Lập trình java cơ bản StringTokenizer trong java

Xin chào các bạn đã quay trở lại với series bài viết hướng dẫn lập trình java, bài học hôm nay mình sẽ trình bày về StringTokenizer trong Java, đây là một Class có sẵn trong java giúp chúng ta cắt chuỗi, tách các thành phần bên trong chuỗi phù hợp cho việc tiền xử lý dữ liệu một các dễ dàng.
VD chúng ta có một lệnh chuyển khoản ngân hàng như sau:
CK_31410000123456_100000 Ta có thể tách ra được các thành bên bên trong chuỗi này cách nhau bởi ký tự gạch ngang “-“. Để biết cách sử dụng StringTokenizer dễ dàng các bạn xem tiếp phần bên dưới nhé!
1. Đầu tiên là cú pháp khởi tạo và khai báo StringTokenizer
Mình thường sử dụng 2 cách khai báo
VD1: StringTokenizer token1 = new StringTokenizer(String chuỗi, String delim);
VD2: StringTokenizer token2 = new StringTokenizer (String chuỗi);
trong đó: Chuỗi là chuỗi gốc ban đầu, delim viết tắt của từ delimited nghĩa là phân cách, nếu các bạn để delim trống thì mặc định sẽ là 1 ký tự khoảng trắng hoặc một dấu cách.
2. Các phương thức thường dùng của StringTokenizer
– String nextToken();  
Phương thức này được gọi lần đầu tiên sẽ trả về token (phần tử) đầu tiên khi được phân tách, tiếp tục sử dụng phương thức này sẽ trả về các phần từ tiếp theo đến cuối chuỗi.
– int countTokens();
Phương thức này sẽ đếm xem có tổng cộng bao nhiêu token (phần từ) được phân tách.
3. Cùng quan sát đoạn code minh  họa của mình như sau:

import java.util.StringTokenizer;
public class VDStringTokenizer {
public static void main(String[] args) {
    String vd = “CK-31410000123456-100000”;
    StringTokenizer tokenizer = new StringTokenizer(vd,”-“);
    System.out.println(“Tổng số phần tử: “+tokenizer.countTokens());
    System.out.println(tokenizer.nextToken());
    System.out.println(tokenizer.nextToken());
    System.out.println(tokenizer.nextToken());
}
}

//Kết quả đạt được:
/*

Tổng số phần tử: 3
CK
31410000123456
100000

*/

4. Giải thích code
Đầu tiên ta khởi tạo StringTokenizer sử dụng chuỗi lệnh chuyển khoản ngân hàng BIDV và phân cách (delim) là dấu gạch ngang “-“
Sử dụng phương thức countToken(); để đếm xem có bao nhiêu phần tử được phân tách và phương thức nextToken() để lấy ra các phần tử đó. Sau đó dùng lệnh System.out.println(); để in ra các giá trị và xuống dòng.
Để dễ hiểu hơn các bạn có thể xem video trên youtube mình đã hướng dẫn từng bước rất cụ thể.

5. Kết luận
Như vậy qua bài viết này mình đã hướng dẫn các bạn sử dụng StringTokenizer trong java để cắt chuỗi, tách chuỗi một cách vô cùng đơn giản và nhanh chóng, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết hướng dẫn lập trình java tiếp theo, đừng quên subcribe kênh Youtube để ủng hộ mình ra thêm các video cũng như bài viết mới nhé các bạn ! chúc các bạn thành công !