Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 – Tiết 4: Liên kết trong văn bản

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 – Tiết 4: Liên kết trong văn bản”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần 1, tiết 4
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
1 Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
Hoạt động 1
HS biết: Khái niệm liên kết trong văn bản.
HS hiểu: Yêu cầu về liên kết trong văn bản.
Hoạt động 2
HS biết: vận dụng lí thuyết để làm bài tập.
HS hiểu: Hiểu nội dung bài tập đã cho trong SGK.
1.2.Kĩ năng:
HS thực hiện được: Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản.
HS thực hiện thành thạo: Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.
1.3.Thái độ:
Thói quen: Chú ý tính liên kết trong văn bản. 
Tính cách: Nhận thấy trong một văn bản liên kết là cần thiết.
2 Nội dung học tập
 Liên kết và phương tiện liên kết.
3 / Chuẩn bị:
GV:bảng phụ ghi bài tập 
HS: soạn bài
Liên kết và phương tiện liên kết.
Tại sao cần phải có sự liên kết.
4 Tổ chức các hoạt động học tập
4.1Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2Kiểm tra miệng:
Câu hỏi: Môt văn bản không có tính liên kết thì văn bản đó như thế nào?
Nếu văn bản đó không có tính liên kết thì văn bản đó trở nên khó hiểu và không có nghĩa
4.3 Tiến trình bài học : 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Giới thiệu bài: 
Văn bản là một chuỗi thống nhất về nôi dung và hình thức. muốn cho nó là một chuỗi thống nhất thì ta phải liên kết. đây chính là nội dung của bài học hôm nay. (gv ghi tựa bài lên bảng).
HĐ 1:HD tìm hiểu liên kết và phương tiện liên kết.
(15 phút)
GV cho hs tìm hiểu tính liên kết trong văn bản (SGK17)
HS đọc đoạn 1.a
?En-ri-cô có hiểu điều bố muốn nói chưa?
En-ri-cô chưa hiểu điều mà bố muốn nói. Vì lí do: giữa các câu chưa có sự liên kết.
Vậy muốn cho đoạn văn dễ hiểu cần có sự liên kết trong văn bản.
HD tìm hiểu phương tiện liên kết trong văn bản
Đoạn văn ở phần 1.a ví sao trở nên khó hiểu? 
Ví nó thiếu nội dung.
Sửa lại:Trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ.Việc như thế con không bao giờ tái phạm nữa. Enrico của bố ạ! Sự hỗ láo của con như nhát dao đâm váo tim bố vậy!. Bố nhớ.
Hs đọc đoạn 2.b
? Em hãy chỉ ra sự thiếu liên kết của đoạn văn?
 Thiếu phương tiện ngôn ngữ. Đó là:
“còn bây giờ” nhằm tứ “con” là “đứa trẻ” 
Làm cho văn bản rời rạc.
? một văn bản có tính liên kết phải cấn điều kiện gì? Phương tiện nào?
Câu văn đoạn văn phải thống nhất
 Các câu trong đoạn phải kết nối với nhau bằng phương tiện ngôn ngữ.
Đây cũng chính là nội dung phần ghi nhớ (sgk18)
HĐ 2: HD luyện tập(15 phút)
Bài 1(sgk18) sắp xếp những câu văn theo một trình tự hợp lí
Bài 2(sgk19) các c6ua văn có tính liên kết chưa? Vì sao?
Bài 3(sgk19)
Điền từ thích hợp.
Bài 4(sgk/19)
I Liên kết và phương tiện liên kết
1 Tính liên kết trong văn bản
2Phương tiện liên kết
Thiếu nội dung thì không thể liên kết.
Thiếu phương tiện ngôn ngữ “còn bây giờ” làm cho văn bản trở nên rời rạc.
Ghi nhớ(sgk18)
IILuyên tập.
 Bài 1: Trật tự sắp xếp như sau: 1,4,2,5,3.
Bài 2:
Các câu văn chưa có tính liên kết vì chúng không cùng nội dung.
Bài 3: vị trí 1,2,4,5- từ “bà”
Vị trí 3,6- từ “cháu”
Vị trí 7- từ “thế là”.
Bài 4
Hai câu văn nếu tách khỏi các câu khác trong văn bản thì nó rời rạc ( câu 1 nói về mẹ, câu 2 nói về con).
Nhưng trong văn bản không chỉ có hai câu đó, mà có cả câu thứ 3 đứng sau sẽ kết chặt mẹ và con thành một khối vững chắc.
Cụ thể :Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường.....
4.4 Tổng kết
?Liên kết trong văn bản có tác dụng gì ?
Câu văn, đoạn văn thống nhất.
 Các câu trong đoạn kết nối với nhau. 
4.5 Hướng dẫn học tập
Đối với tiết học này: Học bài(ghi nhớ19)
Về nhà làm bài tập 5(sgk19)
Tìm đọc một số văn bản xem văn bản đó có tính liên kết không ?
Đối với tiết học tiếp theo: Chuẩn bị “cuộc chia tay của những con búp bê »
Đọc văn bản từ 2 lần trở lên.
Nhân vật nào là nhân vật chính ?
Tâm trạng của những nhân vật ấy ra sao ?
Nghệ thuật của văn bản ?
5 Phục lục