Hướng dẫn bật ảo hóa CPU trên mọi BIOS máy tính, laptop

Cùng chủ đề với Windows 10:

Tương tự như các khái niệm RAM ảo, ổ đĩa ảo, hệ điều hành ảo… thì chúng ta cũng có CPU ảo hay còn gọi chính xác hơn là công nghệ ảo hóa CPU (Virtualization Technology). Khi công nghệ ảo hóa được kích hoạt nó sẽ giúp các chương trình giả lập hoặc chạy máy ảo có hiệu suất cao hơn bình thường.

  • Chẳng hạn như một số chương trình giả lập Android như GameLoop, LDPlayer, Nox Player, Bluestacks… thường khuyến cáo người dùng bật ảo hóa để chạy ứng dụng, game hiệu quả và đỡ giật lag hơn.

Hiện tại công nghệ ảo hóa đã có trên hầu hết các dòng CPU với 2 loại là Intel® Virtualization Technology (VT-x) trên CPU Intel và AMD Virtualization (AMD-V) trên CPU AMD. Để kích hoạt công nghệ ảo hóa trên cả 2 loại CPU này bạn phải kiểm tra xem thiết bị có hỗ trợ ảo hóa hay không rồi truy cập vào BIOS của máy tính để bật nó lên. Cụ thể về cách thực hiện chi tiết sẽ có ở bên dưới, mời các bạn theo dõi.

Kiểm tra máy tính có hỗ trợ ảo hóa CPU hay không?

Việc đầu tiên các bạn cần làm đó là kiểm tra xem thiết bị của mình có hỗ trợ ảo hóa CPU hay không vì hiện nay không phải dòng máy nào cũng trang bị công nghệ này. Để kiểm tra có đến 2 cách, cách thứ nhất là tải về phần mềm Intel Processor Identification Utility (dành cho CPU Intel) hoặc AMD Virtualization Compatibility Tool (dành cho AMD). Còn cách thứ 2 mình khuyến khích vì nó đơn giản hơn, đó là tải về phần mềm bên dưới:

Sau khi tải về phần mềm trên, bạn chỉ cần chạy file .exe bên trong để khởi động chương trình. Ngay lập tức giao diện chính của nó sẽ hiển thị kết quả với các trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Nếu ô VT-x hoặc AMD-V Supported hiển thị biểu tượng dấu tích màu xanh, còn ô VT-x hoặc AMD-V Enabled lại là biểu tượng dấu x màu đỏ như hình dưới thì chứng tỏ máy tính bạn có công nghệ ảo hóa nhưng chưa được kích hoạt.

Trường hợp 1

Trường hợp 2: Nếu cả 2 ô VT-x hoặc AMD-V Supported và ô VT-x hoặc AMD-V Enabled lại là biểu tượng dấu X màu đỏ thì máy tính bạn không hỗ trợ công nghệ ảo hóa, dĩ nhiên cũng không được bật.

Trường hợp 3: Nếu cả 2 ô VT-x hoặc AMD-V Supported và ô VT-x hoặc AMD-V Enabled lại là biểu tượng dấu tích màu xanh thì máy tính bạn có hỗ trợ công nghệ ảo hóa đồng thời đang được kích hoạt sẵn.

Trường hợp 3

Trường hợp 4: Cũng giống trường hợp 3 nhưng 2 dòng trong số 3 dòng chữ dưới cùng là Second Level Address Translation (SLAT) và VM Monitor Mode Extensions lại có màu đỏ (hoặc xám) thì nghĩa là công nghệ ảo hóa đang bật nhưng đang bị xung đột nên chưa thể hoạt động. Và để khắc phục trường hợp này bạn hãy tham khảo phần Khắc phục lỗi công nghệ ảo hóa CPU không hoạt động

Hướng dẫn bật ảo hóa CPU cho từng loại BIOS

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bạn chỉ nên bật ảo hóa CPU cho máy tính khi có nhu cầu sử dụng các chương trình giả lập, máy ảo hoặc tính năng Windows Sandbox… Trong các nhu cầu sử dụng bình thường thì không cần thiết nên tắt ảo hóa CPU để tiết kiệm năng lượng.

Tùy chọn bật tắt ảo hóa CPU thuộc hệ thống nhập xuất cơ bản BIOS. Trong khi đó mỗi máy tính có thể sử dụng mainboard khác nhau nên cách vào BIOS cũng không giống nhau. Nếu bạn không biết máy tính mình đang dùng mainboard gì thì có thể kiểm tra xem.

Dưới đây là hướng dẫn bật ảo hóa CPU dành cho từng loại máy tính, laptop cụ thể mời các bạn tham khảo.

1. Dành cho laptop Dell

Bước 1: Dùng phím tắt vào BIOS laptop Dell

Bước 2: Dùng phím mũi tên phải, chuyển sang tab Advanced sau đó dùng phím di chuyển xuống dưới – tại dòng Virtualization rồi bấm Enter thay đổi từ Disabled sang Enabled.

Bước 3: Tiếp tục di chuyển mũi tên qua phải, tới tab Exit > tại dòng đầu tiên Exit saving changes rồi bấm Enter chọn Yes để lưu cài đặt và để máy tính khởi động lại.

2. Dành cho máy tính mainboard Gigabyte

Bước 1: Dùng phím tắt vào BIOS máy tính sử dụng mainboard Gigabyte

Bước 2:  Dùng phím mũi tên phải, chuyển sang tab BIOS Features sau đó dùng phím di chuyển xuống dưới – tại dòng Intel Virtutalization Technology rồi bấm Enter thay đổi từ Disabled sang Enabled.

Bước 3: Tiếp tục di chuyển mũi tên qua phải, tới tab Save & Exit > tại dòng đầu tiên Exit & Exit Setup rồi bấm Enter chọn Yes để lưu cài đặt và để máy tính khởi động lại.

3. Dành cho máy tính mainboard Biostar

Bước 1: Dùng phím tắt vào BIOS máy tính sử dụng mainboard Biostar

Bước 2: Trong giao diện BIOS, chuyển sang tab Advanced. Tại đây mở rộng tùy chọn CPU Configuration.

Bước 3: Tiếp đến tìm bấm vào tính năng SVM Mode sau đó nhấp vào nút Disabled hoặc Auto bên cạnh và đổi sang Enabled.

Bước 4: Bấm phím F10, chọn Yes để máy tính khởi động lại là xong.

Khắc phục lỗi công nghệ ảo hóa không hoạt động

Có rất nhiều bạn phản ánh về việc sau khi bật công nghệ ảo hóa CPU trong BIOS thành công nhưng khi chạy các chương trình yêu cầu ảo hóa như giả lập Android (GameLoop, Memu, LDPlayer, NOX…) thì lại vẫn nhận được thông báo là chưa bật. Ngoài ra khi kiểm tra lại bằng công cụ LeoMoon CPU V thì lại rơi vào trường hợp 4, nghĩa là 2 dòng Second Level Address Translation (SLAT) và VM Monitor Mode Extensions có trạng thái màu đỏ (hoặc xám).

Trường hợp 4

Về nguyên nhân là do máy tính của bạn đang có 2 chương trình ảo hóa bị xung đột, đó là Hyper V của hệ điều hành và VirtualBox của các chương trình giả lập Android (GameLoop, Memu, LDPlayer, NOX…). Để khắc phục lỗi này cũng như bật ảo hóa để sử dụng các chương trình giả lập Android thì cần tắt Hyper V và tính năng liên quan nó, cụ thể là Windows Sandbox.

Cách thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Nhập từ khóa “Windows features” vào công cụ tìm kiếm sau đó chọn mục Turn Windows features on or off

Bước 2: Trong pop-up vừa hiện với các thư mục, bạn tiến hành loại bỏ dấu tích khỏi 3 mục Hyper V, Windows Hypervisor Platform và Windows Sandbox.

Bước 3: Sau đó bấm OK rồi chờ trong giây lát và bấm nút Restart now để khởi động lại máy tính là xong.

Tham khảo chi tiết kèm hình ảnh hướng dẫn ở phần Khắc phục lỗi Incompatible Hyper-V is running… cho GameLoop