Hiệu ứng chuyển đổi transition trong CSS3

Sử dụng các loại chuyển đổi thuộc tính để biến đổi hiện thị phần tử như dịch chuyển, xoay, thu phóng phần tử

Hiệu ứng chuyển động, chuyển đổi

CSS3 tạo ra hiệu ứng chuyển đổi bằng cách thay đổi thuộc tính từ giá trị này sang giá trị khác trong một khoảng thời gian. Với các tham số:

  • transition-property chỉ ra thuộc tính cần chuyển đổi
  • transition-duration khoảng thời gian chuyển đổi diễn ra
  • transition-timing-function bước thay đổi
  • transition-delay khoảng thời gian dừng cho mỗi hiệu ứng chuyển đổi

Ví dụ sử dụng thuộc tính transition, hiệu ứng xảy ra trong 5s, với transition-timing-function là ease-in cho biết bắt đầu chậm rồi nhanh dần

transition: transform 5s ease-in;

Hiệu ứng chuyển đổi có thể sử dụng cho nhiều thuộc tính CSS: background-color, width, height, opacity …

Ví dụ sau tạo ra hiệu ứng thay đổi chiều rộng box khi chuột di vào, ra phần tử. Hiệu ứng diễn ra trong 3s


<style>
    div.examp1 {
        width: 50px;
        height: 50px;
        background: #32CD32;
        transition: width 3s;
    }
    div.examp1:hover {
        width: 250px;
    }
</style>

<div class="examp1"></div>

transition-timing-function

Thuộc tính này chỉ ra tốc độ thay đổi khi chuyển đổi

  • ease bắt đầu chậm, rồi tăng dần (mặc định)
  • ease-in chậm, tăng dần, dừng đột ngột
  • ease-out chậm dần đều
  • ease-in-out giống ease nhưng mịn hơn
  • linear thay đổi đều đều

Ngoài ra có hàm cubic-bezier() để định nghĩa theo hàm đồ thị hàm cubic-bezier, ví dụ

transition-timing-function: cubic-bezier(0,0,1,1);
<style>
    div.examp2 {
        width: 50px;
        height: 50px;
        background: #32CD32;
        transition: 3s;
        transition-timing-function:cubic-bezier(0,1.12,.92,-0.21);
    }
    div.examp2:hover {
        width: 100%;
    }
</style>

<div class="examp2"></div>

Xoay phần tử với rotate

Ví dụ sau xoay phần tử đi 10 30 độ

<style>
    div.quayphantu {
        width: 200px;
        height: 100px;
        margin-top: 30px;
        background-color: #32CD32;
        transform: rotate(45deg);
    }
</style>
<div class="quayphantu">
    rotate(45deg)
</div>

rotate(45deg)

Mặc định gốc quay phần tử là ở giữa phần tử, gốc này có thể thiết lập bằng thuộc tính transform-origin

Mặc định thì là transform-origin: 50% 50% chính là giữa phần tử

Ví dụ thay gốc quay là ở góc thứ nhất: transform-origin: 0% 0% hoặc transform-origin: top left;

Dịch chuyển phần tử translate()

Phương thức translate(x, y) để thay đổi vị trí phần tử thêm một đoạn x, y

<style>
    div.examp3 {
        padding: 50px;
        position: absolute;
        background-color: #32CD32;
        transform: translate(100px, -10px);
    }
</style>

<div class="examp3"></div>

Nghiêng phần tử skew()

Nghiêng phần tử sử dụng phương thức skew(x-angle,y-angle)

<style>
    div.examp4 {
        padding: 50px;
        width: 200px;
        background-color: #32CD32;
        transform: skew(-45deg,0);
        margin-left: 100px;
    }

</style>

<div class="examp4">Nghiêng theo X 45 độ</div>

Nghiêng theo X 45 độ

Thu phóng phần tử scale()

Zoom phần tử sử dụng phương thức scale(x-scale,y-scale)

<style>
    div.zoomout {
        width: 200px;
        height: 100px;
        background-color: #8BC34A;
        transform: scale(0.7, 0.7);
        color:white;
    }
    div.zoomin {
        margin: 60px;
        width: 200px;
        height: 100px;
        background-color: #8bc34a;
        transform: scale(1.1, 1.7);
        color:white;
    }
</style>

<div class="zoomout">Zoom: x 0.7, y.0.7</div>
<div class="zoomin">Zoom: x 1.1 y 1.7</div>

Zoom: x 0.7, y.0.7

Zoom: x 1.1 y 1.7

Kết hợp nhiều hiệu ứng

Ví dụ vừa xoay, vừa dịch chuyển

<style>
    div.multi {
        width: 200px;
        height: 100px;
        background-color: #8BC34A;
        transform: rotate(45deg) translate(100px);
        color:white;
        padding: 30px;
    }
</style>

<div class="multi">rotate(45deg) translate(100px);</div>

rotate(45deg) translate(100px);

ĐĂNG KÝ KÊNH, XEM CÁC VIDEO TRÊN XUANTHULAB

Đăng ký nhận bài viết mới