Bài 1: Laravel là gì? hướng dẫn cài đặt laravel bằng Composer

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt Laravel, sau đó chúng ta sẽ đi tìm hiểu cấu trúc thư mục chuẩn của một project Laravel sau khi cài đặt.

test php

banquyen png

Bài viết này được đăng tại

freetuts.net

, không được copy dưới mọi hình thức.

Trong 5 năm đổ lại đây thì Laravel được đánh giá là một PHP framework tương lai, bởi nó sử dụng rất nhiều công nghệ, áp dụng mọi thay đổi về phiên bản của PHP. Vì vậy, khi làm việc với Laravel là bạn sẽ liên tục cập nhật những cái mới nhất.

1. Laravel là gì ?

laravel png

Laravel là một PHP framework, có mã nguồn mở và miễn phí, được xây dựng nhằm hỗ trợ phát triển các phần mềm, ứng dụng, theo kiến trúc MVC. Hiện nay, Laravel đang là PHP framework phổ biến nhất và tốt nhất. Vậy những lý do khiến Laravel được biết đến rộng rãi là gì?

Những lý do khiến Laravel trở nên rộng rãi là:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

  • Cú pháp dễ hiểu – rõ ràng
  • Hệ thống đóng gói modular và quản lý gói phụ thuộc
  • Nhiều cách khác nhau để truy cập vào các cơ sở dữ liệu quan hệ
  • Nhiều tiện ích khác nhau hỗ trợ việc triển khai vào bảo trì ứng dụng.
  • Liên tục cập nhật công nghệ và tích hợp vào bên trong core

2. Cấu hình yêu cầu khi cài đặt laravel

Ở đây mình dùng phiên bản 8.x nên yêu cầu như sau:

  • PHP >= 7.3
  • BCMath PHP Extension
  • Ctype PHP Extension
  • Fileinfo PHP Extension
  • JSON PHP Extension
  • Mbstring PHP Extension
  • OpenSSL PHP Extension
  • PDO PHP Extension
  • Tokenizer PHP Extension
  • XML PHP Extension

3. Các bước cài đặt Laravel chi tiết

Đầu tiên các bạn phải kiểm tra xem trong máy của mình đã có biến môi trường PHP hay chưa, nếu chưa có thì bạn cài đặt thêm vào nha, sau đó bạn tiến hành cài đặt Laravel.

Bước 1: Cài đặt Composer

Composer là một công cụ quản lý các thư viện trong PHP (Dependency Management), công cụ này giúp ta tiết kiệm khá nhiều thời gian với các gói thư viện cần thiết mà project của bạn cần sử dụng, bạn chỉ cần khai báo nó, composer sẽ tự động tải code của các thư viện về thông qua một server cộng đồng.

Nếu bạn chưa biết về nó thì hãy xem thêm tại bài viết Composer là gì nhé.

1. Đầu tiên các bạn lên trang chủ getcomposer.org và download file composer_setup.exe về, sau đó nhấn dúp chuột để bắt đầu cài đặt. Một giao diện hiện ra, hãy click Next.

composer buoc 1 png

2. Tại đây nó sẽ yêu cầu bạn chọn trình command line muốn dùng, hãy chọn và click Next.

composer buoc 2 png

3. Tiếp tục nhấn Next

composer buoc 3 png

4. Nhấp vào Finish để kết thúc

composer buoc 4 png

Sau khi cài đặt xong thì bạn hãy tiến hành kiểm tra xem composer đã được cài đặt thành công chưa nha, nếu nó xuất hiện như này là bạn đã cài đặt thành công rồi.

composer buoc 5 png

Ok! giờ chúng ta bắt đầu tiến hành tạo 1 project laraver đầu tiên nhé!

Bước 2: Tạo project Laravel

Mình sẽ tạo một project tên là laravel-tutorial nha. Bạn nhấn shift + click chuột phải chọn như mình nha

composer buoc 7 png

Sau đó, dùng lệnh này để tạo project nha

composer create-project --prefer-dist laravel/laravel laravel-tutorial

Tiến hành cài đặt thôi

install laravel png

Sau khi cài đặt xong, chúng ta dùng lệnh cd để đi đến project đã tạo. Ở đây, mình là cd laravel-tutorial

Dùng lệnh

php artisan serve

để chạy project, sau khi khởi chạy thành công, ta sẽ được như thế này

composer buoc 6 png

Vậy là mình đã hướng dẫn các bạn cách cài đặt laravel thành công.

3. Tìm hiểu cấu trúc thư mục của Laravel 8x

Khi bt xong Laravel thì sẽ nhận được một cấu trúc thư mục dạng nhưu sau:

|--- app/

│      |--- Console

│      |--- Exceptions

│      |--- Http

│      │   |--- Controllers/

│                          |--Controller.php

│      │   |--- Middleware

│      │   └──  Kernel.php

│      |--- Providers

|      └--- User.php

|--- bootstrap/

|--- config/

|--- database/

|--- public/

|          |--- ...

|          |--- index.php

|--- resources/

|             |--- js

|                |--- lang  

|             |--- sass

|             |--- views

|--- routes/

|          |--- api.php

|             |--- channels.php  

|          |--- console.php

|          |--- web.php

|--- storage/

|--- tests/

|--- vendor/

|--- .env

|--- .env.example

|--- .gitattributes

|--- .gitignore

|--- .styleci.yml

|--- artisan

|--- composer.json

|--- composer.lock

|--- package.json

|--- phpunit.xml

|--- README.md

|--- readme.md

|--- server.php

|--- webpack.mix.js

– Chú thích:

  • app: Thư mục app, chứa tất cả các project được tạo, hầu hết các class trong project được tạo đều ở trong đây. Không giống các framework khác, các file model không được chứa trong một thư mục riêng biệt mà được chứa ngay tại thư mục app này.

    • Console: Chứa các tập tin định nghĩa các câu lệnh trên artisan.

    • Excerption: Chứa các tập tin quản lý, điều hướng lỗi.

    • Http

      • Controllers : Chứa các controllers của project.

      • Middleware: Chứa các tập tin lọc và ngăn chặn các requests.

      • Kernel.php: Cấu hình, định nghĩa Middleware.

    • Providers: Chứ các providers thực hiện việc binding vào service container(ở phần nâng cao mình sẽ nói sau).

    • User.php: Là model User mà Laravel tự địn sẵn cho chúng ta.

  • bootstrap:Chứa tập tin điều hướng hệ thống.

  • config: Chứa mọi tập tin cấu hình của Laravel.

  • database: Chứa các thư mục tập tin vềdatabase.

    • migrations: Chứa các tập tin định nghĩa,khởi tạo và sửa bảng.

    • seeds: Chứa các tập tin định nghĩa dữ liệu insert(thêm) vào trong database.

    • factories: Chứa các tập tin định nghĩa các cột bảng dữ liệu để tạo ra các dữ liệu ảo.

  • public: Chứa các tập tin css, js, image.

    • index.php: Đây là tệp tin root của Laraver

  • resources: Thư mục resources, chứa những file view và raw, các file biên soạn như LESS, SASS, hoặc JavaScript. Ngoài ra còn chứa tất cả các file lang trong project.

– resources/views: Thư mục views, chứa các file view xuất giao diện người dùng.

  • routes: Thư mục routes, chứa tất cả các điều khiển route (đường dẫn) trong project. Chứa các file route sẵn có: web.php, channels.php, api.php, và console.php.

– file api.php, điều khiển các route của ứng dụng, như route của ứng dụng User (đăng ký, đăng nhập, …).

– file web.php, điều khiển các route của view, như route của trang top, sản phẩm, …

  • storage: Thư mục storage, chứa các file biên soạn blade templates của bạn, file based sessions, file caches, và những file sinh ra từ project.

– Thư mục app, dùng để chứa những file sinh ra từ project.

– Thư mục framework, chứa những file sinh ra từ framework và caches.

– Thư mục logs, chứa những file logs.

– Thư mục /storage/app/public, lưu những file người dùng tạo ra như hình ảnh

  • tests: Thư mục tests, chứa những file tests, như PHPUnit test.

  • vendor: Chứa các thư viện của composer.

  • .env: Là tập tin cấu hình chính của laravel như key app,database.

  • .env.example: Tệp tin cấu hình mẫu của laraver.

  • composer.json: tập tin của composer.

  • composer.lock: tập tin của composer.

  • package.js: Tập tin cấu hình của nodejs (chứa các package cần dùng cho projects).

  • phpunit.xml: Là tập tin xml của phpunit dùng để testing project.

  • server.php: Là tập tin để artisan trỏ đến tạo server khi gõ lệnh php artisan serve .

  • artisan: Tập tin thực thi lệnh của Laravel.

  • webpack.mix.js: file webpack.mix.js, file dùng để build các webpack.

Ở trên minhf đã giới thiệu cho các bạn chi tiết cấu trúc thư mục của Laravel

4. Kết bài

Qua bài này, mình đã giới thiệu cho các bạn cách cài đặt và cấu trúc thư mục của Laravel. Ở những bài sau mình sẽ đi vào chi tiết từng phần để giúp các bạn hiểu rõ hơn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài tiếp theo nha.

Hẹn gặp lại các bạn trong những bài học tiếp theo của mình nha!!!!!!!!!!.