Sponsor là gì? Những điều Marketers cần biết về Sponsorship Marketing

Nếu bạn thường xuyên xem Tivi hoặc theo dõi các phương tiện truyền thông hằng ngày thì có thể thấy xung quanh chúng ta diễn ra rất nhiều sự kiện, chương trình. Nếu bạn để ý một chút sẽ thấy rằng sự kiện nào cũng có những nhà tài trợ cho sự kiện đó, được hiểu là Sponsor. Vậy Sponsor là gì? sponsored là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ sponsor này cũng như đặc điểm và nghệ thuật sponsorship marketing thông qua bài viết dưới đây!

Sponsor là gì?

Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Sponsor là gì? Sponsor nghĩa là những hình thức tài trợ, quảng bá trong truyền thông. Hình thức này thường được coi như là PR mà trong đó, một doanh nghiệp cung cấp, hỗ trợ cho một sự kiện, phim ảnh, liên doanh, tổ chức, MV ca nhạc,… bằng cách cung cấp tiền hoặc tài nguyên khác để có được sự công khai tích cực. Hiện nay, hình thức quảng cáo này ngày càng trở nên phổ biến. Nó thường yêu cầu bên nhận tài trợ đổi lấy không gian quảng cáo tại MV, phim ảnh, sự kiện,…

Sponsor là gì

Khái niệm Sponsor – Tài trợ tiếng Anh là gì? (Ảnh: Internet)

Thế tất cả chúng ta hoàn toàn có thể hiểu đơn thuần Sponsorship là gì ? Đây được xem là một hình thức mà tên thương hiệu, doanh nghiệp sẽ góp vốn đầu tư tiền cho dự án Bất Động Sản quảng cáo nhằm mục đích tăng nhận diện tên thương hiệu. Thông thường thì những tên thương hiệu sẽ đặt tên tên thương hiệu và logo của mình trong những dự án Bất Động Sản của đối phương. Tài trợ doanh nghiệp rất phổ cập cho những sự kiện như triển lãm, ca nhạc, phim ảnh, … và quảng cáo sẽ ở dạng banner, áp phích, thông tin, …
Tuy nhiên, lúc bấy giờ rất nhiều tên thương hiệu đã vận dụng hình thức truyền thông qua MV ca nhạc, hoàn toàn có thể thấy Tiki là một tên thương hiệu Open ở hầu hết những MV ca nhạc lúc bấy giờ với mở màn là “ Tiki, … )

>> Đọc thêm: Communication là gì?

Đặc điểm của Sponsorship Marketing

Hiểu rõ về bản chất của Sponsor là gì, dưới đây là những đặc điểm của Sponsorship Marketing mà các Marketer cần biết:

Ưu điểm

  • Cơ hội mở rộng: Khi doanh số của doanh nghiệp tăng sẽ làm gia tăng lợi nhuận. Như vậy, thương hiệu có thể mở rộng quy mô hoạt động và đa dạng hóa sản phẩm tới nhiều đối tượng khách hàng hơn.
  • PR một cách tích cực: Nhờ vào tiếp thị tài trợ, doanh nghiệp có cơ hội cải thiện danh tiếng của mình và có thể thúc đẩy doanh số.
  • Nhận thức về thương hiệu: Khi thương hiệu tham gia tài trợ, doanh nghiệp có thể gia tăng độ phủ thương hiệu và được công chúng biết đến nhiều hơn.
  • Kết nối với khách hàng: Khi càng có nhiều khách hàng nhìn thấy thương hiệu sẽ khiến họ càng bị thu hút. Những gì thương hiệu cần làm lúc này là khiến họ thấy rằng khách hàng cần tới thương hiệu ngay lập tức. Do đó, tiếp thị tài trợ trên phương tiện truyền thông xã hội được cho là hiệu quả nhất. Khách hàng có thể kết nối ngay lập tức và đảm bảo sự tương tác cao.

Đặc điểm của Sponsor

Những ưu và điểm yếu kém của Sponsor là gì ( Ảnh : Internet )

Nhược điểm

  • Sử dụng sai ngân sách mà không đạt được KPI: Nếu bạn là một nhà tài trợ cho một chương trình cụ thể, bạn sẽ biết ngân sách của mình đang được sử dụng ở đâu. Hơn thế nữa, bạn sẽ nhận được một báo cáo về các khoản chi tiêu Budget. Tuy nhiên, nếu bạn là một nhà tài trợ chung thìcó thể bạn không biết chính xác số tiền tài trợ đã được chi tiêu như thế nào.
  • Ảnh hưởng loãng: Nếu bạn là nhà tài trợ chính và độc quyền của sự kiện, bạn có thể tự hào và đo lường KPI một cách dễ dàng. Nếu có những doanh nghiệp khác tranh trở thành nhà đồng tài trợ, ảnh hưởng thương hiệu sẽ trở nên loãng hơn. Vì vậy, hãy cân nhắc khi trở thành đồng tài trợ cho một chương trình, sự kiện.
  • Hình ảnh xấu: Mặc dù các diễn viên, ca sĩ, diễn viên, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp hoặc chương trình sử dụng tiền của thương hiệu để quảng bá cho thương hiệu tại các chương trình, họ vẫn có thể mất quyền kiểm soát thương hiệu.

Các hình thức của Sponsorship Marketing là gì

  • Banner: Đây là một trong những hình thức tài trợ phổ biến nhất. Chúng có thể được đặt ở vị trí lối vào để tối đa hóa sự xuất hiện với khách hàng tiềm năng. Thời điểm mọi người bước vào, họ sẽ nhìn xung quanh và với kích thước banner lớn sẽ thu hút sự chú ý ngay lập tức.
  • Logo: Với danh mục này, thương hiệu cần chi trả nhiều hơn so với banner. Tuy nhiên, đây chắc chắn là khoản xứng đáng để đầu tư bởi logo thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng nhận diện thương hiệu và liên kết tức thì.
  • Phát tờ rơi về phiếu giảm giá: Khi doanh nghiệp của bạn tài trợ cho một sự kiện hoặc địa điểm, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào việc phát voucher tới tay khách hàng.
  • Các quầy hàng: Đây là một trong những cách thức tốt nhất để chốt đơn hàng nhanh chóng. Những quầy hàng giúp thương hiệu thiết lập liên lạc với khách hàng ngay lập tức. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có cơ hội tương tác với khách hàng dễ dàng, trực tiếp hơn.
  • Hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội: Mạng xã hội là nơi cộng đồng đăng những bài viết, hình ảnh được tài trợ từ các nhãn hàng. Trên thực tế, những influencer hoặc KOLs sẽ được doanh nghiệp tiếp cận và tài trợ, hình thức có thể là hiện vật hoặc những sự kiện có liên quan.

Các hình thức tài trợ

Các hình thức của Sponsorship Marketing

Kết luận

Có thể thấy, sử dụng sponsor để marketing không đơn giản là việc bạn chi tiền vào tài trợ vì người xem sẽ thấy đấy là một hình thức PR vô cùng nhàm chán. Hiểu được khái niệm Sponsor là gì, thương hiệu của bạn cần nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như tác động sẽ đạt được như thế nào. Chúc bạn thành công với chiến lược tiếp thị tài trợ đang được rất nhiều thương hiệu ưu chuộng này.

Rate this post