Các công cụ xử lý màu sắc trên ảnh

Bùi Văn Hai – SV K10 Công nghệ thông tin

    Bạn tình cờ, vô tình thấy 1 bức ảnh đẹp và đam mê nó, bạn muốn tạo ra những bức ảnh còn đẹp hơn thế, và thế là bạn bắt đầu tìm đến phần mềm có  tên gọi là Photoshop (Đây là bài tiếp theo của bài :

Hướng dẫn bài tập Photoshop ”)

Bài 03: Các công cụ xử lý màu sắc trên ảnh

    Xin chào tất cả các bạn! chào các bạn đã đến với bài số 3 nói về chủ đề Tự học Photoshop qua internet. Trong bài số 1 và số 2, mình đã giới thiệu cho các bạn biết về cách làm việc của Photoshop về các công cụ làm việc, cắt ghép ảnh – hiệu ứng cơ bản và một số bài tập. Trong bài này mình xin giới thiệu với các bạn các công cụ chỉnh sửa, xử lý màu sắc.

    Màu sắc là một phần quan trọng nhất trong việc tạo ra một bức ảnh đẹp:

Quá nhiều màu

: Nếu chỉnh sửa màu quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho hình ảnh và được xem như ảnh chụp bằng photoshop hoặc “fake”.

Quá ít màu sắc

: Nếu để xẩy ra hiện tượng không đủ màu sắc có thể dẫn đến hình ảnh trông ngu si đần độn. Đặc biệt là khi chụp raw (và khi ảnh chụp bị quá tối)

Tìm được sự cân bằng đúng là vô cùng quan trọng và việc sử dụng công cụ xử lý màu sắc là một phần không thể thiếu để tạo ra sự cân bằng màu sắc hoàn hảo trong bức ảnh của bạn.

1. Giới thiệu về các công cụ xử lý màu sắc Adjustments Layers


Adjustment Layers

trong Photoshop là một nhóm rất hữu ích gồm các công cụ chỉnh sửa ảnh không phá hủy thêm màu sắc và hiệu chỉnh hỉnh ảnh của bạn rõ ràng, sắc nét mà không cần thay đổi pixel. Với các lớp điều chỉnh (Adjustment Layers), bạn có thể chỉnh sửa và loại bỏ hoặc khôi phục lại hình ảnh ban đầu của bạn bất cứ lúc nào.

1.1 Vibrance

Trên thanh công cụ Image > Adjustments > Vibrance. Khi đó Vibrance sẽ xuất hiện

    Vibrance

là lớp điều chỉnh sửa đổi các màu sắc của hình ảnh theo một trong hai cách:

Thanh trượt Saturation tăng cường (đổ đậm) tất cả các màu sắc lên cùng một lượng (tức là khi kéo lên sẽ làm bật lên chi tiết các màu) trong khi thanh trượt Vibrance tăng cường các màu ít bảo hòa nhất trong khi giử nguyên màu đã bão hòa. Mục đích tăng Vibrance là làm tăng màu sắc rõ ràng của hình ảnh mà không làm quá mức các phần đã bão hoà.

1.2 Hue/Saturation

Công cụ Hue/Saturation: Image > Adjustments > Hue/Saturation ( Ctrl + U )

Hue/Saturation

là lớp điều chỉnh sửa đổi đa màu sắc, theo cách nhìn cảm nhận (intuition) hơn. Muốn hiểu điều này ta cần nhắc lại một chút về lý thuyết màu sắc.

RGB

là hệ thống màu tổ hợp của ba màu chính là R(Red), G(Green) và B(Blue), mỗi giá trị này cung cấp 256 giá trị có thể có của màu đỏ, xanh lục hoặc xanh dương trong một màu bất kỳ mà bạn thấy. Điều này xảy ra khi bạn xem hình trên LCD, mỗi màu sắc bạn nhìn thấy được tổng hợp từ 3 nguồn sáng với 3 màu chính (màu đỏ, xanh lục, xanh dương)

HSL

là hệ thống màu tổ hợp theo 3 trục chính là H(Hue), S(Saturation) và L(Lightness), mỗi giá trị này thuộc một phạm vi khác nhau: 0 ≤ H < 360, 0% ≤ S ≤ 100% and 0% ≤ L ≤ 100%.

Hue

là màu sắc mà chúng ta nhìn thấy phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng được phản xạ hoặc sản xuất ra. Màu sắc được đo theo góc sắp xếp trên hình tròn và giúp chúng ta dễ cảm nhận sự thay đổi hơn so với hệ tọa độ RGB.

Saturation

(độ bão hòa) đề cập đến sự tinh khiết và cường độ của một HUE đã cho. 100% độ bão hòa nghĩa là không có thêm màu xám cho màu sắc. Màu sắc hoàn toàn tinh khiết. Ở một cực khác, một màu với độ bão hòa 0% xuất hiện như một màu xám trung bình.

Lightness

(Độ sáng) đo mức độ tương đối của màu đen hoặc trắng đã được pha trộn với một màu sắc nhất định. Thêm màu trắng làm cho màu sắc nhẹ hơn (sáng thêm nhưng mờ hơn) và thêm màu đen làm cho nó tối hơn (tạo bóng đen).

  

Các nhà xây dựng mô hình HSL đã lấy một khối lập phương RGB với lượng sáng màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương với R, G, B

[0, 1] – và nghiêng nó ở góc sao cho màu đen nằm ở gốc với màu trắng nằm trên trục thẳng đứng, sau đó đo màu sắc(HUE) của khối theo góc cạnh của trục đó, bắt đầu bằng màu đỏ ở 0 °. Giải thuật đổi từ RGB sang HSL xem ( http://www.rapidtables.com/convert/color/rgb-to-hsl.htm ).


1.3 Color Balance

Công cụ Color Balance: Image > Adjustments > Color Balance ( Ctrl + B)

Color Balance

thay đổi hỗn hợp của màu sắc trong ảnh, giúp tăng / giảm các kênh màu trong ảnh. Đây là công cụ cho người quen dùng hệ thống RGB.

1.4 Photo Filter

Công cụ Color Balance: Image > Adjustments > Photo Filter

Công cụ Photo Filter

là công cụ phủ kiểu màu nào đó lên trên một tấm hình của các bạn.

1.5  Channel Mixer

Công cụ Chanel Mixer: Image > Adjustments > Chanel Mixer

Channel Mixer

xử lý màu sắc trên các kênh cụ thể theo cách thức pha trộn. Ví dụ bạn chọn kênh ra (output chanel) màu xanh, bạn sẽ có thể tăng màu xanh vào ảnh; khi kéo thanh trượt trên các kênh nguồn (source chanel) bạn sẽ thấy các khu vực màu kênh nguồn của ảnh sẽ bị pha thêm màu xanh (kênh ra). Công cụ này cho phép bạn điều hướng màu sắc theo cách bạn mong muốn.

1.6  Gradient Map

Công cụ Gradient Map: Image > Adjustments > Gradient Map

Công cụ này chuyển đổi các dải màu của một hình ảnh đến một điền tùy chỉnh gradient. Các công cụ Gradient Map đi kèm với một loạt các gradient khác nhau.

Công cụ này thì cũng tương tự như công cụ Photo Filter. Nó cũng phủ lớp màu lên trên tấm hình của chúng ta, tuy nhiên màu phủ này không đơn nhất mà trả dài từ màu này sang màu khác (gradient). Các bạn sử dụng gradient editor để chọn lựa dãy màu. Việc phủ này tác động lên màu tối và màu sáng.

1.7  Shadows / Highlights

Công cụ Shadows / Highlights: Image > Adjustments > Shadows/Highlights

Công cụ này chuyển đổi độ đậm nhạt màu của một hình ảnh: shadows tác động lên độ sâu, còn highlight tác động lên đường nét.

1.8  Replace colors

Công cụ Replace colors: Image > Adjustments > Replace colors

Công cụ này thay đổi màu sang một màu khác trên một hình ảnh: đầu tiên bạn chọn màu muốn đổi (có thể điều chỉnh phạm vi rộng hẹp), sau đó chọn màu thay thế trên bảng màu (hoặc chọn theo hệ tọa độ HSL).

1.9  Selective colors

Công cụ Selective colors: Image > Adjustments > Selective colors

Công cụ này thay đổi màu sang một màu khác giống như trên nhưng chỉ dành cho một kênh được chọn.

2. Thao tác xử lý màu sắc trên một ảnh ví dụ


Với Ảnh ruộng hoa trên ta có nhận xét sau:  ảnh đẹp, rõ ràng nhưng hơi mờ nhạt về màu, hơi thiếu xanh, hơi bị phủ mờ nhẹ. Chúng ta sẽ xử lý màu của nó.

Chọn công cụ vibrance, thay đổi thanh trượt vibrance và saturation để làm cho màu xanh hơn và nhiều chi tiết hơn.

Tiếp theo chọn Image > auto color để xử lý hiện tượng lệch màu: loại bỏ màu phủ đều trên tấm hình làm lệch màu (ở đây là màu xanh lá mạ gồm màu xanh cộng với màu vàng).

Bạn muốn làm cho màu xanh tăng thêm một chút: trước tiên bạn dùng magic wand tool chấm trên hình vào điểm màu xanh cần làm đậm, có thể thay độ dễ tăng lên để mở rộng khu vực chọn sao cho chọn càng nhiều lá càng tốt. Để vùng chọn không quá nét, bạn dùng image > Modify > feather, chọn vùng bán kính 2 pixels. Sau đó bạn đảo ngược vùng chọn lại tức là bạn chọn những cánh hoa, dùng image > inverse (Shift +Ctrl+J).

Dùng Ctrl+J để nhân màu hoa lên một layer mới, nhằm giảm tác động lên cánh hoa (đã đẹp rồi).

Trên layer nền bạn dùng color balance để tăng màu cho midtone và hightlight một chút xanh (green). Bạn có thể xem lại: nếu tắt layer cánh hoa thì bạn sẽ thấy màu xanh tăng thêm vào toàn bộ hình ảnh(kể cả trên cánh hoa vàng !); nhưng khi mở thêm layer cánh hoa thì hình sẽ đạt được ý đồ mong muốn.

Ảnh sau khi thao tác:

3. Bài tập

Chỉnh sửa màu sắc hình ảnh dưới đây bằng cách áp dụng các công cụ trên:

Đón xem kỳ sau: “Bài 03: Các công cụ xử lý màu sắc trên ảnh (tiếp theo)”.