Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện cơ – Fix Đồ

Nắp nồi

Nắp nồi sẽ có 2 loại nắp nồi gồm có lỗ thông hơi và tay cầm để di chuyển nồi. Có 2 loại nắp đó là:

  • Loại nắp gài (hay còn gọi là nắp liền): Khi sử dụng nồi cơm điện nắp gài, bạn sẽ gặp đôi chút khó khăn trong quá trình vệ sinh, tuy nhiên chúng lại đảm bảo an toàn hơn. Hiện nay, một số hãng sản xuất có thiết kế thêm loại nắp gài nhưng vẫn tháo rời được mặt trong, giúp thuận tiện hơn cho việc vệ sinh.
  • Loại nắp rời: Loại nắp này giúp bạn có thể vệ sinh, lau chùi một cách dễ dàng. Tuy nhiên, trong quá trình nấu, nắp rời sẽ thoát nhiều hơi nước nóng nên bạn cần chú ý hơn khi sử dụng.

Thân nồi

Là một bộ phận giữ vai trò rất quan trọng, chúng có tác dụng bảo vệ nồi, tránh cho nồi khỏi những va đập, đồng thời đây cũng là bộ phận giữ nhiệt chính. Thân nồi thường được thiết kế có 3 lớp:

  • Lớp trong cùng có tác dụng tỏa nhiệt, làm nồi được ấm đều.
  • Lớp tiếp theo là lớp cách nhiệt, chúng có nhiệm vụ giữ nhiệt cho toàn bộ nồi cơm.
  • Lớp vỏ ngoài cùng được trang trí họa tiết để làm tăng tính thẩm mỹ cho nồi cơm.

Mâm nhiệt

Đây là bộ phận tạo nhiệt chính cho nồi, giúp cơm được nấu chín. Một nồi cơm điện có mâm nhiệt đạt tiêu chuẩn cần phải có các rãnh truyền nhiệt, giúp truyền nhiệt đều dưới đáy xoong thì cơm mới chín đều.

Lõi nồi

Lõi nồi hiện nay thường có thiết kế nhẹ hơn, có tính chịu nhiệt tốt hơn và thường được phủ lớp chống dính để cơm không bị bám vào, đồng thời giúp quá trình vệ sinh được thuận tiện nhất. Lòng trong lõi nồi hay còn gọi là xoong người là có chia mực nước để người nấu căn cứ vào đo mà cho lượng nước phù hợp với gạo.

Bộ phận điều khiển

Bộ phận này gắn liền với nồi cơm, sử dụng rơ le, có tác dụng chuyển đổi từ chế độ nấu sang chế độ giữ ấm hay lựa chọn các chức năng nấu nướng khác.

Và một số linh kiện khác kèm theo

Dây điện, thìa, khay hấp…