Những thông số kỹ thuật nguồn máy tính cần lưu ý

Nguồn máy tính có vai trò quan trọng cho việc cấp năng lượng và giữ ổn định cho các linh kiện. Cùng TNC Store tìm hiểu các thông số kỹ thuật nguồn máy tính nhé!

Không có các đặc điểm đặc trưng như nhiều nhân, đa luồng, xung nhịp… của CPU hay card đồ hoạ nhưng bộ nguồn (PSU – Power Supply Unit) cũng ảnh hưởng đến hiệu năng của máy tính. Bộ nguồn của máy tính thường là nguồn phi tuyến, có khả năng chuyển đổi nguồn điện xoay chiều (AC) thành dòng điện 1 chiều (DC) với mức điện áp đầu ra ổn định để đảm bảo an toàn cho các linh kiện bên trong. Cấu tạo bộ nguồn máy tính có thể tham thảo như hình dưới.

                                                                       

Thêm nữa, vì là phần cứng cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống nên nó là một trong các thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ, sự ổn định cũng như độ bền của các linh kiện.

Việc trang bị những bộ nguồn kém chất lượng hay có công suất thấp, không cấp đủ điện sẽ gây ra những lỗi lặt vặt như phần mềm bị đứng hình, máy tự khởi động lại, hình bị vỡ… hoặc thậm chí gây phồng rộp, cháy nổ rất nguy hiểm. 

Vậy một bộ nguồn tốt là như thế nào và máy tính của bạn cần tối thiểu nguồn bao nhiêu công suất? Hãy để TNC giải đáp cho bạn thông qua các thông số kỹ thuật nguồn máy tính đáng chú ý nhé!

1. Công suất tối đa

Bộ nguồn về cơ bản được phân biệt theo công suất đầu ra với thông số đặc trưng là “Công suất tối đa” (Maximum Power) hay “Công suất thực” (Total Power). Công suất tối đa cho biết số lượng thiết bị mà bộ nguồn sẽ có thể cung cấp thông qua mức tiêu thụ điện năng của mỗi thiết bị. 

>>> Tham khảo ngay các bộ nguồn máy tính cực chất lượng tại TNC Store nhé!

Công suất cực đại khác với “công suất đỉnh” (Peak Power). Con số “Công suất tối đa” của bộ nguồn đề cập đến công suất liên tục (ổn định) mà PSU sẽ cung cấp một cách nhất quán, trong khi công suất đỉnh đề cập đến công suất cao nhất mà PSU có thể đạt được nhưng chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn.

2. Quạt tản nhiệt

Không có nguồn điện nào hiện có thể đạt hiệu suất 100% do có điện trở, có nghĩa là sẽ luôn có nhiệt sinh ra trong quá trình hoạt động. Nói chung, một PSU có công suất cao hơn sẽ dẫn đến nhiệt được tạo ra nhiều hơn. Do vậy nên bộ nguồn cũng cần có quạt tản nhiệt.  Hầu hết các bộ nguồn sử dụng một hoặc nhiều quạt để làm mát.

3. Đầu nối nguồn chính

Đầu nối nguồn chính được sử dụng để kết nối trực tiếp bo mạch chủ với PSU. Hai loại đầu nối nguồn chính thường được sử dụng phổ biến là định dạng 20 chân và 24 chân. Để cung cấp khả năng tương thích với các bo mạch chủ cũ có thiết kế ổ cắm điện 20 chân, một số PSU cung cấp đầu nối nguồn chính 20 + 4 chân. 

Loại đầu nối nguồn này rất linh hoạt, có thể dễ dàng sử dụng với cả bo mạch chủ 20 chân và 24 chân. Ngày càng có nhiều bo mạch chủ cung cấp ổ cắm đầu nối nguồn 24 chân (nhiều bo mạch chủ có ổ cắm 24 chân vẫn có thể hoạt động với nguồn điện 20 chân).

4. Dây +12V

Thông số kỹ thuật nguồn máy tính này chỉ nguồn điện chính mà máy tính của bạn sử dụng. Vi xử lý CPU, mainboardcard màn hình, cùng với các linh kiện khác đều dùng nguồn điện này.. Dòng điện 12V càng nhiều thì càng có nhiều công suất hơn. Cần đặc biệt chú ý đến thông số dây nguồn máy tính 12V nếu anh em muốn lắp nhiều card màn hình cho máy tính của mình.

5. Giao tiếp PCIe

Thông số kỹ thuật nguồn máy tính này bao gồm 6-pin, 8-pin và 6 + 2-pin, để sử dụng với các card màn hình cao cấp. Mỗi đầu nối PCI Express 6 chân có thể xuất ra tối đa 75 W. Và mỗi đầu nối PCI Express 8 chân (6 + 2 chân) có thể xuất ra tối đa 150 W.

6. Giao tiếp SATA

Nguồn máy tính có thông số này có đầu nối 15 chân cho các linh kiện sử dụng giao tiếp SATA. Đầu nối này cấp nguồn ở ba điện áp khác nhau: +3.3, +5 và +12V.

7. Modular

Thông số kỹ thuật nguồn máy tính này được chia làm 3 loại: Modular, Non-Modular và Semi-Modular. 

Modular là loại nguồn mà hệ thống dây có thể tháo rời, có thể loại bỏ các kết nối không cần dùng. Từ đó có thể giảm thiểu lượng điện trở không cần thiết. Hơn nữa, các nguồn Modular loại bỏ nguy cơ dây cáp lủng lẳng, cải thiện luồng khí của vỏ máy. Chính vì vậy nên đây là loại nguồn được dùng phổ biến.

Non-Modular là loại nguồn mà các dây được gắn chặt vào bộ nguồn và không thể tháo rời. Việc này gây ra sự bất tiện nhất định khi anh em không thể bỏ đi những dây không dùng. Semi-Modular là loại nguồn kết hợp hai loại nguồn ở trên.

8. Hiệu suất

Trong thời gian chuyển đổi từ điện AC sang DC, bộ nguồn luôn có sự hao hụt điện năng nhất định. Thông số kỹ thuật nguồn máy tính này cho biết hiệu suất hoạt động của nó. Hầu hết các bộ nguồn phổ biến hiện nay đều có chuẩn 80 Plus, nghĩa là hiệu suất chuyển đổi điện năng đạt tối thiểu 80%.

Chuẩn 80 Plus được chia thành 5 mức độ: Standard, Bronze, Silver, Gold, Platinum. Nguồn chuẩn Platinum có giá cao gấp đôi gấp 3 nguồn chuẩn Bronze. Nhưng không có nghĩa Bronze chất lượng không tốt. Mặc dù vậy với người dùng bình thường thì mức Silver trở xuống là đủ dùng, chỉ những người dùng chuyên nghiệp về máy tính đòi hỏi nguồn điện “sạch” mới cần lựa chọn chuẩn Gold trở lên. 

9. Tuổi thọ

Tuổi thọ thường được xác định theo thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc (MTBF), MTBF cao hơn cho thấy tuổi thọ thiết bị lâu hơn và có độ tin cậy tốt hơn. Sử dụng các linh kiện chất lượng cao hoặc cung cấp khả năng làm mát tốt hơn có thể góp phần làm tăng tuổi thọ cho bộ nguồn cũng như toàn bộ hệ thống.

Và đó là tất cả những thông số kỹ thuật nguồn máy tính quan trọng mà anh em nên biết khi lựa chọn bộ nguồn cho chiếc PC của mình. Hãy ghé ngay TNC Store để nhận được những ưu đãi lớn bên cạnh các sản phẩm chất lượng nhé!