Cấu Tạo Máy Tính Để Bàn Như Thế Nào

Trong thời buổi công nghệ hiện đại ngày nay, máy tính là một công cụ không thể thiếu. Chúng ta tiếp xúc với nó hầu như mỗi ngày. Thế nhưng đã có bạn nào từng thắc mắc cấu tạo của một chiếc máy tính gồm những bộ phận nào chưa?

CẤU TẠO MÁY TÍNH BÀN

Trong bài viết này Dilu Computer sẽ tổng hợp những thành phần cơ bản để tạo nên một máy vi tính hoàn chỉnh. Hy vọng có thể giúp ích cho những bạn đang muốn tìm hiểu về vấn đề này. Hãy cũng theo dõi bài viết này nhé!

Cấu tạo cơ bản của máy tính để bàn

Xem thêm:

Định Nghĩa Máy Tính

Máy tính ban đầu là một thiết bị điện tử được lập trình để có thể thực hiện các phép toán một cách tự động. Sau nay máy tính đã trở nên hiện đại hơn cho phép thực hiện nhiều tác vụ hơn bằng các tập hợp hành động gọi là chương trình. Một máy tính muốn hoạt động được cần có sự liên kết hoạt động của các bộ phận cần thiết.

Cấu Tạo Của Máy Tính Bàn

Mọi thiết bị điện tử muốn hoạt động được đều cần sự kết hợp hoàn chỉnh của các bộ phận ghép nên chúng. Ở đây chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến những bộ phận chính quan trọng liên quan đến sự vận hành của máy tính. Các bạn cùng đoán xem cấu tạo máy tính bàn gồm những bộ phận nào nhé!

1. CPU

CPU (viết tắt của Central Processing Unit) hay còn được gọi là bộ xử lý trung tâm. Đây có thể nói là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính. Đảm nhận nhiệm vụ xử lý tất cả thông tin đầu vào đến đầu ra. Cũng chính vì lẽ đó khi bạn muốn đầu tư một chiếc máy tính có cấu hình ổn áp. Thì CPU cũng sẽ là linh kiện khiến bạn tổn thất kinh tế nhiều nhất.

CPU là thành phần cấu tạo máy tính bàn

Vẫn có người lầm tưởng CPU là thùng máy tính để bàn. Nhưng thực chất nó chỉ là một con chip nhỏ. Có hình vuông hoặc hình chữ nhật được gắn bên trong thùng máy.

2. Mainboard

Mainboard hay bo mạch chủ thường được mọi người gọi tắt là Main. Đây là linh kiện có kích thước lớn nhất trong các linh kiện bên trong thùng máy tính. Nó đảm nhận vai trò cung cấp nguồn điện và là trung gian kết nối các bộ phận khác với nhau thành một khối thống nhất. Có thể tưởng tượng nó như nền móng để xây dựng tất cả các thành phần khác lên trên như CPU, Ram, Card màn hình, Chipset,…

Cấu tạo của Mainboard máy tính bàn

Ngoài ra Mainboard còn giúp máy tính có thể kết nối và sử dụng các thiết bị ngoại vi như: chuột, bàn phím, usb, Headphone, Microphone, màn hình,…

Tuy có thể khác nhau về cấu trúc tuỳ vào từng hãng sản xuất nhưng về cơ bản Mainboard gồm có: khe cắm PCI, chip cầu nam, chip cầu bắc, cổng kết nối nguồn, cổng kết nối quạt CPU, khe cắm DIMM, đầu nối nguồn, đầu nối IDE và PATA, kết nối SATA, cổng kết nối main, cổng kết nối usb, pin CMOS.

3. Bộ nhớ

RAM là viết tắt của Random Access Memory. Như cái tên, nó cho phép trực tiếp truy xuất dữ liệu ngẫu nhiên ở bất kỳ vị trí nào. Mọi dữ liệu trên RAM đều chỉ là lưu tạm thời nên chúng sẽ mất đi khi không còn được cung cấp nguồn điện.

Đối với hoạt động của máy vi tính, dung lượng RAM cũng đóng góp vai trò đáng kể. Nếu máy tính không đủ dung lượng ram cho các tác vụ có thể gây nên hiện tượng treo, giật do sử dụng vượt quá mức dung lượng hiện có. Hiện tượng này còn được gọi là tràn RAM.

Thành phần Ram tạo nên cấu hình cơ bản của máy tính desktop

Vậy RAM cần có dung lượng bao nhiêu thì được coi là đủ?

Có thể nói tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi người mà chúng ta có thể quyết định dung lượng cần thiết. Đối với những tác vụ  văn phòng đơn giản, khởi chạy đa phương tiện hoặc game nhẹ. Cũng nên đạt mức tối thiểu là 4GB đề thiết bị có thể thực hiện ổn định hơn. Còn đối với những tác vụ nặng hơn như đồ họa, dựng phim, game khủng,…Nếu có điều kiện thì bạn nên đầu tư RAM với dung lượng 16GB trở lên. Để quá trình sử dụng máy tính có những trải nghiệm tốt nhất.

4. Bộ nguồn

Nguồn máy tính có tên tiếng anh đầy đủ là Power Supply Unit(PSU) là nơi cung cấp điện năng cho tất cả các linh kiện phần cứng trên máy tính. Cấu tạo của một bộ nguồn máy tính gồm có: biến áp, bộ chỉnh lưu, bộ lọc nhiễu, bộ ổn áp, bộ bảo vệ. Nếu bạn muốn sở hữu một chiếc máy tính luôn hoạt động ổn định và có tuổi thọ bền bỉ. Hãy chú ý khi lựa chọn bộ nguồn cho thiết bị của mình nhé.

Bộ nguồn máy tính

5. Ổ cứng

Ổ cứng là nơi lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn toàn bộ dữ liệu trên máy tính của bạn cho đến khi ổ cứng bị hỏng, lỗi, hay bạn chủ động xóa chúng đi. Những dữ liệu này bao gồm tất cả tài liệu người dùng, hệ điều hành, phần mềm, ứng dụng,…

Có 2 loại ổ cứng được sử dụng phổ biến hiện nay đó là SSD (Solid State Drive) và HDD (Hard Disk Drive). Ngoài ra cũng có các loại ở cứng lai khác ít được sử dụng hơn như HHD ( Hybrid Hard Drive), SSHD( Solid State Hybrid Drive).

Ổ cứng máy tính SSD và HDD

6. Card màn hình

Card màn hình hay còn được gọi là VGA (Video Graphics Adaptor). VGA quyết định tốc độ xử lý trên máy tính của bạn. Bên trong VGA là GPU tên đầy đủ là Graphics Processing Unit. Bộ phận này phụ trách công việc chính là truyền tải và xử lý mọi vấn đề liên quan đến video, hình ảnh trên máy tính.

Card màn hình là thành phần quan trọng trong cấu tạo máy tính bàn

7. Thùng máy tính

Thùng máy tính giống như một ngôi nhà dùng để chứa đựng tất cả các bộ phận kể trên. Tạo thành một khối thống nhất có kết cấu chặt chẽ.

Hiện nay, chiều theo thị hiếu của người dùng thùng máy cũng đã được quan tâm rất nhiều về thiết kế cũng như kiểu dáng. Tùy theo từng nhu cầu và giá trị thùng máy sẽ được thêm hoặc bớt những tình năng được tích hợp bên trong.

Thùng CPU là vỏ máy giúp bảo vệ toàn bộ cấu hình của máy tính bàn

8. Màn hình máy tính

Màn hình máy tính để bạn là một bộ phận tách rời. Nơi hiển thị thông tin và là cầu nối giao tiếp giữa người dùng với máy tính. Đơn giản mà nói thì nếu không có màn hình bạn cũng không thể làm gì với chiếc thùng máy tính cả. Và ngược lại cũng vậy nên đây là 2 thành phần không thể tách rời.

Màn hình không thể thiếu trong thành phần bộ phận máy tính

9. Các thiết bị ngoại vi khác

Ngoài ra, để có thể làm việc hiệu quả với máy tính bạn cũng đến các thiết bị hỗ trợ như bàn phím, chuột, tai nghe, usb,… Chúng hỗ trợ tối đa cho người dùng trong giao tiếp với máy tính bằng những tính năng như nhập, xuất, tăng cường lưu trữ.

Có những thiết bị ngoại vi không thể thiếu vì chúng mang tính gắn kết để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Cũng có những thiết bị chỉ được sử dụng khi người dùng muốn mở rộng chức năng nào đó trên máy tính.

Trên đây là tổng hợp các linh kiện phần cứng cơ bản để cấu tạo nên một bộ máy tính để bàn hoàn chỉnh. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về thiết bị mà mình đang sử dụng.

Xin hãy để lại đánh giá cho chúng tôi