Hệ số hiệu quả sử dụng vốn (Incremental Capital Output Ratio – ICOR) là gì?

Hệ số hiệu suất cao sử dụng vốn ( tiếng Anh : Incremental Capital Output Ratio, viết tắt : ICOR ) là thông số quan trọng trong góp vốn đầu tư. Trong kinh tế tài chính, hiệu suất cao là yếu tố số 1 để nhìn nhận, còn so với góp vốn đầu tư, thông số ICOR chính là thước đo về độ hiệu suất cao .ICORNguồn : Salesforce

Hệ số hiệu quả sử dụng vốn 

Khái niệm 

Hệ số hiệu quả sử dụng vốn trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Incremental Capital Output Ratio, viết tắt là ICOR.

Hệ số ICOR, dịch đầy đủ là tỉ số gia tăng giữa vốn và sản lượng, cho biết suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng tăng thêm, qui mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng.

Hệ số ICOR được tính như sau:

ICOR = Đầu tư tăng thêm/Sản lượng tăng thêm = [Kt-K(t-1)]/[Yt-Y(t-1)]

trong đó K là vốn, Y là sản lượng, t là kỳ báo cáo giải trình, t-1 là kỳ trước .

Hệ số ICOR cao nói lên việc cái giá để đầu tư là rất đắt đỏ, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có thể chưa tốt nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, các ngành với nhau.

Ví dụ: Công ti A bỏ ra 100 triệu đồng tiền vốn đầu tư để gia tăng sản xuất, lượng sản phẩm sản xuất thêm có giá trị tương đương 250 triệu đồng. Ta tính được rằng để tăng thêm được 1000đ sản phẩm thì công ti A chỉ phải đầu tư thêm 400đ  (ICOR = 0,4).

Về vĩ mô, ICOR cũng có thể thể hiện quan hệ giữa sự thay đổi về đầu tư và GDP:

ICOR = Đầu tư tăng thêm/GDP tăng thêm

Tác dụng của hệ số ICOR

Hệ số ICOR có nhiều tác dụng tích cực như phản ánh số lượng vốn cần thiết để gia tăng được một đơn vị sản lượng, giúp định hình được phương hướng đầu tư cho doanh nghiệp trong tương lai.

Rộng hơn, ICOR dùng để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế vĩ mô, dự báo qui mô vốn đầu tư cần thiết để đạt chỉ tiêu tăng trưởng trong tương lai.

Ngoài ra, ICOR giúp nhận biết trình độ của công nghệ sản xuất. Công nghệ cần nhiều vốn thì hệ số ICOR sẽ cao và ngược lại.

Tuy vậy, hệ số ICOR cũng có nhiều nhược điểm do chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác như việc đầu tư tài sản vô hình, tài sản tài chính; điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ chế, chính sách…; không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí; không biểu hiện rõ ràng trình độ kỹ thuật của sản xuất.

Ở Việt Nam, hệ số ICOR đang dần được cải thiện, từ mức 6,42 năm 2016 giảm xuống còn 6,11 năm 2017 và ước tính năm 2018 là 5,97. Bình quân giai đoạn 2016-2018 hệ số ICOR ở mức 6,17, thấp hơn mức 6,25 của giai đoạn 2011-2015.

(Theo Giáo trình Kinh tế Đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dânTổng cục Thống kê)