Bài 10 Nhập, Xuất và Định dạng dữ liệu trong C++ (Input and Output) Howkteam – Bài 10: NHẬP, XUẤT VÀ – StuDocu

Bài 10: NHẬP, XUẤT VÀ

ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU

TRONG C++ (INPUT

AND OUTPUT)

Xem bài học trên website để ủng hộ Kteam: Nhập, Xuất và Định dạng dữ liệu trong C++
(Input and Output)

Mọi vấn đề về lỗi website làm ảnh hưởng đến bạn hoặc thắc mắc, mong muốn khóa học mới,
nhằm hỗ trợ cải thiện Website. Các bạn vui lòng phản hồi đến Fanpage How Kteam nhé!

Dẫn nhập

Ở bài học trước, bạn đã nắm được KIỂU LUẬN LÝ & CƠ BẢN VỀ CÂU ĐIỀU
KIỆN IF TRONG C++ (Boolean and If statements basic). Trong mỗi bài học
trước, đều có những ví dụ liên quan đến việc xuất một thông tin nào đó ra
màn hình console, nhưng có thể mình chưa nói kỹ về phần này.

Hôm nay, mình sẽ giải thích chi tiết về Nhập, Xuất và Định dạng dữ liệu
trong C++ (Input and Output)
.

Nội dung

Để đọc hiểu bài này tốt nhất các bạn nên có kiến thức cơ bản về các phần:

 BIẾN TRONG C++ (Variables)
 CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN TRONG C++ (Integer, Floating point,
Character, Boolean)

Trong bài ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề:

 Xuất dữ liệu với std::cout trong C++
 Xuất dữ liệu với std::cin trong C++
 Định dạng dữ liệu nhập xuất trong C++

Xuất dữ liệu với std::cout trong C++

Đối tượng std::cout là một đối tượng được định nghĩa trong
iostream library thuộc namespace std
, dùng để hiển thị một thông
tin nào đó lên thiết bị xuất chuẩn (mặc định là màn hình). Toán tử <<
(insertion operator)
được dùng chung với std::cout, cho biết
hướng đi của data từ r-value đến màn hình console.

Trong mỗi bài học trước, đều có những ví dụ liên quan đến việc sử dụng đối
tượng std::cout để xuất một thông tin nào đó ra màn hình console. Một ví dụ
kinh điển về chương trình mà bất cứ một developer nào cũng từng viết mỗi
khi học một ngôn ngữ mới:

#include <iostream>
using namespace std;

int main()
{
cout << “Hello HowKteam”; // in lên màn hình dòng chữ “Hello
HowKteam”
return 0;
}

Bạn có thể sử dụng toán tử << (insertion operator) nhiều lần để in nhiều
thông tin trên cùng một dòng. Ví dụ:

#include <iostream>
using namespace std;

int main()

Với std::endl sẽ xóa output buffer mỗi khi nó được gọi, trong khi
‘\n’ thì không.

Vậy, khi nào nên sử dụng std::endl‘\n’:

Nên sử dụng std::endl khi bạn cần đảm bảo output của bạn có ngay
lập tức (Vd: khi viết một record vào một file, hoặc khi update một thanh
tiến trình). Nhưng nên hạn chế sử dụng std::endl khi làm việc với file
I/O để tránh việc phải flush buffer liên tục dẫn đến việc phải truy cập
các file I/O thường xuyên (giảm hiệu suất).
 Ngoài ra, những trường hợp khác nên sử dụng ‘\n’.

Nhập dữ liệu với std::cin trong C++

Đối tượng std::cin là một đối tượng được định nghĩa trong iostream library
thuộc namespace std
, dùng để đọc một thông tin nào đó từ thiết bị nhập
chuẩn
(mặc định là bàn phím), sau đó lưu thông tin đó vào một biến. Toán
tử >> (extraction operator) được dùng chung với std::cin , cho biết hướng
đi của data từ màn hình console vào một biến
.

Bên dưới là một chương trình yêu cầu người dùng nhập một số, sau đó xuất
số vừa nhập ra màn hình:

#include <iostream>
using namespace std;

int main()
{
int n{ 0 };

// thông báo yêu cầu user nhập tuổi
cout << “Enter your age: “;

// đọc giá trị từ console và lưu vào biến n
cin >> n;

// in giá trị biến n (tuổi) lên màn hình

cout << “Your age: ” << n << endl;
return 0;
}

Outputs:

Ở chương trình trên, nếu bạn nhập vào một số thực , khi số đó được lưu vào
biến n thì C++ sẽ ép kiểu ngầm định số thực vừa nhập về số nguyên , tức là
phần thập phân sẽ bị mất đi.

Ví dụ:

Nếu bạn đang cố gắng nhập một giá trị bất kỳ không phải là số , hoặc một
số nằm ngoài phạm vi kiểu dữ liệu của biến đó
, thì giá trị đó sẽ không
được gán cho biến
. Lúc này, giá trị biến sẽ không thay đổi.

Ví dụ:

Outputs:

Trong chương trình trên, 6 và 9 cách nhau bởi ký tự khoảng trắng, 1969 nằm ở
một dòng mới. Đối tượng std::cin đã lưu được 3 giá trị vào mỗi biến tương
ứng.

Định dạng dữ liệu nhập xuất trong

C++

Trong C++, bạn có thể định dạng dữ liệu nhập xuất cho thiết bị nhập xuất
chuẩn
(bàn phím, màn hình console), hoặc có thể định dạng dữ liệu nhập
xuất cho file văn bản
.

Để định dạng dữ liệu, bạn cần thêm chỉ thị #include <iomanip> vào đầu
chương trình. Thư viện này chứa các toán tử định dạng (manipulator).

Ví dụ: std::endl cũng là một manipulator thuộc <iostream> library. Bên
dưới là những manipulator khá thông dụng trong C++:

 Toán tử std::setw(n): xác định độ rộng dành cho của dữ liệu xuất.
Khi sử dụng std::setw(n) , các khoảng trắng sẽ được thêm vào bên
trái hoặc bên phải dữ liệu xuất ( để tổng số ký tự là n ). Dữ liệu khi in
ra sẽ được canh trái hoặc canh phải.
 Toán tử std::leftstd::right dùng chung với std::setw(n) để canh lề
trái hoặc lề phải.
 Toán tử std::setfill(ch) dùng chung với std::setw(n) để quy định ký tự
ch được thêm vào thay vì dùng khoảng trắng mặc định. Ví dụ: nếu
dùng std::setfill(‘-’) thì dấu ‘-‘ sẽ được thay cho khoảng trắng.

Ví dụ:

#include <iostream>
#include <iomanip> // for std::setw(n), std::setfill(ch), std::left, std::right
using namespace std;

int main()
{
cout << “Kteam Solutions and Entertainment” << endl;
cout << “HowKteam” << endl << endl;

cout << setw(5) << left << “ID”; // độ rộng 5 ký tự, canh trái ID
cout << setw(30) << left << “Name”; // độ rộng 30 ký tự, canh trái
Name
cout << setw(20) << right << “Address” << endl; // độ rộng 20 ký tự,
canh phải Address

cout << setfill(‘-‘); // set fill bằng ký tự ‘-‘ thay vì ‘ ‘
cout << setw(55) << “-” << endl; // fill 55 ký tự ‘-‘

// reset fill bằng ký tự ‘ ‘
cout << setfill(‘ ‘);

// in thông tin theo format như trên
cout << setw(5) << left << 1;
cout << setw(30) << left << “Nguyen Doan Ngoc Giau”;
cout << setw(20) << right << “Sai Gon” << endl;

cout << setw(5) << left << 2;
cout << setw(30) << left << “Tran Kim Long”;
cout << setw(20) << right << “Da Lat” << endl;

cout << setw(5) << left << 3;
cout << setw(30) << left << “Nguyen Son Tung”;
cout << setw(20) << right << “Dong Nai” << endl;
return 0;
}

Outputs:

 Toán tử std::setprecision(n) quy định độ chính xác khi in số thực , n
là tổng các chữ số khi in. Toán tử này đã được hướng dẫn kỹ trong bài
SỐ TỰ NHIÊN VÀ SỐ CHẤM ĐỘNG TRONG C++ (Integer, Floating
point).

Kết luận

Qua bài học này, bạn đã nắm được các thao tác Nhập, Xuất và Định dạng dữ
liệu trong C++ (Input and Output), và đã biết được những kinh nghiệm cũng
như kỹ thuật liên quan đến nhập xuất trong C++.

Ở bài tiếp theo, bạn sẽ được học một khái niệm mới có liên quan đến biến
(variables) và rất hay gặp trong lập trình, đó là: HẰNG SỐ TRONG C++
(Constants)

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy để lại bình luận hoặc góp ý của mình
để phát triển bài viết tốt hơn. Đừng quên “ Luyện tập – Thử thách – Không
ngại khó
”.