: bài soạn, bảng phụ (BTTH/2) 
 HS: Năm lại kiến thức về văn bản
C.Kiểm tra bài cũ:
- Ở lớp 6, các em đã bước đầu làm quen với văn bản và các phương thức biểu đạt. Em hãy nhắc lại: Văn bản là gì? Có mấy kiểu VB thường gặp? Đó là những kiểu VB nào?
D.Tổ chức các hoạt động dạy học: 
Nội dung
I.Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản:
1. Tính liên kết của văn bản:
a/ Ví dụ: (SGK/17)
b/ Bài học: Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
2.Phương tiện liên kết trong văn bản:
a/ Ví dụ: (SGK/18)
b/ Bài học:
 - Lieân keát noäi dung (yù nghóa)
 - Lieân keát hình thöùc (baèng phöông tieän ngoân ngöõ)
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Sắp xếp theo thứ tự 
(1)– (4) – (2) – (5) – (3)
Bài tập 2: Nhìn về hình thức ngôn ngữ, các câu trong đoạn có vẻ rất liên kết với nhau. Các câu cũng không sai phạm về ngữ pháp nhưng thực ra chúng không có mối liên kết thực sự vì nội dung các câu chưa thống nhất.
Bài tập 3: Điền từ theo thứ tự:
bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là
Bài tập 4:
Nếu tách khỏi hai câu trên với các câu khác trong VB thì có vẻ rời rạc vì câu trước chỉ nói về mẹ, câu sau chỉ nói về con. Nhưng đoạn văn còn có câu thứ ba đứng tiếp sau kết nối hai câu trên thành một thể thống nhất, làm cho toàn đoạn văn trở nên liên kết chặt chẽ với nhau.
Hoạt động của GV
VB là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng các phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. ..
HĐ1: Tìm hiểu tính liên kết của văn bản.
GV?: Trong đoạn văn trên, người bố định nói với đứa con điều gì?
GV: Người bố định nói về thái độ thiếu lễ độ của đứa con với mẹ và thái độ nghiêm khắc của mình với con.
GV? Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu trên thì liệu En-ri-cô có thể hiểu được diều bố muốn nói chưa?
GV? Nếu En-ri-cô chưa hiểu ý bố thì hãy cho biết vì lí do nào trong các lí do sau: (SGK)
GV giải thích: 
GV: Từ việc phân tích trên, em hãy cho biết: Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì?
GV kết luận: Để hiểu được đoạn văn thì ngoài việc phải viết đúng ngữ pháp, nội dung rõ ràng, cần phải có liên kết. Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của văn bản làm cho VB trở nên có nghĩa, dễ hiểu. 
-> Ghi bài (1).
HĐ2: Tìm hiểu phương tiện liên kết trong văn bản GV yêu cầu: Đọc kĩ lại đoạn văn và cho biết do thiếu ý gì mà đoạn văn trở nên khó hiểu. Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô hiểu được ý của bố.
GV nhận xét, đưa bảng (ghi đoạn văn đã sửa)...
GV: Vì nội dung giữa các câu, các đoạn thiếu thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau -> không liên kết. Nhưng chỉ có sự liên kết về nội dung, ý nghĩa không thôi thì chưa đủ...
 (GV đưa bảng phụ có ghi ví dụ)
GV gợi ý: Hãy so sánh các câu trong ví dụ với các câu trong văn bản “Cổng trường mở ra”, bên nào có sự liên kết, bên nào không có sự liên kết?
GV giải thích, sửa vào bảng phụ: 
- Câu (1) nói về tương lai, sự việc chưa diễn ra. Câu (2) nói về hiện tại nên cần thêm cụm từ còn bây giờ để có sự liên kết.
- Giữa câu (1), (2), (3) chưa có sự liên kết vì đối tượng được nói đến ở câu (1), (2) là đứa con, câu (3) là đứa trẻ nên cần sửa lại cho phù hợp.
GV : Qua hai ví dụ trên, cho biết: Muốn tạo nên một văn bản có tính liên kết, cần phải có điều kiện gì? phải sử dụng phương tiện gì?
GV kết luận: -> Ghi bài (2).
HĐ3: Luyện tập, củng cố.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1.
GV nhận xét, đáp án.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2,3,4 SGK.
GV nhận xét, đáp án. (BT3 có thể có nhiều đáp án, miễn là hợp lí)
GV hướng dẫn HS làm bài tập 5.
GV giải thích: 
Hoạt động của HS
Đọc VD1a/ trang17 
Trình bày.
Trình bày. ->(chưa)
Trình bày.->(chọn câu c)
Trình bày.
Đọc, trao đổi nhóm, trình bày lí do và sửa..
Thực hiện ví dụ 2a/ SGK trang 18.
 nhận xét
Thực hiện ví dụ 2b/ SGK trang 18.
Thảo luận, trình bày.
Đọc ghi nhớ
Đọc BT1, xác định yêu cầu, làm bài
Đọc bài tập2,3, trình bày ý kiến.
E. Hướng dẫn tự học:
 1. Bài vừa học: 
 - Nắm vững nội dung bài (học thuộc ghi nhớ).
 - Làm bài tập thêm: Viết một đoạn tả cảnh ngày khai trường (chú ý sự liên kết giữa các câu).
 2. Bài sắp học: Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) 
 - Đọc VB, chú thích.- Tóm tắt truyện.
 - Soạn câu hỏi 1,2,3,4,Đọc - hiểu VB.
 - Nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 6: Văn tự sự, ngôi kể trong văn tự sự.
G.RKN, bổ sung: GV lưu ý HS: Biết vận dụng các phương tiện liên kết khi viết bài tập làm văn (VD: dùng các quan hệ từ, các từ ngữ có tác dụng liên kết giữa các câu, dùng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa để thay thế, trật tự sắp xếp giữa các câu...)