Tóm Tắt
Bài Tập 1 Trang 6 SGK
Đề bài
Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:
Bài giải
Cách 1: Liệt kê các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14
A = {9, 10, 11, 12, 13}
Cách 2: Nêu tính chất đặc trưng cho các phần tử của A
A = {x ∈ N | 8 < x < 14}
Điền lại ký hiệu tập hợp:
Bài Tập 2 Trang 6 SGK
Đề bài
Viết tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC”.
Bài giải
Các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC” gồm T, O, A, N, H, O, C. Trong các chữ cái trên, chữ O xuất hiện hai lần, nhưng trong khi biểu diễn tập hợp thì ta chỉ cần viết một lần.
Gọi A là tập hợp chữ cái trên, ta có:
A = { T, O, A, N, H, C}
Bài Tập 3 Trang 6 SGK
Đề bài
Cho hai tập hợp A = {a, b}; B = {b, x, y}. Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:
Bài giải
Ta lần lượt điền các ký hiệu thích hợp như sau
Bài Tập 4 Trang 6 SGK
Đề bài
Nhìn vào các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.
Bài giải
A = {15, 26} ,
B = {1, a, b}.
M = {bút}.
H = {bút, sách, vở}.
Bài Tập 5 Trang 6 SGK
Đề bài
a) Một năm gồm 4 quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.
b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày.
Bài giải
Câu a)
Quý 2 gồm các tháng 4, 5, 6. Do đó tập hợp các tháng của quý hai trong năm là:
A = {tháng 4, tháng 5, tháng 6}
Câu b)
Các tháng (dương lịch) có 30 ngày là tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11. Vậy tập hợp các tháng dương lịch có 30 ngày là: B = {tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11}
Bài giải toán lớp 6 còn lại trong chương I
Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
Bài 3: Ghi số tự nhiên
Bài 4: Số phần tử của một tập hợp – tập hợp con
Bài 5: Phép cộng và phép nhân