Nguồn psu là gì? Cấu tạo bộ nguồn máy tính và thông số

PSU là thiết bị quan trọng không thể thiếu cung cấp năng lượng giúp máy tính hoạt động. Ngoài ra, nó còn quyết định sự ổn định của hệ thống, tuổi thọ của các thiết bị phần cứng khác. Vậy, rốt cục PSU là gì? Tại sao nó lại mang tầm quan trọng như thế? Để giải đáp các câu hỏi này, cùng chúng tôi đi tìm hiểu câu trả lời qua bài viết “PSU là gì? Những điều về PSU bạn cần biết” dưới đây.

PSU là gì?

PSU là viết tắt cho cụm từ Tiếng Anh: Power Supply Unit hay dịch ra Tiếng Việt chính là Nguồn máy tính, là một thiết bị rất quan trọng có chức năng cung cấp năng lượng cho bộ mạch chủ, ổ cứng, ổ quang,… đáp ứng đủ mọi năng lượng giúp cho các thiết bị phần cứng của máy tính hoạt động năng suất hiệu quả.

Bộ nguồn máy tính được tháo vỏ

Do đó, có thể nói, nguồn máy tính hay PSU chính là một thiết bị phần cứng quan trọng, cung cấp năng lượng hoạt động cho toàn bộ hệ thống máy tính. Với hàng loạt công nghệ mới 2 trong 1 như RAM Dual Channel, CPU DualCore,… , bộ nguồn là thiết bị hết sức quan trọng, thậm chí quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó quyết định tuổi thọ, sự ổn định của hệ thống .

Đặc điểm của nguồn máy tính

Nguồn máy tính (PSU) là loại nguồn phi tuyến, khác với loại nguồn tuyến tính ở chỗ là nguồn phi tuyến cho điện áp đầu ra ổn định, ít hoặc không phụ thuộc tí nào vào điện áp đầu vào trong giới hạn cho phép. Ngược lại, nguồn tuyến tính ( thường có cấu tạo là biến áp với cuộn sơ cấp và thứ cấp) cho điện áp đầu ra phụ thuộc vào điện áp đầu vào.

Cấu tạo bộ nguồn máy tính

Sau khi có hiểu thêm “PSU là gì?”cũng như đặc điểm của nó, hãy cùng khám phá các thành phần có trong bộ nguồn máy tính PSU mà không thể không nhắc đến:

Bộ biến áp

Bộ biến áp nằm trong nguồn máy tính này có tác dụng hạ áp của điện lưới xuống một mức thích hợp cho thiết bị. Điện thế ra của biến áp chính là dạng điện xoay chiều nhưng có mức điện áp thấp hơn nhiều. Ngoài ra, bộ biến áp này còn có nhiệm vụ cách ly các thiết bị với điện thế lưới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng máy tính.

Bộ nắn điện (hay còn gọi là bộ chỉnh lưu)

Bộ nắn điện này có chức năng chuyển đổi điện thế xoay chiều thành điện thế một chiều (DC).

Bộ lọc chỉnh lưu

Bộ chỉnh lưu trong nguồn máy tính có thành phần chính là tụ điện với nhiệm vụ giảm gợn sóng cho dòng điện DC sau khi được chỉnh lưu.

Bộ lọc nhiễu điện

Bộ lọc nhiễu điện có công dụng tránh hoặc làm giảm các nhiễu và xung điện trên lưới điện tác động không tốt đến thiết bị, các bộ lọc sẽ giới hạn hoặc triệt tiêu các thành phần không tốt này.

Mạch ổn áp

Mạch ổn áp trong PSU có chức năng làm ổn định điện áp cung cấp cho các thiết bị máy tính khi có sự thay đổi của dòng tải điện, nhiệt độ và điện áp đầu vào ( chúng ta có thể hình dung như kiểu LIOA thường được sử dụng trong nhà).

Mạch bảo vệ

Mạch bảo vệ có chức năng hỗ trợ bảo vệ, giảm các thiệt hại cho thiết bị khi có các sự cố do nguồn điện gây ra (ví dụ như quá áp, quá dòng, …). Từ đó đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Nguồn máy tính PSU

Một số yếu tố nên biết khi sử dụng bộ nguồn

Sau khi hiểu được “PSU là gì?”, biết được đặc điểm cũng như cấu tạo của PSU, hãy cùng tìm hiểu một số yếu tố cần lưu ý khi sử dụng bộ nguồn máy tính (PSU)

Thời gian duy trì điện

Giá trị thời gian duy trì điện được xác định bằng mili giây mà bộ nguồn có thể duy trì được các đường điện ra ở đúng định mức khi đường điện vào bị ngắt. Điều này đặc biệt có ích khi bạn sống trong các khu vực có điện không ổn định. Giá trị thời gian duy trì điện tiêu chuẩn là khoảng 17ms và bộ nguồn máy tính nên có chỉ số này càng cao càng tốt.

Power Factor Correction (PFC)

PFC là mạch hiệu chỉnh hệ số công suất, cho phép việc cung cấp điện đạt hiệu quả sử dụng cao.

Passive PFC

PFC làm giảm độ lệch pha giữa dòng điện(A) và điện áp(V) góp phần tăng hiệu suất sử dụng năng lượng

Có 3 loại PFC chính là Active PFC, Passive PFC và Non PFC. Tất cả các bộ nguồn được sản xuất vào hiện tại đều thuộc một trong 3 loại này:

Active PFC

Đây là kiểu dạng hiệu quả nhất, được sử dụng mạch điện tự động có nhiệm vụ điều chỉnh đến khi hiệu suất sử dụng điện có thể đạt tới 95% (theo lý thuyết). Ngoài ra, Active PFC còn có một ưu điểm không thể không nhắc đến đó là khả năng khử nhiễu điện cũng như căn chỉnh đường điện vào. Tuy nhiên do kiến trúc phức tạp của Active PFC nên những bộ nguồn dùng công nghệ này đều có giá khá cao.

Active PFC có khả năng khử nhiễu và căn chỉnh đường điện vào

Passive PFC

Đây là một trong những dạng phổ biến nhất hiện nay. Passive PFC có chức năng căn chỉnh dòng điện thông qua các tụ lọc. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là khả năng làm việc dễ bị thay đổi theo thời gian cũng như dễ chịu tác động lớn từ các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, chấn động…

Non PFC

Non PFC là các PSU không được trang bị mạch hiệu chỉnh công suất. Các PSU này thường có công suất nhỏ cũng như tuổi thọ khá lâu. Ưu điểm của mẫu bộ nguồn này là giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm, nó còn có nhược điểm là hiệu suất thấp ~70%, công suất đỉnh không được cao và dải điện áp làm việc nhỏ.

Non PFC có cấu tạo đơn giản, giá thành hợp lý nhưng hiệu suất thấp

Năng lượng cực đại và năng lượng liên tục

Mức năng lượng liên tục (Continuous Power) chỉ rõ khả năng cấp điện nguồn trong một khoảng thời gian liên tục còn năng lượng cực đại (Peak Power)chỉ đạt được mức tối đa trong khoảng thời gian ngắn và không được liên tục như Continuous Power.

Chiết áp chỉnh điện thế (Adjustable Pot)

Một số bộ nguồn tốt có kèm theo các chiết áp nhỏ bên trong để chỉnh hiệu điện thế cho các đường điện. Trong thực tế, nếu đường điện 12V của bạn tụt xuống dưới 11,5V, nó sẽ gây ra mất ổn định cho toàn hệ thống. Vì vậy, nhớ rằng chuẩn ATX cho phép điện thế mỗi đường dao động trong khoảng 5% và chỉ có thể chỉnh lại lên 12V thông qua những chiết áp đó. Tuy nhiên đây là tính năng nâng cao và chỉ nên thực hiện nếu biết mình đang làm điều gì.

Các điều kiện để là một bộ nguồn máy tính tốt

Nguồn máy tính là một thiết bị cung cấp năng lượng cho bo mạch chủ, ổ cứng, ổ quang và các thiết bị khác

Để là một bộ nguồn máy tính tốt cần đáp ứng các điều kiện, yếu tố tiên quyết sau đây:

  • Sự ổn định của điện áp đầu ra: không được sai lệch quá -5 đến + 5% so với điện áp danh định khi mà nguồn hoạt động đến công suất thiết kế.
  • Điện áp đầu ra của nguồn máy tính PSU phải bằng phẳng, không nhiễu.
  • Hiệu suất làm việc của PSU cần cao, đạt trên 80%
  • Nguồn máy tính không gây ra từ trường, điện trường, nhiễu sang các bộ phận khác xung quanh nó và phải chịu đựng được từ trường, điện trường, nhiễu từ các vật khác xung quanh tác động đến nó.
  • Khi hoạt động, bộ nguồn PSU cần toả ra ít nhiệt, gây rung, ồn nhỏ.
  • Các dây nối đầu ra của nguồn máy tính cần đa dạng, nhiều chân cắm, được bọc dây gọn gàng và chống nhiễu.
  • Đảm bảo hoạt động ổn định với công suất thiết kế trong một thời gian hoạt động dài
  • Dải điện áp đầu vào càng rộng càng tốt, đa số các nguồn chất lượng cao có dải điện áp đầu vào từ 90 đến 260Vac, tần số 50/60 Hz

Hy vọng với những thông tin trên đây, độc giả sẽ giải đáp được các thắc mắc: PSU là gì? Tại sao chúng lại quan trọng với máy tính như thế? Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc muốn mua các sản phẩm PSU