Thuộc tính transform và transition trong CSS

Hôm nay mình sẽ viết về một số kỹ thuật CSS sử dụng thuộc tính transform và thuộc tính transition cũng như các giá trị của chúng.

Transform 2D

transform: translate(50px;100px);

Đoạn code này sẽ dịch chuyển phần tử sang phải 50px và xuống dưới 100px so với vị trí ban đầu của nó

transform: rotate(20deg)

Xoay phần tử 20 độ theo chiều kim đồng hồ, nếu đặt là -20deg thì sẽ xoay 20 độ ngược chiều kim đồng hồ.

transform: scale(2,3)

Tăng chiều rộng của phần tử lên 2 lần và chiều cao lên 3 lần

Ngoài ra chúng ta còn sử dụng scaleX() để tăng riêng chiều rộng và scaleY() để tăng riêng chiều cao

transform: skewX(20deg)

Làm cho phần từ bị xô chéo 20 độ theo chiều ngang

Ngoài ra chúng ta còn sử dụng skewY() để phần tử xô chéo theo chiều dọc và skew() để phần tử xô chéo theo 2 chiều

Transform 3D

transform: rotateX(30deg)

Xoay quanh trục x (trục nằm ngang) một góc 30 độ

Ngoài ra chúng ta còn sử dụng rotateY() để xoay phần tử theo trục y (trục đứng) và sử dụng rotateZ() theo trục z, khá giống với transform 2D

Transition

Thuộc tính transition giúp quá trình thay đổi giá trị của thuộc tính khác (trong cùng một phần tử) khi rê chuột qua :hover một cách mượt mà, trong một khoảng thời gian quy định

transition: width 2s

các thuộc tính con được chia nhỏ để kiểm soát toàn bộ quá trình transition

transition-property quy định thuộc tính nào sẽ được áp dụng transition

transition-duration thiết lập khoảng thời gian diễn ra transition

transition-delay thiết lập khoảng thời gian trước khi diễn ra transition

transition-timing-function thiết lập tốc độ của sự thay đổi, và nhận các giá trị sau ease, linear, ease-in, ease-out, ease-in-out, cubic-bezier(n,n,n,n). Cụ thể bạn có thể test hoặc tra google nhé

Advertisement

Share this:

Like this:

Like

Loading…