Các bước chỉnh âm thanh karaoke hay

CÁCH CHỈNH AMPLY HÁT KARAOKE

 

Nhiều lần bạn tự hỏi không biết tại sao âm thanh karaoke không được như ý, chất lượng giảm khi lên cao, giọng bị méo vỡ tiếng. Tiếng nhạc và tiếng micro không hài hòa, cảm giác mệt mỏi khi hát. Nguyên nhân là nằm ở cách căn chỉnh amply của bạn chưa phù hợp với bộ loa, micro,.. Việc căn chỉnh amply hát karaoke rất quan trọng, nó sẽ giúp cho người hát cảm thấy thoải mái hơn, giọng ca chân thực hơn, nhẹ nhàng hơn, bay bổng..

Chính vì vậy ở bài viết này, Thiên Vũ xin chia sẻ cách chỉnh âm thanh karaoke chuẩn mang sự trải nghiệm karaoke cao cấp thỏa mãn niềm đam mê ca hát bất tận của bạn.

 

 

Clip hướng dẫn cách chỉnh âm thanh karaoke.

 

HƯỚNG DẪN CÁCH CHỈNH AMPLY HÁT KARAOKE HAY NHẤT

Bước 1 : Tắt Amply. Cắm micro vào đúng vị trí đồng thời chỉnh tất cả các nút điều chỉnh về vị trí 12h, vặn nút Volume của mic và music về mức 0.

Bước 2 : Chỉnh volume tổng và volume micro, xoay các nút như Balance, Echo, Mid, Low, Hi, Rpt đến vị trí ở giữa (Norman ) của amply karaoke.

Bước 3 : Bật nguồn amply và chỉnh micro karaoke trước. Chỉnh giọng hát với người thích thiên trầm, nhiều chất Bass thì ta vặn nút LO của micro khoảng từ 12h-1h, giọng thiên treble thì vặn HI tương tự, còn với những người giọng yếu bắt buộc phải đưa volume Mid của Micro từ 10h-1h, hát sẽ đỡ bị mệt. Tuy nhiên, nếu lạm dụng tăng tối đa Mid và Hi sẽ gây ra tiếng rít.

Mẹo: Nói số 4 và 7 là để thử âm trầm (LO), khi nói không bị ù và bập bùng. Số 6 và 9 là để thử âm cao (HI), khi nói không bị xé tiếng. Số 2 thử âm trung (MID), tiếng nói thể hiện được rõ ràng, không bị quá thô, nhức.

Nút VOL: âm lượng vang nhại của tiếng hát. Không nên để qua thấp dưới 10h, hát sẽ bị mệt

Nút LO: độ vang nhại của âm trầm của Mic

Nút HI: độ vang nhại âm cao của Mic

Nút RPT: độ dài của vang. Mẹo: Để từ 11h-12h

Nút DLY: là độ nhanh chậm của vang. Mẹo: Để từ 12h-1h. Khi nào âm vọng lại 4-5 lần là vừa đủ.

Tùy vào không gian, độ rộng của phòng, tiêu âm, cách âm phòng hát mà tăng giảm mức cho các nút Echo, Dly, Rpt sao cho giọng nói không quá vang, không lặp đi lặp lại nhiều quá mà tiếng vẫn tròn. Có thể thử bằng tiếng nói hoặc hát một đoạn không có nhạc để nghe được chính xác hơn.

Trên thực tế, có những lúc khi chỉnh micro rất tốt rồi nhưng khi đưa nhạc vào là rít không hát được mặc dù loa cũng đã lắp đặt chuẩn theo nguyên tắc vậy vấn đề ở đây các bạn lưu ý tần số cao (Hi) của cả Micro, Echo và Master Tổng.

Âm lượng (Vol) của tổng không nên để quá thấp, nên giữ ở mức 11h-12h. Nếu cần điều chỉnh âm lượng của nhạc, chỉnh âm lượng (Vol) ở Music, Nếu muốn tiếng mic nhỏ, chỉnh (Vol) ở Mic.

Tương tự, LO, MID, HI là âm trầm, trung, cao của tổng. Nên để trong khoảng 11h-1h.

+Bước 4 : Chỉnh ECHO, độ vang nhại của tiếng hát.

+Bước 5 : Chỉnh Music. Sau khi chỉnh micro karaoke xong tăng volume music (nhạc) sao cho tiếng nhạc không lớn hơn tiếng micro đã chỉnh, nếu như xuất hiện hiện tượng rít phải giảm chiết áp Hi ở vỉ Master.

+Bước 6 : Chỉnh Master (tổng)

Lưu ý khi chỉnh Mic và amply :

1 . Khi hát mà ta thấy giọng bị nặng thì tăng nút Mid của line lên, các bạn nhớ vặn từ từ không đột ngột sẽ gây ra tiếng hú.

2. Nếu ta muốn tiếng được nhuyễn và xịt xịt thì ta tăng thêm một chút ở nút Hi trên line Micro và line Echo tổng.

3. Nếu tiếng hát không được dày, ta tăng nhẹ nhàng nút Echo trên line Micro và nút Low trên line Echo tổng

4. Khi ta tăng những nút trên ta phải vặn từ từ và nhẹ nhàng tránh bị hú dễ dẫn đến hư loa.

5. Nếu hệ thống bị hú thì hướng xử lý nhanh nhất là giảm một chút Volume trên line micro hoặc nút Echo và nút trên line micro.

6. Micro không tốt cũng một phần khiến âm thanh bị hú, micro giá rẻ hoặc chất lượng kém hát nhẹ nhưng tiếng sẽ không thật và dễ bị hú.

 

Tham khảo thêm:

 

Khi hoàn thành căn chỉnh, hệ thống karaoke của bạn đã có được sự ổn định phù hợp và chất lượng.

Chúc bạn thành công.