Java: Bài tập Java cơ bản

Bài tập 1:

In ra màn hình dòng chữ: “Ngôn ngữ lập trình Java”

Bài tập 2:

1. Khai báo một biến n kiểu int

2. Gán 100 cho n rồi in ra màn hình

3. Cộng thêm 200 cho n rồi in ra màn hình

Bài tập 3:

In ra màn hình các hình dạng sau:

1. Hình dạng 1:

*
* *
* * *
* * * *
* * * * *

2. Hình dạng 2:

* * * * *
* * * *
* * *
* *
*

3. Hình dạng 3:

        *
      * *
    * * *
  * * * *
* * * * *

4. Hình dạng 4:

* * * * *
  * * * *
    * * *
      * *
        *

5. Hình dạng 5:

        *
      * * *
    * * * * *
  * * * * * * *
* * * * * * * * *

6. Hình dạng 6:

* * * * * * * * *
  * * * * * * *
    * * * * *
      * * *
        *

7. Hình dạng 7:

* * * * * * * * *
  * * * * * * *
    * * * * *
      * * *
        *
      * * *
    * * * * *
  * * * * * * *
* * * * * * * * *

8. Hình dạng 8:

* * * * * * * * * * *
*                   *
*                   *
*                   *
*                   *
* * * * * * * * * * *

Bài tập 4:

Bạn hãy tách các ký số của một số nguyên dương n bất kỳ (0<n<1000). Ví dụ, số 153 có 3 ký số là 1, 5 và 3; số 407 có 3 ký số là 4, 0 và 7; …

Bài tập 5:

Viết chương trình Java cho phép người dùng nhập vào ba (03) cột điểm thành phần của môn Ngôn ngữ lập trình Java (điểm thi lần 1, điểm online và điểm thi cuối kỳ). Tính và in ra màn hình điểm tổng kết của môn học, cho biết tỉ lệ của các cột điểm thành phần lần lượt là 25%, 25% và 50%.

Bài tập 6:

Hãy nhập vào 2 cạnh góc vuông của 1 hình tam giác vuông rồi tính chu vi và diện tích của hình tam giác vuông đó.

Bài tập 7:

Hãy nhập vào 3 cạnh của một tam giác rồi tính chu vi, diện tích của hình tam giác đó.

Bài tập 8:

Viết chương trình in ra dòng chữ “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ở chính giữa màn hình, sau đó nếu ấn phím bất kỳ thì in tiếp dòng chữ “Độc lập – Tự do – Hanh phúc” cũng ở chính giữa màn hình.

Bài tập 9:

Viết chương trình in ra tam giác Pascal sau:

            1

         1 2 1

      1 2 3 2 1

   1 2 3 4 3 2 1

1 2 3 4 5 4 3 2 1

Bài tập 10:

Viết chương trình in ra hình trái tim bằng sao như hình vẽ sau:

 

               *  *             *   *  

       *                 *                 *

   *                                           *

 *                                               *

*                                                *

  *                                            *

     *                                     *

          *                            *

                *                *

                         *  

 

Bài tập 11:

Viết chương trình chèn thêm dòng chữ “I love Java” vào trái tim trong bài 3.

Bài tập 12:

Trung tâm V1Study thực hiện trao học bổng cho các học viên xuất sắc và đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

a/ Là học viên đăng ký khóa học FULL

b/ Có điểm tổng kết >= 75%

c/ Không vi phạm nội quy của trung tâm

d/ Các kỳ thi chỉ thi lần đầu tiên

Các dữ liệu a, b, c, d ở trên của mỗi học viên được nhập từ bàn phím.

Viết chương trình nhập vào thông tin của các học viên và lưu vào ArrayList. Liệt kê những học viên đạt học bổng.

Bài tập 13:

Viết một ứng dụng Java nhập vào hai số từ người dùng (sử dụng lớp Scanner), sau đó tính thương số của số thư nhất với số thứ hai, rồi in kết quả ra màn hình.

Sử dụng try-catch để bắt ngoại lệ khi người dùng nhập liệu rồi đưa ra thông báo thích hợp dạng như sau ra màn hình:

– Số thứ nhất là một chuỗi chứ không phải một số.

– Số thứ hai phải là một số.

– Số thứ hai là 0 (gây ra phép chia cho 0).

Bài tập 14:

Viết mã lệnh và kiểm thử giải thuật cho vấn đề sau đây.

Mô tả bài toán:

Chương trình tính tổng lương cho nhân viên trong đó người dùng nhập vào ID của nhân viên (gồm 6 số nguyên) và số giờ làm việc (số nguyên). ID, số giờ làm và tổng lương được in ra cho từng nhân viên. Cần lưu lại tổng lương và tổng số nhân viên được trả lương. Việc nhập liệu sẽ chấm dứt khi người dùng nhập vào mã nhân viên là 0.

Giả mã:

Khai báo các hằng:
vượt_giờ1 = 25
vượt_giờ2 = 30
vượt_giờ = 20

Khai báo các biến:
tổng_lương = 0
tổng_số_nhân_viên = 0
Tiến hành nhập mã_nhân_viên
while mã_nhân_viên != 0
  Nhập số_giờ_làm của nhân viên
  if số_giờ_làm > 40 then
    lương_nhân_viên = (số_giờ_làm – 40) * vượt_giờ2 + 5 * vượt_giờ1 + 35 * vượt_giờ 
  else if số_giờ_làm > 35 then
    lương_nhân_viên = (số_giờ_làm – 35) * vượt_giờ1 + 35 * vượt_giờ 
  else
    lương_nhân_viên = số_giờ_làm * vượt_giờ 
  endif
  endif
  In ra mã_nhân_viên , số_giờ_làm và lương_nhân_viên
  tổng_số_nhân_viên = tổng_số_nhân_viên + 1
  tổng_lương = tổng_lương + lương_nhân_viên 
  Nhập mã_nhân_viên 
endwhile
if mã_nhân_viên != 0 then
  In ra “Tổng số nhân viên được trả lương là: “, tổng_số_nhân_viên
  In ra “Tổng số tiền lương đã trả cho các nhân viên: vnd”, totalpayroll
else
  In ra “Không có nhân viên nào được nhập”
endif

Kiểm thử chương trình của bạn với dữ liệu mẫu như sau:

Nhập liệuHiển thịmã_nhân_viênsố_giờ_làmlương_nhân_viêntổng_số_nhân_viêntổng_lương0  0 111222120  12345641855  11223340825  0  31700

 

Câu hỏi thêm:

Viết lại chương trình trên, trong đó bạn tạo một lớp có tên NhanVien. Lớp NhanVien sẽ có các thành phần sau đây (lưu ý là bạn cũng phải đưa vào các hàm tạo, các phương thức setter, getter và toString()):

Các biến thành phần:

– ma_nhan_vien – 6 số nguyên

– so_gio_lam – kiểu int

Các phương thức thể hiện: public double tinhLuong() – trả về lương của từng nhân viên.