Khám phá cấu tạo phần cứng máy tính chi tiết – Có gì đặc biệt?

Song hành cũng các phần mềm thì để máy tính có thể hoạt động hẳn không thể không kể đến cấu tạo phần cứng máy tính. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng biết được phần cứng thiết bị vốn bao gồm thành phần chi tiết nào. Dưới đây là các thông tin liên quan giúp người dùng hiểu hơn về cấu tạo phần cứng trên máy. Hãy cùng iCare Center điểm qua nhé!

Bạn biết gì về phần cứng máy tính?

Phần cứng máy tính – tức Hardware được biết đến là các thành phần vật lý của thiết bị. Những bộ phận trên máy tính có chứa bảng mạch, IC hay thiết bị điện tử khác đều sẽ được gọi là phần cứng máy tính. 

Có thể phân chia phần cứng máy tính thành:

  • Phần cứng bên trong – các bộ phận giữ vai trò xử lý các tác vụ cũng như thực hiện việc lưu trữ các dữ liệu, thông tin hướng dẫn được cung cấp bởi hệ điều hành hay các chương trình.

  • Phần cứng bên ngoài – các bộ phận được kết nối ngoại vi. Theo đó, phần cứng bên ngoài này sẽ được kết nối với thiết bị nhằm thực hiện chức năng điều khiển đầu vào hoặc đầu ra, hướng đến việc cung cấp hướng dẫn cho các phần mềm thực thi.

Với phần cứng được kết nối ngoại vi, người dùng có thể phân biệt gồm:

  • Phần cứng dùng để nhập – input: Tức những bộ phận dùng để thu thập dữ liệu cũng như mệnh lệnh từ phía người dùng (chuột, bàn phím,…).

  • Phần cứng dùng để xuất – output: Tức những bộ phận đảm nhiệm vai trò phát tín hiệu, thực hiện lệnh, trả lời,… ra bên ngoài (loa, màn hình máy tính, máy in, tai nghe,…).

>> Xem thêm: Phần mềm kiểm tra phần cứng máy tính hữu ích

Cấu tạo phần cứng máy tính bao gồm những gì?

Phần cứng máy tính bên trong cơ bản sẽ bao gồm:

  • CPU

  • Mainboard

  • RAM

  • Nguồn cấp

  • Ổ đĩa (gồm cả CD-ROM, DVD, ổ cứng, ổ SSD, ổ đĩa mềm,…)

  • Quạt tản nhiệt

  • Modem

  • Thẻ kết nối

  • Card âm thanh

  • Card mạng

  • Card video

Cấu tạo phần cứng máy tính bên ngoài trên thực tế bao gồm:

  • Màn hình máy tính 

  • Bàn phím

  • Micro

  • Chuột

  • Ổ USB

  • Máy in

  • Máy chiếu

  • Máy quét

  • Gamepad

Cấu tạo phần cứng máy tính nào là quan trọng hơn cả?

Với cấu tạo phần cứng máy tính như đã đề cập đến ở trên, thực tế không phải lúc nào 1 máy tính hoàn chỉnh cũng cần đầy đủ mọi thành phần ấy. Các thành phần có thể được tùy biến để phù hợp cho mục đích vận hành, sử dụng của thiết bị. 

Tuy nhiên, về cơ bản, 1 máy tính để có thể hoạt động về cơ bản cần đảm bảo những bộ phận là: 

CPU

CPU vốn là bộ xử lý trung tâm, đóng vai trò cực quan trọng trong hệ thống máy tính và được ví như bộ não của thiết bị này. Chúng sẽ đảm nhiệm việc xử lý hầu hết những thông tin, các tác vụ trên máy, cùng với đó là thực hiện việc điều khiển cac thiết bị đầu vào cũng như đầu ra.

Trên máy tính, tốc độ, hiệu xuất hoạt động của CPU sẽ là yếu tố quyết định trực tiếp đến độ mượt mà cũng như trải nghiệm trên thiết bị của bạn.

>> Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra nhiệt độ CPU Win 10 đơn giản

RAM

RAM – Random Access Memory vốn là bộ nhớ tạm thời trên máy, đồng thời cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ cùng hiệu suất vận hành của máy. Đặc biệt, vì là bộ nhớ tạm thời nên mọi dữ liệu trên RAM đều sẽ mất đi sau khi người dùng tực hiện khởi động lại thiết bị.

Nhìn chung, có thể hiểu cơ bản RAM sẽ là nơi tạm thời ghi nhớ những dữ liệu, thông tin cần thiết để bộ vi xử lý trung tâm – CPU có thể thực hiện xử lý các tác vụ liên quan được nhanh hơn.

>> Xem thêm: Khi nào cần thay RAM máy tính

Với hệ thống máy tính, khi bộ nhớ RAM càng lớn, chúng sẽ có thể cùng lúc mở được nhiều ứng dụng mà không cần e ngại việc xảy ra “va chạm” hay có sự xung đột giữa các ứng dụng ấy.

Hiện nay, các máy tính phổ thông sẽ thường được trang bị bộ nhớ RAM với dung lượng trong khoảng 2 – 4GB.

Mainboard

Mainboard được đánh giá là cấu tạo phần cứng máy tính giữ vai trò như bộ xương sống, giúp gắn kết các linh kiện cũng như các thiết bị ngoại vi thành 1 thể thống nhất. 

Trên mainboard sẽ được gắn kết mọi linh kiện, bao gồm cả RAM, CPU, ổ cứng, VGA,…. 

Chức năng chính của Mainboard này ngoài việc liên kết những thành phần gắn trên chúng lại với nhau sẽ còn giữ nhiệm vụ phân phối điện cho cả CPU, RAM hay các phần cứng liên quan.

Những thành phần chính trên Mainboard sẽ gồm: chipset, BIOS, Socket, CPU, hệ thống bus, khe cắm ISA, khe cắm PCI, khe cắm PCI Express,…

Thiết bị lưu trữ

Thiết bị lưu trữ, mà cụ thể là ổ cứng chính là nơi quan trọng, đảm nhiệm việc lưu trữ hệ điều hành cũng như phần mềm của hệ thống máy tính. Trên ổ cứng, các dữ liệu lưu trữ sẽ không bị mất đi.

Trên máy tính hiện nay, có 2 loại ổ cứng được sử dụng là ổ HDD và ở SSD. Người dùng hoàn toàn có thể thực hiện việc nâng cấp ổ cứng khi có nhu cầu, đảm bảo không gian lưu trữ trên máy được tối ưu và đáp ứng tính thuận lợi hơn cho chính mình.

Với bài viết trên đây, người dùng hẳn đã hiểu thêm về cấu tạo phần cứng máy tính. Việc hiểu rõ về các phần cứng này trên thực tế mang đến lợi ích khá lớn khi người dùng có nhu cầu thay thế, nâng cấp chúng khi cần thiết, giúp tối ưu hóa nhu cầu sử dụng thiết bị, phục vụ cho quá trình trải nghiệm trên máy được tối ưu hơn. Trong trường hợp quý khách hàng đang gặp lỗi, sự cố liên quan đến phần cứng này, để được tư vấn, hỗ trợ sửa chữa máy tính một cách chuyên nghiệp nhất, hãy liên hệ Trung tâm sửa chữa máy tính iCare Center ngay hôm nay nhé!