Các thao tác trên Mảng ký tự (C-style strings) | How Kteam

Dẫn nhập

Ở bài học trước, mình đã chia sẻ cho các bạn bản chất và cách sử dụng MẢNG KÝ TỰ TRONG C++ (C-style strings).

Hôm nay, mình sẽ giới thiệu cho các bạn về Các thao tác trên Mảng ký tự (C-style strings) trong C++.

Nội dung

Để đọc hiểu bài này tốt nhất các bạn nên có kiến thức cơ bản về:

Trong bài ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề:

  • Một số thao tác với mảng ký tự (C-style strings)

Một số thao tác với mảng ký tự (C-style strings)

Ngôn ngữ C++ cung cấp nhiều hàm để thao tác với mảng ký tự (C-style strings), những hàm này được định nghĩa bên trong thư viện <cstring>.

Trong bài học này, mình sẽ giới thiệu một số hàm thường được sử dụng nhất trong C++.

Xem độ dài mảng ký tự (C-style strings)

Để biết được độ dài mảng ký tự (không bao gồm ký tự null ‘\0’), bạn có thể sử dụng hàm strlen().

#include <iostream>
#include <cstring>
using namespace std;

int main()
{
	char szTeam[20] = "Kteam"; // mảng có 20 phần tử (5 ký tự thường, 15 ký tự '\0')
	cout << "Team cua tui: " << szTeam << endl;
	cout << szTeam << " co " << strlen(szTeam) << " ky tu." << endl;
	cout << szTeam << " co " << sizeof(szTeam) << " phan tu trong mang." << endl;

	return 0;
}

Output:

Các thao tác trên Mảng ký tự (C-style strings)

Lưu ý: Hàm strlen() in ra số ký tự trước ký tự ‘\0’ null, trong khi sizeof() trả về kích thước của toàn bộ mảng.

Chuyển mảng ký tự (C-style strings) sang chữ hoa và chữ thường

Để chuyển 1 chuỗi từ chữ thường sang chữ in hoa và ngược lại, bạn có thể sử dụng 2 hàm:

  • strlwr

    (): chuyển chuỗi s thành chuỗi thường (‘A’ thành ‘a’, ‘B’ thành ‘b’, …, ‘Z’ thành ‘z’).

  • strupr

    (): chuyển chuỗi s thành chuỗi IN hoa (‘a thành ‘A’, ‘b’ thành ‘B’, …, ‘z’ thành ‘Z’).

Ví dụ:

#define _CRT_NONSTDC_NO_DEPRECATE
#include <iostream>
#include <cstring>
using namespace std;

int main()
{
	char szString1[] = "Hello Howkteam.com!";
	char szString2[] = "Hello Howkteam.com!";

	cout << "s1: " << szString1 << endl;
	cout << "s2: " << szString2 << endl;
	
	strlwr(szString1);
	strupr(szString2);
	cout << "s1: " << szString1 << endl;
	cout << "s2: " << szString2 << endl;

	return 0;
}

Output:

Các thao tác trên Mảng ký tự (C-style strings)

Một số compiler hiện đại thường cảnh báo về việc sử dụng hàm strlwr()strupr(), và yêu cầu lập trình viên thêm dòng lệnh #define _CRT_NONSTDC_NO_DEPRECATE vào đầu chương trình để có thể sử dụng hàm strlwr()strupr().

Trong C++ 11, bạn có thể sử dụng 2 hàm _strlwr_s()_strupr_s() để thay thế.

Sao chép mảng ký tự (C-style strings)

Để sao chép 1 chuỗi ký tự sang 1 chuỗi ký tự khác, bạn có thể sử dụng hàm strcpy().

#define _CRT_SECURE_NO_WARNINGS
#include <iostream>
#include <cstring>
using namespace std;

int main()
{
	char szSource[] = "Kteam";
	char szDest[20];

	// sao chép chuỗi szSource sang chuỗi szDest
	strcpy(szDest, szSource); 
	cout << "Source: " << szSource << endl;
	cout << "Dest: " << szDest << endl;

	return 0;
}

Output:

Các thao tác trên Mảng ký tự (C-style strings)

Chú ý: Khi sử dụng hàm này, chuỗi đích phải đủ lớn để chứa được chuỗi nguồn. Nếu không, vấn đề tràn mảng sẽ xảy ra.

Một số compiler hiện đại thường cảnh báo về việc sử dụng hàm strcpy() là không an toàn, và yêu cầu lập trình viên thêm dòng lệnh #define _CRT_SECURE_NO_WARNINGS vào đầu chương trình để có thể sử dụng hàm strcpy().

Trong C++ 11, hàm strcpy_s() được thay thế cho hàm strcpy(), hàm này có thêm 1 tham số cho phép xác định độ dài của chuỗi đích. Nếu chuỗi đích không đủ lớn để chứa chuỗi nguồn, compiler sẽ ném ra 1 assert trong debug mode, và kết thúc chương trình.

#include <iostream>
#include <cstring>
using namespace std;

int main()
{
	char szSource[] = "Howkteam.com";
	char szDest[5];

	// sao chép chuỗi szSource sang chuỗi szDest
	strcpy_s(szDest, 5, szSource); // 1 assert được ném ra trong debug mode
	cout << "Source: " << szSource << endl;
	cout << "Dest: " << szDest << endl;

	return 0;
}

Nối 2 mảng ký tự (C-style strings)

Để nối 1 chuỗi vào sau chuỗi khác, bạn có thể sử dụng hàm strcat().

#define _CRT_SECURE_NO_WARNINGS 
#include <iostream>
#include <cstring>
using namespace std;

int main()
{
	char szSource[] = "Howkteam.com!";
	char szDest[100] = "Hello";

	// nối chuỗi
	strcat(szDest, " "); // "Hello "
	strcat(szDest, szSource); // "Hello Howkteam.com!"
	cout << "Dest: " << szDest << endl;

	return 0;
}

Output:

Các thao tác trên Mảng ký tự (C-style strings)

Chú ý: Khi sử dụng hàm strcat(), chuỗi đích phải đủ lớn để chứa được thêm chuỗi mới được nối nào. Nếu không, vấn đề tràn mảng sẽ xảy ra.

Trong C++ 11, hàm strcat_s() được thay thế cho hàm strcat(), hàm này có thêm 1 tham số cho phép xác định độ dài của chuỗi đích. Nếu chuỗi đích không đủ lớn để chứa thêm chuỗi nguồn, compiler sẽ ném ra 1 assert trong debug mode, và kết thúc chương trình.

#include <iostream>
#include <cstring>
using namespace std;

int main()
{
	char szSource[] = "Howkteam.com!";
	char szDest[10] = "Hello";

	// nối chuỗi
	strcat_s(szDest, 10, " "); 
	strcat_s(szDest, 10, szSource); // 1 assert được ném ra trong debug mode
	cout << "Dest: " << szDest << endl;

	return 0;
}

So sánh 2 mảng ký tự (C-style strings)

Để so sánh hai chuỗi ký tự s1 s2 (phân biệt hoa thường), bạn có thể sử dụng hàm strcmp().

  • Giá trị trả về nhỏ hơn 0 nếu: chuỗi s1 < chuỗi s2
  • Giá trị trả về bằng 0 nếu: chuỗi s1 == chuỗi s2
  • Giá trị trả về lớn hơn 0 nếu: chuỗi s1 > chuỗi s2

Ví dụ:

#include <iostream>
#include <cstring>
using namespace std;

int main()
{
	char szString1[] = "howkteam.com!";
	char szString2[] = "Howkteam.com!";

	cout << "s1: " << szString1 << endl;
	cout << "s2: " << szString2 << endl;

	// so sánh 2 chuỗi
	int result = strcmp(szString1, szString2);
	if (result < 0)
		cout << "s1 < s2" << endl;
	else if (result > 0)
		cout << "s1 > s2" << endl;
	else
		cout << "s1 == s2" << endl;

	return 0;
}

Output:

Các thao tác trên Mảng ký tự (C-style strings)

Tìm kiếm chuỗi trong chuỗi

Để tìm vị trí xuất hiện đầu tiên của một chuỗi (s2) trong một chuỗi khác (s1), bạn có thể sử dụng hàm strstr().

  • Nếu tìm thấy: trả về con trỏ đến vị trí xuất hiện đầu tiên của chuỗi s2 trong chuỗi s1.
  • Nếu không tìm thấy: trả về NULL.

Khái niệm con trỏ sẽ được nhắc tới trong bài CON TRỎ CƠ BẢN TRONG C++(Pointers).

Ví dụ:

#include <iostream>
#include <cstring>
using namespace std;

int main()
{
	char szString1[] = "Hello Howkteam.com!";
	char szString2[] = "kteam";

	cout << "s1: " << szString1 << endl;
	cout << "s2: " << szString2 << endl;

	if (strstr(szString1, szString2) != NULL)
		cout << "Tim thay " << szString2 << " trong " << szString1 << endl;
	else
		cout << "Khong tim thay!" << endl;

	return 0;
}

Output:

Các thao tác trên Mảng ký tự (C-style strings)

Kết luận

Qua bài học này, bạn đã biết được Các thao tác trên Mảng ký tự (C-style strings) trong C++. Còn rất nhiều thao tác khác trên mảng ký tự, trong phạm vi bài học không thể đề cập hết được, các bạn hãy tự mình tìm hiểu và bình luận bên dưới để chia sẻ cho mọi người nhé.

Trong bài tiếp theo, mình sẽ giới thiệu cho các bạn TỪ KHÓA AUTO TRONG C++ (The auto keyword).

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy để lại bình luận hoặc góp ý của mình để phát triển bài viết tốt hơn. Đừng quên “Luyện tập – Thử thách – Không ngại khó”.

Thảo luận

Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên thư viện Howkteam.com để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.