Hệ thống ERP là gì? ERP giúp ích như thế nào cho doanh nghiệp?

Hệ thống ERP là gì? Vai trò của ERP trong doanh nghiệp như thế nào? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Là một thuật ngữ thường được sử dụng trong các doanh nghiệp trong hoạt động điều hành quản lý. Nhưng chắc chắn có rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa thực sự hiểu rõ về nó. 

Đừng lo lắng, bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về ERP và lý giải tại sao nên áp dụng giải pháp này cho doanh nghiệp. Hãy cùng Long Vân tìm hiểu nhé!

Hệ thống ERP là gì?

ERP là từ viết tắt của Enterprise Resource Planning, đây là hệ thống giúp hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp. Đơn giản hơn, ERP dùng để quản lý tất cả hoạt động của tổ chức hay doanh nghiệp.

Các bài viết bạn nên tham khảo:

   + Hướng dẫn chi tiết cách chống ddos bằng Cloudflare

   + Hướng dẫn cách phòng chống DDOS hiệu quả nhất hiện nay

   + Bảo mật SSL và Website là gì?

Nếu như trước đây, chúng ta thường sử dụng các phần mềm độc lập, rời rạc và không tạo được sự liên kết thì với ERP, mọi phần mềm sẽ được tích hợp vào một hệ thống duy nhất. 

Hệ thống ERP là gì?


Hệ thống ERP tiến hành kết nối các phần mềm lại trên một phần mềm và các số liệu được tạo ra có thể báo cáo đầy đủ và tổng quan nhất về tất cả hoạt động của doanh nghiệp. Người quản lý chỉ cần thông qua hệ thống này đã có thể nắm bắt mọi hoạt động của phòng ban như thế nào thông qua kết nối internet.

Vai trò của ERP đối với doanh nghiệp

Chính vì sự kết nối và hợp nhất các phần mềm trong cùng một hệ thống đã giúp doanh nghiệp đạt được một số lợi ích như:

Quản trị kế toán – tài chính

Muốn nắm chính xác các số liệu thông tin tài chính của một doanh nghiệp, người quản lý bắt buộc phải nắm được các số liệu, chỉ số báo cáo từ các phòng ban, từng bộ phận khác nhau nên rất dễ xảy ra sự thiếu đồng nhất và chênh lệch nhau.

Vai trò của ERP đối với doanh nghiệp

Sử dụng hệ thống ERP thì mọi việc sẽ được giải quyết dễ dàng. Các dữ liệu đều được lưu trữ ở một nơi với một phiên bản sử dụng xuyên suốt cho tất cả bộ phận, phòng ban hay chi nhánh. Khi xảy ra bất cứ sự thay đổi nào thì mọi thông tin đều tự động hiển thị và tính toán lại sao cho trùng khớp và giúp tránh được những sai sót.

Xem thêm:  Dữ liệu đám mây


Chủ doanh nghiệp không phải chờ đến cuối tháng mới tổng kết được các báo cáo, số liệu. Bất cứ lúc nào muốn kiểm tra thì người chủ có thể theo dõi để bám sát tình hình tài chính của công ty mình và kịp thời có những hướng giải quyết phù hợp.

Quản trị tối ưu nguồn nhân lực

Muốn quản lý hàng chục nhân công cùng một lúc không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là với những doanh nghiệp lớn có nhiều chi nhánh. Để theo dõi sát sao mức độ hoàn thành công việc, khối lượng công việc, giờ làm việc, giờ ra về của từng người là điều không thể.

Quản trị tối ưu nguồn nhân lực

Nhưng với phần mềm ERP, công ty sẽ dễ dàng hơn khi có thể quản lý hết mọi khối lượng công việc, khung giờ làm việc của từng nhân sự và có sự điều chỉnh hợp lý.

Nâng cao hiệu suất làm việc

Trong quá trình sản xuất và vận hành, doanh nghiệp càng lớn thì khối lượng công việc sẽ càng nhiều và đòi hỏi các công đoạn phức tạp hơn. Hệ thống ERP lúc này sẽ như một công cụ tự động hóa các quy trình sản xuất, quản lý đầu vào đầu ra, đóng gói và một số công đoạn khác.

Xem thêm: Cloud Services


Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa quỹ thời gian, giảm thiểu chi phí, thúc đẩy tăng năng suất và giảm số lượng nhân sự không cần thiết.

Quản lý hàng tồn kho

Kiểm soát hàng tồn, nguyên vật liệu chế biến sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian, nhân lực và công sức. Những phần mềm ERP sẽ quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả và tối ưu nhất.


Hệ thống này kiểm soát số lượng hàng hóa còn nằm trong kho bao nhiêu, nhiều hay ít. Từ đó chủ doanh nghiệp dựa trên cơ sở đó để nắm rõ tình hình và điều chỉnh lại số lượng hàng nhập và tiêu thụ sao cho phù hợp để tránh sự thất thoát gây lãng phí.

Quản lý thông tin khách hàng

Khách hàng chính là nguồn lợi nhuận to lớn của doanh nghiệp. Vậy nên các hoạt động chăm sóc khách hàng cần được coi trọng. Phải khiến họ tiếp tục sử dụng sản phẩm và trở thành đối tác dài lâu giúp quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp rộng rãi.

Chức năng của ERP với doanh nghiệp là lưu trữ đầy đủ các thông tin của khách hàng từ tên tuổi, địa chỉ, những vấn đề đang gặp phải…từ đó có thể phục vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất.


Quản lý thông tin khách hàng

Trong thời đại hiện nay, khách hàng được ví như thượng đế và là yếu tố giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên con đường phát triển và quảng bá thương hiệu.

Liên lạc thuận tiện

ERP giúp cho quá trình liên lạc giữa các phòng ban, bộ phận, chi nhánh trở nên dễ dàng hơn. Nhất là sẽ giúp giảm thiểu sự xung đột quyền lợi giữa các bộ phận trong công ty.


Tóm lại, hệ thống ERP đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu cần thiết trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vai trò của ERP với doanh nghiệp thực sự quan trọng và việc sớm tìm hiểu, trau dồi thêm kiến thức về hệ thống chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:


THÔNG TIN LIÊN HỆ

+ VP HCM: Tòa nhà Long Vân, 37/2/6 Đường 12, P. Bình An, Q. 2, TP. HCM
+ Tel: (028) 7303 9168
+ VP HN: Tòa nhà HLT, số 23, ngách 37/2, Phố Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
+ Tel: (024) 6282 0238

Tác giả: Le Nam