Layer và những điều cần biết về layer trong photoshop

Để có những hình ảnh đẹp, chất lượng bằng phần mềm photoshop. Một trong những điều bạn cần nắm vững đó là: Cách sử dụng các lệnh hiệu chỉnh của công cụ Adjustment layers trong photoshop. Hiện tại, nếu bạn đang kinh doanh online thì: Việc sử dụng thành thạo công cụ photoshop sẽ là một lợi thế để bạn tạo ra những bức ảnh ấn tượng cho sản phẩm của mình.

Tìm hiểu về Layer

1. Layer là gì?

Layer (lớp) là một trong những tính năng không thể thiếu trong Photoshop. Hình ảnh trong Photoshop của bạn không phải chỉ là một bản in trên mặt phẳng giấy 2D mà nó quản lý trên nhiều lớp (Layer) được xếp chồng lên nhau tạo nên bố cục tổng thể.

2. Tính chất của Layer

  • Khi tạo mới file hay mở file ảnh đầu tiên đều tạo ra Layer Background, được in chữ nghiêng và được khóa.
  • Layer mới tạo ra luôn luôn là một Layer trong suốt.
  • Layer Panel quản lý tất cả các layer. Mở bảng Layers Panel bằng cách vào menu Window > Layers ( Phím tắt F7).
  • Thứ tự sắp xếp các Layer trong bảng Layers Panel cũng là thứ tự sắp xếp của các yếu tố trên thiết kế đang làm.

*Lưu ý:

  • Chuyển Layer Background >> Layer thường. Bạn có thể Click vào icon khóa của Layer Background. Hoặc có thể vào menu Layer> New> Layer from Background…
  • Chuyển Layer thường >> Layer Background, khi file không có Layer Background. Bạn chọn Layer cuối cùng trong bảng Layers panel, vào menu Layer> New> Background from Layer…

3. Phân loại Layer

  • Layer mặc định: Là Layer Background có sẵn khi mở hoặc tạo mới file.
  • Layer trong suốt (transparent Layer): Là Layer không chứa bất kỳ điểm ảnh nào.
  • Layer chữ (text Layer): Layer chứa văn bản, được tạo bởi công cụ Type Tool.
  • Layer hiệu chỉnh (adjustment Layer): Chứa những tùy chỉnh ánh sáng, màu sắc để áp lên những Layer nằm phía dưới nó.
  • Layer Shape: Chứa những hình vẽ vector được tạo bởi công cụ Shape hoặc Pen tool. Những Layer này có thể phóng to/nhỏ mà không bị vỡ hình.
  • Layer Smart Object: Khi thao tác trên Layer Smart Object, đối tượng ban đầu vẫn được giữ nguyên. Ta có thể thay đổi nội dung ban đầu của Layer mà không ảnh hưởng tới những thao tác đã thực hiện trên nó.

4. Một số thao tác cơ bản trên Layer

  • Cách tạo Layer mới, bạn chỉ cần:
    • Click vào icon New Layer ở dưới bảng Layer trong Photoshop.
    • Hoặc vào menu Layer> New>Layer… (Ctrl+Shift+N).
  • Chọn Layer: Có 4 cách chọn Layer muốn thao tác
    • Click chuột vào tên Layer hoặc Layer Thumbnail trên bảng Layers panel.
    • Chọn công cụ Move, Click phải chuột vào hình ảnh trên cửa sổ làm việc. Khi đó sẽ hiện List cho ta chọn lên Layer cần thao tác.
    • Giữ Ctrl+Click vào hình cần chọn/giữ Ctrl+Alt+Click phải chuột vào hình.
    • Sử dụng chức năng Auto Select trên thanh Option của công cụ Move.
    • Lưu ý:

      Thay đổi Layer đang chọn bằng cách giữ Alt + phím [ hoặc phím ] để thay đổi Layer đang được chọn theo thứ tự từ trên xuống hoặc từ dưới lên.

  • Đổi tên Layer: Bạn chỉ cần Double click vào tên Layer và nhập tên mới cho Layer. Nhấn Enter để kết thúc thao tác của bạn.
  • Xoá Layer: Có 3 cách để bạn xóa 1 Layer bất kỳ
    • Chọn Layer cần xóa, chọn Delete.
    • Kéo thả Layer cần xóa và icon thùng rác ở bên dưới bảng Layer.
    • Click phải chuột vào Layer, chọn Delete Layer.
  • Nhân bản Layer
    • Kéo thả Layer vào icon New Layer ở bên dưới bảng Layers.
    • Vào menu Layer> Duplicate Layer/Layer>New>Layer via Copy (Ctrl+J).
    • Giữ phím Alt+ Kéo rê vùng hình của Layer qua vị trí khác.
    • Click phải chuột vào Layer, chọn Duplicate Layer.
    • Lưu ý: Có thể copy Layer từ file này sang file khác.
  • Thay đổi vị trí các Layer
    • Dùng MoveTool kéo vùng hình của Layer qua vị trí khác của vùng làm việc.
    • Dùng công cụ Move kéo Layer trong bảng Layers lên trên hoặc xuống dưới để sắp xếp vị trí từng lớp.
    • Lưu ý: Có thể dùng phím tắt bằng cách giữ phím Ctrl+ phím [ hoặc phím ] để thay đổi vị trí Layer hiện hành lên trên hoặc xuống dưới theo thứ tự.
  • Ẩn/hiện Layer 
    • Click vào icon con mắt ở phía trước Layer để ẩn/hiện Layer.
    • Có thể Click 1 icon và giữ chuột kéo rê dọc theo các Layer từ trên xuống; Hoặc từ dưới lên để ẩn/hiện đồng loạt các Layer.
    • Giữ phím Alt+Click vào icon con mắt của 1 Layer hoặc 1 Group để chỉ hiển thị một Layer/1 Group đó. Và ẩn tất cả các Layer còn lại. Giữ Alt+ Click lại icon con mắt của Layer đó một lần nữa để hiện tất cả các Layer.
  • Nhóm các Layer: Bạn hoàn toàn có thể nhóm các Layer vào thành 1 Group trong Photoshop. Hay nói cách khác là bạn có thể gộp Layer trong Photoshop vào thành 1 nhóm để quản lý.
    • Ta có thể nhóm các Layers lại thành từng nhóm để tiện quản lý bằng cách Click icon New group ở dưới bảng Layers panel. Sau đó kéo thả các Layers vào nhóm.
    • Giữ Shift hoăc Ctrl để chọn nhiều Layers cùng lúc. Sau đó kéo thả các Layers xuống icon New group ở dưới bảng Layers panel (phím tắt Ctrl +G). Ta có thể mở rộng hoặc thu gọn group Layer bằng các: Click vào icon mũi tên phía trước tên Group.
  • Opacity và Fill

    : Các Layer trong Photoshop có thể điều chỉnh độ trong suốt (Opacity) và độ sắc nét (Fill). Opacity và Fill thường được dùng khi bạn muốn hòa trộn các Layer được mượt mà hơn.

  • Blending Mode

    : Các chế độ hòa trộn được chia thành 6 nhóm khác nhau. 

    • Normal: Không có hòa trộn đặc biệt, chỉ có hiệu ứng mờ.
    • Darken: Làm ảnh sẫm màu hơn. Màu trắng hiện trên layer Blend.
    • Lighten: Làm sáng ảnh. Màu đen hiện trên layer Blend.
    • Contrast: Tăng độ tương phản. Màu xám 50% hiện trên layer Blend.
    • Comparative: So sánh sự khác biệt giữa các hình ảnh.
    • Color: Điều chỉnh các mức độ màu khác nhau cho ảnh.
  • Khóa Layer

    : Có 4 chế độ khóa để bạn lựa chọn, lần lượt là: Khóa điểm ảnh trong suốt, khóa cọ, khóa di chuyển và khóa tất cả.

  • Link layer: 

    Chọn hai hoặc nhiều Layer và nhấp vào nút này để liên kết chúng với nhau. Bạn có thể di chuyển những Layer này cùng nhau.

  • Add a new layer style:

    Giúp bạn thêm kiểu Layer mới. (Link tải Style)

  • Add a layer Mask:

    Giúp tạo Layer Mask mới.

  • Create a new fill/Adjustment layer:

    Tạo lớp fill hoặc điều chỉnh mới.

Sử dụng Layer Style

1. Layer Style là gì?

Layer Style được dùng khi bạn muốn tạo hiệu ứng cho đối tượng như đổ bóng, tạo hiệu ứng nổi, thêm đường viền,…

2. Có 02 cách sử dụng Layer Style

  • Cách thứ nhất: Bạn chuột phải vào Layer chọn Blending Options.
  • Cách thứ hai: Bạn chọn Layer xong ấn vào biểu tượng “fx” ở dưới Layer Panel.

3. Chức năng từng hiệu ứng như sau

a. Style

Liệt kê các Style sẵn có của Photoshop, bạn có thể lưu các Style để sử dụng cho lần sau. Trên mạng cũng có rất nhiều Style để bạn download về import vào sử dụng TẠI ĐÂY.

b. Blending Options

Nhằm thêm một số tùy chọn nâng cao như thay đổi mức trong suốt cho từng kênh R G B riêng biệt.

c. Bevel and Emboss
  • Sử dụng Bevel and Emboss để tạo hiệu ứng nổi ở cạnh Layer.
  • Trong mục Structure bạn có thể điều chỉnh hiệu ứng ở trong hoặc ngoài (Style), kiểu hiển thị hiệu ứng cứng hoặc mềm (Technique), độ đậm nhạt và kích thước của hiệu ứng (Depth/Size/Soften). Để thay đổi hướng ánh sáng và hòa trộn vùng sáng tối bạn có thể điều chỉnh các thông số trong hộp Shading.
  • Ngoài ra, trong Bevel and Emboss còn có hai mục con là Countour và Texture. Countour dùng để tạo các rãnh trên hiệu ứng và Texture để thêm các mẫu hoa văn vào đối tượng.

d. Stroke

Sử dụng Stroke để tạo đường viền cho Layer. Bạn có thể điều chỉnh độ dày đường viền, vị trí đường viền (trong, ngoài, căn giữa), độ trong suốt, màu sắc…

e. Inner Shadow

Sử dụng Inner Shadow để tạo đổ bóng bên trong Layer. Bạn có thể điều chỉnh góc, khoảng cách, kích thước đổ bóng.

f. Inner Glow

Sử dụng Inner Glow để tạo hiệu ứng phát sáng vào bên trong Layer.

g. Satin

Đổ bóng Layer bằng Satin thích hợp tạo các hiệu ứng giống Logo kim loại trên xe Ô tô.

h. Color Overlay

Phủ Layer bằng một lớp màu đơn sắc với Color Overlay.

i. Gradient Overlay

Áp cho Layer bằng một lớp Gradient. Bạn có thể chọn góc đổ, Stlye đổ, chọn các Gradient sẵn có hoặc tự tạo cho mình một Gradient mới.

j. Pattern Overlay

Phủ Layer bằng một lớp Pattern.

k. Outer Glow

Tạo hiệu ứng phát sáng ra ngoài Layer. Cái này ngược lại với Inner Glow.

m. Drop Shadow

Tạo đổ bóng bên dưới Layer.

n. Sử dụng nhiều hiệu ứng trên một Layer
  • Bạn có thể áp dụng nhiều hiệu ứng lên một Layer cùng một lúc. Những Layer có hiệu ứng sẽ có thêm biểu tượng “fx” trong Layer Panel. Để xem các hiệu ứng đang được áp dụng cho Layer đó bạn kích vào mũi tên ở chữ “fx”.
  • Ngoài ra, Bạn cũng có thể tắt bật hiệu ứng bằng biểu tượng con mắt để quan sát sự thay đổi. Nếu muốn thay đổi thông số của hiệu ứng bạn kích đúp trực tiếp vào hiệu ứng cần thay đổi nó sẽ hiện bảng Layer Style.
o. Copy, Paste, Delete Layer Style

Photoshop hỗ trợ bạn Copy Style từ một Layer này sang một Layer khác bằng cách chuột phải vào Layer và chọn Copy Layer Style. Sau đó kích vào Layer khác và chọn Paster Layer Style là được. Ngoài ra, khi chuột phải cũng có lựa chọn Clear Layer Style để xóa hết toàn bộ hiệu ứng trên Layer đang thao tác.

Sử dụng Layer Mask

1. Layer Mask là gì?

Bạn có thể hình dung Layer Mask giống như cái mặt nạ. Phần nào trên cái mặt nạ đó hở ra thì bạn mới nhìn thấy bên dưới cái mặt nạ đó.

2. Nguyên tắc hoạt động

  • Áp màu đen hoặc trắng trên một layer cùng cấp với layer chứa nội dung cần che.
  • Dùng công cụ tạo màu trắng hoặc đen như Brush tô trắng đen, Gradient hai màu trắng đen,…đổ màu lên lớp Layer Mask này để che các chi tiết bạn muốn.
  • Tô màu trắng cho phần bạn muốn thấy, phần đen cho chi tiết bạn muốn che lại.

3. Cách tạo Layer Mask

4. Cách dùng Layer Mask cùng với Brush hoặc Gradient

a. Brush Tool
  • Tạo Layer Mask bằng cách click vào icon Layer Mask
  • Sau đó chọn công cụ Brush, nét cọ mềm, chỉnh kích thước cọ
  • Cọ màu đen và tô lên trên Layer Mask xem kết quả.

  • Những phần tô màu đen lên sẽ biến mất để lộ ra hình mèo Chii ở Layer dưới.
  • Bạn thử đổi màu cọ sang màu trắng (Ấn phím tắt X) và tô lại lên Layer Mask xem nhé. Tô màu trắng đến đâu thì nó sẽ che Layer bên dưới đến đấy.
b. Gradient Tool
  • Bước 1: Thực hiện tương tự 2 bước đầu ở công cụ Brush.
  • Bước 2: Nhấn phím G (Gradient Tool), bạn có thể tham khảo thêm chức năng này để thực hiện tô Gradient cho Layer Mask. 

5. Một số thao tác lên Layer Mask

  • Chuyển Layer Mask sang một layer khác: Click giữ layer mask và kéo sang Layer bạn muốn chuyển Layer Mask đến.

  • Copy Layer Mask: Ấn Alt + Kích chọn Layer Mask và kéo sang Layer muốn copy.

  • Tạm ẩn Layer Mask: Ấn Shift và kích vào Layer Mask.

  • Khóa Layer Mask: Bạn để ý giữa Layer Mask và Layer thường có biểu tượng mắt xích, biểu tượng này có ý nghĩa là khóa hai Layer này lại với nhau. Nếu bạn di chuyển một trong hai Layer thì Layer còn lại sẽ di chuyển theo. Bạn có thể kích vào cái mắt xích đó để ngừng liên kết. Lúc này nếu di chuyển một trong hai Layer thì Layer còn lại vẫn giữ nguyên vị trí.

Sử dụng Blending Mode

  • Base: Đây là phần layer dưới cùng.
  • Blend: Layer trên cùng với chế độ đó là Blending được áp dụng.
  • Kết quả: Đây là sự kết hợp của hai layer kết hợp cùng với chế độ Blending.

1. Nhóm Normal

  • Normal: Đây là chế độ mặc định và không áp dụng hiệu ứng.​
  • Dissolve: Chế độ này  là cách pha trộn hoạt động trên các điểm ảnh và thực hiện  xử lý độ trong suốt dưới dạng một mô hình điểm ảnh có ứng dụng mô hình rung động khuếch tán.

2. Nhóm Darken

  • Darken: Nếu như các điểm ảnh trên một layer được chọn màu sẫm hơn các điểm ảnh nằm trên các layer bên dưới thì chúng sẽ được giữ trong hình ảnh.
  • Multiply: Ngoại trừ tông  màu trắng trên các màu pha trộn thì các màu khác sẽ được hòa màu tối dần. Điều này giống như việc lấy hai tấm phim trong suốt, đặt chúng lên nhau và giữ nguyên ánh sáng. Trong đó, có nghĩa là màu trắng sẽ bị bỏ qua.
  • Color Burn: Đây là màu tối hơn Multiply, với nhiều tông màu khác nhau có tính bão hòa cao và có tác dụng làm giảm điểm nổi bật. Màu càng tối thì độ tương phản sẽ càng cao. Trộn với màu trắng để không tạo ra sự thay đổi.
  • Linear Burn: Tối hơn Multiply, nhưng lại ít bão hòa hơn Color Burn. Chế độ này sẽ giúp người dùng có thể làm giảm độ sáng của màu cơ bản. Trộn với màu trắng nhằm không tạo ra sự thay đổi.
  • Darker Color: Gần giống như chế độ hòa trộn Darken, nhưng tối hơn trên kênh tổng hợp, thay vì giống như trên kênh màu RGB riêng biệt.

3.

Nhóm Lighten

  • Lighten: Nếu như các điểm ảnh của layer được chọn có màu nhẹ hơn các điểm ảnh trên các layer bên dưới thì chúng sẽ được giữ trong hình ảnh. Ngược lại, nếu như các điểm ảnh trong layer tối hơn thì chúng sẽ được thay thế bằng các điểm ảnh trên những layer bên dưới.
  • Screen: Tương tự giống với chế độ hòa trộn Lighten, nhưng sáng hơn và dẽ dàng loại bỏ nhiều điểm ảnh tối hơn, và kết quả là các thao tác chuyển tiếp mượt mà hơn.
  • Color Dodge: Kết quả trong một màu tương phản cường độ cao và  thường dẫn đến tông màu trung vị bão hòa cùng những điểm nổi bật.
  • Linear dodge: Tiện ích này lại trái với Linear burn.
  • Lighter color: Trái với tiện ích Darken color.

4. Nhóm Contrast

  • Overlay: Đây được coi là sự kết hợp của chế độ Screen trên các điểm ảnh sáng hơn cùng với chế độ Multiply nằm trên các điểm ảnh tối hơn.
  • Soft Light: Đây là sự kết hợp của chế độ Screen cùng với Multiply.
  • Hard Light: Sự kết hợp hoàn hảo của chế độ Linear Dodge và chế độ Linear Burn.
  • Vivid Light: Đây là sự kết hợp giữa chế độ Color Dodge và chế độ Color Burn.
  • Linear Light: Đây là sự kết hợp giữa chế độ Linear Burn và chế độ Linear Dodge.
  • Pin Light: Nó là sự kết hợp hoàn hảo giữa chế độ Lighten với Darken.

5. Nhóm Inversion

  • Difference: Đây là cách loại trừ một điểm ảnh trên layer đang hoạt động, từ một pixel tương ứng ở trong chế độ xem tổng hợp của các layer nằm bên dưới (BA).
  • Exclusion: Mode này giữ lại màu đen, và  thực hiện đảo ngược màu khác màu đen, tuỳ thuộc vào độ sáng của màu khác màu đen thì mức độ đảo ngược nhiều hay ít.

6. Nhóm Component

  • Hue: Giữ cho màu của layer luôn ổn định và pha trộn độ sáng cũng như đảm bảo độ bão hòa của các layer bên dưới.
  • Saturation: Giữ độ bão hòa của layer đang hoạt động, và pha trộn độ sáng và sắc thái từ các layer bên dưới – nơi các màu từ layer hoạt tính được bão hòa.
  • Color: Giữ màu của layer đang hoạt động cùng với sự pha trộn màu sắc và độ bão hòa màu sắc của layer đang hoạt động với độ chói của những layer thấp hơn.​
  • Luminosity: Giữ độ sáng của layer đang hoạt động, và thực hiện pha trộn nó với màu sắc và độ bão hòa của chế độ tổng hợp của những layer dưới.

Sử dụng Adjustment layer

1. Adjustment Layers là gì?

  • Adjustment Layers dùng để thay đổi, chỉnh sửa độ, tone màu… cho hình ảnh mà không áp trực tiếp lên hình ảnh. 
  • Những layers nằm dưới Adjustment Layers đều bị ảnh hưởng.

2. Cách sử dụng Adjustment Layers

  • Click chọn icon Cereate new fill or Adjustment Layers ở bên dưới bảng Layers Panel rồi chọn lệnh điều chỉnh.
  • Chọn lệnh điều chỉnh trên Adjustment Panel (Window > Adjustments).
a. Solid Color
  • Tạo một lớp thuần màu phủ lên trên hình ảnh.
  • Bạn chọn một màu đơn sắc muốn tô trong bảng Color Picker trong công cụ Adjustment Layers. Và tiến hành phủ màu lên hình ảnh của bạn.
b. Gradient
  • Tạo một lớp tô màu chuyển sắc phủ lên trên hình ảnh.
  • Chọn màu Gradient Fill… của Adjustment Layers.

Ngoài ra, có thể kéo rê chuột ở phần hình ảnh để thay đổi vị trí của Gradient trên hình.

c. Pattern
  • Tạo một lớp chất liệu phủ lên trên hình ảnh.
  • Chọn mẫu Pattern Fill của công cụ Adjustment Layers.
  • Có thể kéo rê chuột ở phần hình ảnh để thay đổi vị trí của pattern trên hình ảnh.
d. Brightness/ Contrast

Brightness/Contrast Adjustment cho phép bạn điều chỉnh sáng tối của hình để cân chỉnh độ tương phản.

  • Brightness: Kéo sang phải để tăng ánh sáng và mở rộng phần Highlights (vùng sáng). Kéo sang trái để giảm ánh sáng và mở rộng phần Shadows (vùng tối).
  • Contrast: mở rộng hoặc thu nhỏ phạm vi tổng thể ánh sáng trên hình ảnh. Để tăng hoặc giảm tương phản cho hình ảnh.
  • Tùy chọn Use legacy: Khi chức năng này được bật; Nó chỉ cân chỉnh vùng có điểm ảnh cao hơn hoặc thấp hơn ở vùng Highlights và Shadows. Điều này rất dễ gây nên tình trạng sáng quá hoặc tối quá. Gây mất nét, còn gọi là cháy hình. Do đó, tùy chọn này không được khuyến khích sử dụng cho hình chụp.
e. Exposure

Exposure điều chỉnh độ phơi sáng để tăng giảm ánh sáng của hình:

  • Exposure: Cân chỉnh vùng sáng của hình ảnh, ảnh hưởng rất ít đến vùng tối.
  • Offset: Cân chỉnh vùng tối và trung tính của hình ảnh. Ảnh về 0, biến những giá trị âm thành giá trị dương.
  • Eyedroppers: Các công cụ Eyedroppers của Exposure điều chỉnh Iuminance (độ chói) của hình ảnh:
    • Set Black Point: Đưa giá trị Offset của điểm ảnh bạn click về 0.
    • Set White Point: Đưa giá trị Exposure của điểm ảnh bạn click về 0.
    • Set Midtone Point: Đưa giá trị Exposure của điểm ảnh bạn click về màu xám.
f. Levels

Levels trong công cụ Adjustment Layers dùng để cân chỉnh ánh sáng và màu sắc của hình ảnh. Thông qua các vùng sáng, tối và trung tính:

  • Sử dụng Levels để cân chỉnh sáng tối
    • Click chọn Levels… từ Adjusment layer trong bảng layers panel. Hoặc vào menu Image > Adjustment > Levels…
    • Chọn kênh tổng hợp (RGB hoặc CMYK) trong mục Chanel.
    • Để cân chỉnh vùng tối, kéo điểm neo màu đen từ trái sang phải. Khi kéo thì vùng tối càng tối hơn.
    • Để cân chỉnh vùng sáng, kéo điểm neo màu trắng từ phải sang trái. Khi kéo thì vùng sáng càng sáng hơn.
    • Để cân chỉnh vùng trung tính, kéo điểm neo màu xám sang trái để mở rộng vùng sáng; Kéo sang phải để mở rộng vùng tối.
    • Lưu ý: Đưa ảnh về đúng sáng bằng cách: Kéo điểm neo màu đen và màu trắng chạm vào 2 đầu của biểu đồ histogram.
  • Sử dụng Levels để cân chỉnh màu sắc: Chọn kênh muốn hiệu chỉnh trong mục Chanel.

    • Red: hiệu chỉnh màu đỏ (bên phải) và xanh Cyan (bên trái).
    • Green: hiệu chỉnh màu xanh lá (bên phải), hồng Magenta (bên trái).
    • Blue: hiệu chỉnh màu xanh dương (bên phải) và vàng (bên trái).
  • Lưu ý: Output Levels mang tính chất nghich lại với Input Levels.

    • Khi kéo điểm neo màu đen qua trái, vùng tối sẽ được sáng hơn; Tạo lớp mù trên hình.
    • Khi kéo điểm neo màu đen qua phải, vùng sáng sẽ tối hơn.
    • Cân chỉnh Output Levels sẽ giảm tương phản để tạo hiệu ứng Low- Contrast. Cân chỉnh Input Levels sẽ tăng tương phản hơn.
i. Curves
  • Dùng để cân chỉnh ánh sáng và màu sắc của hình ảnh qua:
    • Điểm sáng nhất, điểm tối nhất.
    • Điểm trung tính của hình ảnh.
    • Thể hiện trên các điểm điều chỉnh ứng với từng vị trí màn trên hình.
  • Mặc định, ánh sáng và màu sắc của hình được thể hiện bằng một đường chéo trên bản đồ:
    • Cột bên trái ứng với vùng tối (Shadows).
    • 2 cột giữa ứng với vùng trung tính (Midtones).
    • Cột phải ứng với vùng sáng (Highlights).
  • Biểu đồ nằm ngang thể hiện thông sống Input Levels. Biểu đồ nằm dọc thể hiện thông số Output Levels.
  • Curves adjusment có thể được sử dụng trên hình ảnh với hệ màu CMYK, Lab và Grayscale. Với hệ màu CMYK, biểu đồ thể hiện phần trăm của từng kênh màu. Với Lab và Grayscale, biểu đồ thể hiện ánh sáng của hình.

i1. Sử dụng Curves để cân chỉnh sáng tối.

  • Click chọn Curves… từ Adjustment Layers trong bảng Layer Panel. Hoặc vào menu Image > Adjustments > Curves.
  • Chọn kênh tổng hợp (RGB hoặc CMYK) trong mục Chanel.
  • Để cân chỉnh vùng sáng, di chuyển điểm điều chỉnh ở góc trên.
  • Để cân chỉnh vùng tối, di chuyển điểm điều chỉnh ở góc dưới.
  • Để cân chỉnh vùng trung tính, di chuyển điểm điều chỉnh ở giữa.
  • Có thể tạo thêm nhiều điểm điều chỉnh bằng cách Click vào vị trí bất kì trên thanh điều chỉnh. Hoặc chọn công cụ ngón tay rồi rê chuột click vào hình.

i2. Sử dụng Curves để cân chỉnh màu sắc.

  • Click chọn Curves… từ Adjustment Layers trong bảng Layer Panel. Hoặc vào menu Image > Adjustment > Curves.
  • Chọn kênh muốn hiệu chỉnh trong mục Channel.
Một số lưu ý cho Levels và Curves
  • Có thể sử dụng công cụ Eyedropper click vào đúng điểm tối nhất, sáng nhất. Hoặc  trung tính trong hình để tự động cân chỉnh màu sắc, ánh sáng.
    • Để xác định vùng sáng hoặc vùng tối trên hình. Giữ Alt trong khi kéo hiệu chỉnh điểm điều chỉnh vùng sáng và vùng tối.
    • Với thanh điều chỉnh của Curves, có thể add tối đa 16 điểm điều chỉnh. Mang lại kết quả chi tiết và cụ thể hơn Levels.
  • Levels hoạt động trên nguyên tắc điều chỉnh vùng, cho kết quả tổng thể hơn, còn Curves hoạt động trên nguyên tắc điều chỉnh điểm.
  • Khi chỉnh sửa trong Photoshop. Bạn nên chỉnh Levels hoặc Curves trước khi cân chỉnh bất cứ một lệnh hiệu chỉnh màu sắc nào.
j.

Vibrance

  • Vào menu Image > Adjustments > Vibrance… Hoặc chọn Vibrance từ Adjustment Layer trong bảng Layers panel.
  • Vibrance: Tăng độ bão hòa màu của những vùng chưa bão hòa. Đồng thời giữ nguyên độ bão hòa với những vùng đã bão hòa màu. Điều này cũng ngăn ngừa màu da trở nên đậm hơn.
  • Saturation: Tăng độ bão hòa màu của tổng thể hình. Tăng nhiều dễ bị cháy hình.
k.

Công cụ Hue / Saturation

Dùng để hiệu chỉnh màu sắc, độ bão hòa, sắc độ một vùng hình ảnh hoặc toàn bộ hình ảnh; Đổi màu cho một chủ thể.

Để sử dụng công cụ Hue/ Saturation: Vào menu Image > Adjustments > Hue/Saturation… (Ctrl + U). Hoặc chọn Hue/Saturation từ Adjusstment Layertrong bảng Layers panel.

  • Hue: Hiệu chỉnh màu sắc. Bạn có thể nhập giá trị hoặc kéo thanh trượt đến khi cảm thấy màu phù hợp. Các giá trị hiển thị trong hộp thể hiện màu sắc theo bánh xe. Thông số dương cho ta giá trị quay theo chiều kim đồng hồ; Thông số âm theo chiều ngược lại.
  • Saturation: Nhập thông số hoặc kéo thanh trượt để tăng / giảm độ bão hòa màu. Các màu sắc sẽ chuyển xa dần hoặc lại gần trung tâm bánh xe màu: Giúp tăng giảm độ rực của hình.
  • Lightness: Nhập giá trị hoặc kéo thanh trượt sang phải để tăng độ sang của màu (thêm trắng); Hoặc sang trái để giảm độ sáng (thêm đen).
  • Colorize: Áp một màu đơn sắc lên cho toàn bộ tấm hình.
  • Eyedropper: Sử dụng công cụ eyedropper click lên hình để xác định mật độ màu cần thay đổi. Chọn công cụ có dấu + để add thêm màu; Công cụ có dấu – để loại bớt màu.
l.

Color Balance

  • Color Balance: Giúp hiệu chỉnh, cân bằng màu sắc theo vùng hình ảnh: Vùng tối, vùng sang, vùng trung tính.
  • Để sử dụng công cụ Corlor Balance: Vào menu Image > Adjustments > Color Balance… Hoặc chọn Color Balance từ Adjustment Layer trong bảng Layers panel.
  • Di chuyển thanh trượt để thay đổi màu sắc. Kéo thanh trượt về gần phía màu nào thì tăng màu đó; Kéo ra xa thì giảm màu đó và tăng màu phía ngược lại.
  • Khi tùy chọn Preserve Luminosity được chọn: Các sắc độ ánh sáng sẽ không thay đổi khi thay đổi màu sắc của hình.
m.

Công cụ Black & White

Công cụ black & White: Dùng để biến hình ảnh thành grayscale (trắng đen) với các cấp độ sáng khác nhau.

Để sử dụng Black & White: Vào menu Image > Adjustments > Black & White… Hoặc chọn Black & White từ Adjustment Layer trong bảng Layer panel.

  • Presets: Cung cấp những thông số có sẵn trong Photoshop .
  • Auto: Tự động cân chỉnh thông số các kênh màu để đưa về mức Grayscale phù hợp.
  • Các kênh màu: Kéo để tăng hoặc giảm mức độ sáng tối của những vùng hình ảnh chứa tone màu tương ứng.
  • On-image adjustments tool (hình bàn tay): Click trực tiếp vào hình ảnh để xác định vùng cần hiệu chỉnh.
  • Để áp thêm một tone màu khác: Chọn Tint và chọn màu trong ô Color kế bên.
n.

Công cụ Photo Filter

Vào menu Image > Adjustments > Photo Filter… Hoặc chọn Photo Filter từ công cụ Adjustments Layers trong bảng Layer panel.

  • Filter: Những tone màu có sẵn của Photoshop để giúp cân bằng White Balance ấm hơn hoặc lạnh hơn.
  • Color: Chọn màu tùy ý để áp tone màu cho ảnh.
  • Density: Điều chỉnh mật độ màu sắc áp lên hình.
  • Preserve Luminosity: Giữ nguyên sắc độ ánh sáng khi thay đổi màu sắc.

o. Channel Mixer

Công cụ adjustment layers dùng để thêm hoặc bớt màu xám vào những kênh màu có sẵn của hình ảnh.

Vào menu Image >> Adjustments >> Channel Mix… Hoặc chọn Channel Mixer… từ djustment Layer trong bảng Layers panel.

  • Preset: Cung cấp những thông số có sẵn của Photoshop.
  • Output channel: Chọn những kênh màu của hình ảnh để thao tác.
  • Source channels: Cân chỉnh những kênh màu sắc có sẵn của hình ảnh để thêm hoặc bớt màu cám vào những kênh màu này.
  • Constant: Điều chỉnh tone màu xám tổng hợp các kênh cho ra kết quả cuối cùng, giá trị âm cho kết quả thêm màu đen, giá trị dương cho kết quả thêm màu trắng.
  • Monochrome: Cho kết quả là hình grayscale với chất lượng cao.

Lưu ý: Phân biệt Monochrome, Black & White và Grayscale.

  • Monochrome: Hình ảnh với màu đơn sắc. Trên hình ảnh chỉ chứa 1 tone màu đơn sắc nào với các sắc độ sáng tối khác nhau ( Ví dụ màu xanh trên nền đen). Black & White là một loại monochrome. Nhưng không phải là tất cả các hình ảnh monochrome đều là black & white.
  • Black & White: Hình ảnh chứa màu trắng và đen. Tỷ lệ màu trắng và màu đen có tỷ lệ chiếm 70% hình ảnh, tương phản cao.
  • Grayscale: Hình ảnh đen trắng với cấp độ xám là chủ yếu. Trên hình chứa nhiều màu xám hơn màu trắng và đen.

p. Công cụ Color Lookup

  • Dùng để áp những hiêu ứng tone màu có sẵn vào hình ảnh. Vào menu Image > Adjustments > Color Lookup… Hoặc chọn Color Lookup từ Adjustments Layer trong bảng Layer panel.
  • Color Lookup cung cấp 3 thư mục chứa các tùy chỉnh có sẵn. Có thể click chọn bất kì tùy chỉnh nào trong danh sách để áp dụng vào hình ảnh. Tùy chỉnh Abstract chỉ có trên máy sử dụng hệ điều hành Mac OS.

q. Công cụ Invert

  • Dùng để tạo một hiêu ứng màu âm bản của hình ảnh hiện có. Tất cả các màu sắc trên hình sẽ bị nghịch đảo lại.
  • Vào menu Image > Adjustments > Invert; Hoặc chọn Invert từ Adjustment Layer trong bảng Layers panel.
r.

Công cụ Posterize

  • Dùng để xác định những vùng có giá trị âm; Hoặc những vùng có chứa những vùng sáng của ảnh. Sau đó sẽ gộp những vùng có điểm ảnh tương đồng lai tạo thành những mảng màu.
  • Vào menu Image > Adjustments > Posterize… Hoặc chọn Posterize từ Adjustment Layer trong bảng Layers panel. Điều chỉnh levels để có kết quả mong muốn.

s. Công cụ Threshold

  • Dùng để chuyển hình ảnh thành trắng đen với độ tương phản cao.
  • Vào menu Image > Adjustments > Threshold; Hoặc chọn Threshold từ Adjustments Layers trong bảng Layers Panel.

  • Khi hiệu chỉnh thông số Threshold level. Những vùng sáng hơn thông số Threshold evel sẽ được chuyển thành màu trắng; Những vùng tối hơn sẽ chuyển thành màu đen.

t. Công cụ Gradient Map

  • Gradient Map: Dùng để áp màu chuyển sắc (gradient) vào hình ảnh theo các vùng sáng tối và trung tính. Phần màu bên trái sẽ được áp vào vùng tối; Phần màu bên phải gradient sẽ được áp vào vùng sáng.
  • Vào menu Image > Adjustments > Gradient Map… Hoặc chọn Gradient Map từ Adjustment Layer trong bảng Layers panel.

  • Để chọn gradient trong thư viện: Click vào mũi tên bên cạnh khung gradient và chọn gradient có sẵn.
  • Để chỉnh sửa gradient, click vào phần hiển thị gradient.
  • Dither: Thêm những hạt noise ngẫu nhiên vào những phần mịn của gradient. Làm giảm độ mịn của những vùng chuyển sắc.
  • Reverse: nghịch đảo màu chuyển sắc.

u. Công cụ Selective Color

  • Dùng để loại trừ màu sắc hoặc pha thêm màu vào từng kênh riêng biệt. Kênh White tượng trưng cho vùng sáng, Black là vung tối, và Neutral là vùng trung tính.
  • Vào menu Image > Adjustments > Selective Color… Hoặc chọn Selective Color từ Adjustment Layer trong bảng Layers panel.

  • Chọn kênh màu muốn hiệu chỉnh ở bảng Colors. Kéo thanh trượt bên dưới ở từng thanh màu cụ thể để cân chỉnh từng màu trong kênh đó.
  • Relative: Thay đổi số lượng màu hiện có bằng tỷ lệ % của tổng số.
  • Ví dụ mình có 50% magenta, cộng thêm 10% nữa, thì tổng thêm sẽ là: 10% của 50% (5%) ban đầu => kết quả bằng 55% magenta.
  • Absolute: Thay đổi số lượng màu hiện có bằng giá trị tuyệt đối khi thêm vào. Ví dụ mình có 50% magenta cộng thêm 10% là 60% magenta.

Lưu ý: Quy tắc pha màu trong photoshop

  • Cam = Đỏ + Vàng (tỷ lệ 1:1).
  • Nâu = Đỏ + Vàng (vàng ít).
  • Tím = Blue + Magenta (magenta ít).
  • Xanh ngọc bích = Xanh Cyan + Xanh Blue (tỷ lệ 1:1).

v. Công cụ Shadows/Highlights

  • Giúp cân chỉnh những tấm hình quá sáng hoặc quá tối. Nó hoạt động theo cơ chế: Chuyển những điểm ảnh quá sáng hoặc quá tối về gần bằng với những điểm ảnh sáng/ tối trong hình.
  • Shadows: Thanh trượt Amount cho phép chúng ta làm những vùng tối của hình ảnh sáng hơn. Thông số cang cao cang làm vùng tối sáng hơn.
  • Highlights: Thanh trượt Amount cho phép chúng ta làm những vùng sáng cảu hình ảnh tối hơn.

Khi chọn Shadows More Options, chúng ta thêm những tùy chọn sau:

Shadows/Highlights:

  • Tone: Điều chỉnh mật độ điểm ảnh cảu vùng sáng và vùng tối sao cho hài hòa.
  • Radius: Điểu chỉnh kích thước của mỗi điểm ảnh cận kề.

Adjustments:

  • Color Correction: điều chỉnh độ bão hòa màu của những vùng hình ảnh bị dư màu.
  • Brightness: Điều chỉnh độ sáng của hình ảnh grayscale.
  • Midtone Contrast: Điều chỉnh mức độ tương phản của những điểm ảnh trung tính trong hình.
  • Black Clip: xác định độ tối của những điểm ảnh tối.
  • White Clip: xác định độ sáng của những điểm ảnh sáng.

w. Công cụ Desaturate

Chuyển hình ảnh có màu thành hình ảnh grayscale (trắng đen). Mức độ sáng của mỗi điểm ảnh ngang gần nhau. Kết quả cho ra hình ảnh tương đương với kết quả khi giảm thanh Saturation của Hue/Saturation xuống -100.

Sử dụng Clipping Mask

Bước 1: Mở hình ảnh mà bạn muốn lồng vào chữ

Chọn File => Open (Ctrl + O) để mở file ảnh làm background phù hợp lồng vào chữ.

Bước 2: Đổi tên cho layer

Nhấn đúp vào tên “background” hoặc nhấn một lần vào biểu tượng khóa nằm phía bên phải. Theo mặc định ngay lập tức nó sẽ chuyển thành “Layer 0”.

Bước 3: Tạo text

  • Sử dụng công cụ Type Tool (T) bằng cách nhấn vào biểu tượng như hình minh họa.
  • Đặt text trong khu vực làm việc để viết chữ bạn mong muốn.
  • Hãy tùy chỉnh kích thước, font chữ, dãn cách dòng,… để phù hợp.

Bước 4: Sắp xếp đúng vị trí layer

  • Để lồng ảnh vào trong chữ thì có nghĩa bạn cần đặt layer ảnh lên trước layer text.
  • Dùng chuột trái, kéo và thả layer ảnh hay “layer 0” lên phía trên layer text. 

Bước 5: Clipping Mask

Click chuột phải vào layer hình và chọn Clipping Mask và nhận thành quả.

Bước 6: Lưu file dưới dạng png

  • Nếu bạn muốn chèn phần chữ đã xử lý trên vào một background khác thì hãy lưu lại nó dưới dạng png.
  • Chọn File => Save As sau đó chọn thư mục muốn lưu file và định dạng file theo kiểu png.
  • Hoặc File => Export As chọn định dạng file theo kiểu png và chọn thư mục muốn lưu file.