Prototype trong JavaScript

Prototype trong JavaScript

Khi lập trình, mọi người thường mong muốn có thể tái sử dụng code và mở rộng thêm các tính năng.

Ví dụ, bạn có một đối tượng user với các thuộc tính và phương thức. Sau đó, bạn muốn tạo đối tượng mới là adminguest dựa trên đối tượng user, nhưng không phải copy-paste lại code mà chỉ sử dụng lại những thứ mà user có, rồi tạo thêm thuộc tính hoặc phương thức mới.

Để làm được điều đó, bạn có thể sử dụng prototype trong JavaScript để kế thừa lại object user. Vậy prototype là gì và cách sử dụng prototype như thế nào?

Bạn đang đọc: Prototype trong JavaScript

Prototype trong JavaScript

JavaScript object có một thuộc tính đặc biệt là [[Prototype]] với giá trị có thể là null hoặc một object. Và object đó gọi là một prototype.

Khi bạn truy cập vào một thuộc tính từ object, nếu thuộc tính đó không tồn tại thì JavaScript sẽ tự động tìm kiếm trong prototype. Trong lập trình, điều này gọi là kế thừa prototype.

[[Prototype]] là một thuộc tính ẩn, nhưng có nhiều cách để cài đặt thuộc tính này. Và một trong những cách phổ biến nhất là sử dụng __proto__ như sau:

let animal = {
  eats: true,
};
let rabbit = {
  jumps: true,
};

rabbit.__proto__ = animal;  

Nếu bạn đọc một thuộc tính trong rabbit và thuộc tính đó không tồn tại thì JavaScript sẽ tìm kiếm trong animal.

let animal = {
  eats: true,
};
let rabbit = {
  jumps: true,
};

rabbit.__proto__ = animal;  
console.log(rabbit.eats);  

Tại dòng (*), đối tượng animal được gán làm prototype cho đối tượng rabbit.

Khi đọc thuộc tính rabbit.eats tại (**), thuộc tính eats không tồn tại trong rabbit nên JavaScript tìm kiếm trong animal. Dẫn đến kết quả là true như trên.

Bạn có thể gọi animal là một prototype của rabbit hoặc rabbit kế thừa prototype từ animal.

Khi đó, nếu animal có nhiều thuộc tính và phương thức hữu ích thì chúng cũng truy cập được từ rabbit. Đó chính là lợi ích của kế thừa trong lập trình.

Ví dụ một phương thức trong animal có thể gọi từ rabbit:

let animal = {
  eats: true,
  walk() {
    console.log(" Animal walk ");
  },
};

let rabbit = {
  jumps: true,
  __proto__: animal,
};

 
rabbit.walk();  

Ngoài ra, prototype có thể kế thừa móc nối nhau qua nhiều object như sau:

let animal = {
  eats: true,
  walk() {
    console.log(" Animal walk ");
  },
};

let rabbit = {
  jumps: true,
  __proto__: animal,
};

let longEar = {
  earLength: 10,
  __proto__: rabbit,
};

 
longEar.walk();  
console.log(longEar.jumps);  

Trong ví dụ trên, animal là prototype của rabbitrabbit là prototype của longEar.

Nếu bạn truy cập vào một thuộc tính hoặc phương thức trong longEar và chúng không tồn tại thì JavaScript sẽ tự động tìm kiếm ở rabbit, rồi đến animal.

Giới hạn của prototype trong JavaScript

Prototype trong JavaScript có một số ít số lượng giới hạn là :

Không được phép kế thừa prototype vòng tròn.

let animal = {
  eats: true,
};
let rabbit = {
  jumps: true,
};

 
 

Giá trị của __proto__ có thể là null hoặc là một object, nhưng các kiểu dữ liệu khác đều bị bỏ qua.

let rabbit = {
  jumps: true,
  __proto__: 1,  
};

Prototype không hỗ trợ thay đổi giá trị thuộc tính.

Prototype chỉ hỗ trợ việc đọc dữ liệu, còn việc thay đổi giá trị của thuộc tính hay xóa thuộc tính không được thực hiện trực tiếp prototype, ví dụ:

let animal = {
  eats: true,
  walk() {
    console.log(" Animal walk ");
  }
};

let rabbit = {
  jumps: true,
  __proto__: animal,  

   
  rabbit.walk();  
}

Trong ví dụ trên, rabbit kế thừa prototype của animal. Nhưng khi bạn gán rabbit.walk bằng một hàm mới thì animal.walk vẫn không thay đổi.

thuộc tính __proto__ không hoàn toàn giống như [[Prototype]] mà đây chỉ là một getter/setter cho [[Prototype]].

Hiện tại, __proto__ đã lỗi thời và bạn nên dùng các phương thức Object.getPrototypeOfObject.setPrototypeOf để thay thế.

Tuy nhiên, để đơn giản thì mình vẫn dùng __proto__ làm minh họa cho các ví dụ.

Giá trị this khi kế thừa prototype

Giá trị this là một giá trị đặc biệt trong object.

Câu hỏi đặt ra là: khi kế thừa prototype, giá trị của this bị ảnh hưởng như thế nào?

Sau đây là một ví dụ :

 
let animal = {
  walk() {
    if (!this.isSleeping) {
      console.log(

`I walk`

); } }, sleep() { this.isSleeping = true; }, }; let rabbit = { name: " White Rabbit ", __proto__: animal, }; rabbit.sleep(); console.log(rabbit.isSleeping); console.log(animal.isSleeping);

Trong ví dụ trên, đối tượng rabbit kế thừa prototype của animal. Khi gọi rabbit.sleep(), JavaScript tìm phương thức sleep() trong rabbit nhưng không có, nên tự động tìm kiếm ở animal.

Khi câu lệnh this.isSleeping = true xảy ra, đối tượng đang gọi phương thức sleep()rabbit nên giá trị của this tham chiếu đến rabbit. Nghĩa là rabbit.isSleeping bằng true.

Còn đối với animal, do chưa gọi animal.sleep() nên thuộc tính isSleeping cũng chưa tồn tại trong animal. Dẫn đến kết quả là animal.isSleeping bằng undefined.

💡 Chú ý: việc kế thừa prototype không ảnh hưởng tới this. Giá trị của this luôn được xác định lúc chạy và bằng đối tượng gọi phương thức – đối tượng đứng trước toán tử ..

Vòng lặp for...in khi kế thừa prototype

Vòng lặp for...in lặp qua tất cả các thuộc tính có trong object cũng như thuộc tính kế thừa qua prototype, ví dụ:

let animal 

=

{ eats: true, }; let rabbit = { jumps: true, __proto__: animal, }; for (let prop in rabbit) console.log(prop);

Nếu bạn chỉ muốn duyệt qua các thuộc tính trong object và bỏ qua các thuộc tính kế thừa thì có thể dùng một trong hai cách sau:

Sử dụng phương thức Object.keys()

Phương thức Object.keys() trả về mảng chứa tất cả các key của object, bỏ qua các thuộc tính kế thừa.

let animal = {
  eats: true,
};

let rabbit = {
  jumps: true,
  __proto__: animal,
};

console.log(Object.keys(rabbit));  

Sử dụng obj.hasOwnProperty(key) để kiểm tra

Phương thức obj.hasOwnProperty(key) trả về true nếu key đúng là thuộc tính của obj (không phải qua kế thừa), ngược lại thì trả về false.

let animal = {
  eats: true,
};

let rabbit = {
  jumps: true,
  __proto__: animal,
};

for (let prop in rabbit) {
  let isOwn = rabbit.hasOwnProperty(prop);
  if (isOwn) {
    console.log(

`Our :

USD {prop}

`

); } else { console.log(

`Inherited :

USD {prop}

`

); } }

Có thể bạn đang thắc là: phương thức hasOwnProperty ở đâu ra?

Thực tế, phương thức hasOwnProperty được kế thừa thông qua prototype của Object, cụ thể là Object.prototype.hasOwnProperty. Nói cách khác, mọi object đều có thể truy cập được đến phương thức hasOwnProperty.

Nhưng tại sao phương thức hasOwnProperty lại không xuất hiện trong vòng lặp for...in?

Bởi vì phương thức hasOwnProperty có cờ enumerable:false, tức là không xuất hiện trong vòng lặp.

Tổng kết

Sau đây là những kiến thức và kỹ năng cơ bản cần nhớ về prototype trong JavaScript :

  • Trong JavaScript, tất cả các object đều có thuộc tính ẩn [[Prototype]] với giá trị là null hoặc kiểu object.
  • Bạn có thể sử dụng obj.__proto__ như là một getter/setter để truy cập vào [[Prototype]].
  • Object ứng với [[Prototype]] được gọi là một prototype.
  • Khi truy cập một thuộc tính hay phương thức trong object mà nó không tồn tại thì JavaScript sẽ tự động tìm kiếm trong prototype.
  • Prototype chỉ hỗ trợ việc đọc, không hỗ trợ ghi/xóa thuộc tính trực tiếp trên prototype.
  • Khi bạn gọi obj.method()method() được lấy từ prototype, giá trị của this vẫn tham chiếu đến obj chứ không phải prototype.
  • Vòng lặp for...in duyệt tất cả các thuộc tính trong object và thuộc tính của prototype thông qua kế thừa.

Thực hành

Bài 1

Cho đoạn code sau :

let animal = {
  jumps: null,
};
let rabbit = {
  __proto__: animal,
  jumps: true,
};

console.log(rabbit.jumps);  

delete rabbit.jumps;
console.log(rabbit.jumps);  

delete animal.jumps;
console.log(rabbit.jumps);  

Hỏi kết quả tại (1), (2)(3) là gì?

Xem đáp án
Kết quả :

  • (1): true vì trong rabbit có thuộc tính jumps.
  • (2): null vì sau khi delete rabbit.jumps, thuộc tính jumps không tồn tại trong rabbit nữa nên JavaScript tự động tìm kiếm jumpsanimal. Và kết quả là null.
  • (3): undefined vì tương tự như (2), JavaScript tự động tìm kiếm jumpsanimal, nhưng sau khi delete animal.jumps thì kết quả là undefined.

Bài 2

Cho những object sau :

let head = {
  glasses: 1,
};

let table = {
  pen: 3,
};

let bed = {
  sheet: 1,
  pillow: 2,
};

let pockets = {
  money: 2000,
};

Sử dụng __proto__ để gán prototype cho các object sao cho việc tìm kiếm thuộc tính luôn được thực hiện theo thứ tự: pockets -> bed -> table -> head.

Ví dụ pockets.pen có kết quả là 3 (tìm thấy ở table) và bed.glasses bằng 1 (tìm thấy ở head).

Xem đáp án

let head = {
  glasses: 1,
};

let table = {
  pen: 3,
  __proto__: head,
};

let bed = {
  sheet: 1,
  pillow: 2,
  __proto__: table,
};

let pockets = {
  money: 2000,
  __proto__: bed,
};

Bài 3

Ví dụ rabbit kế thừa từ animal như sau:

let animal = {
  eat() {
    this.full = true;
  },
};

let rabbit = {
  __proto__: animal,
};

rabbit.eat();

Nếu gọi rabbit.eat() thì object nào nhận thuộc tính full?

Xem đáp án

Đáp án là rabbit.

Vì khi kế thừa prototype, giá trị của this vẫn tham chiếu đến đối tượng gọi phương thức, tức là rabbit.

Tham khảo : Prototypal inheritance