Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện

Việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động và các thành phần của nồi cơm điện sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng, bảo quan hơn, chính vì vậy trong bài viét này freetuts sẽ gửi tới bạn thông tin thật chi tiết về cấu tạo của nồi cơm điện. Nhưng trước tiên mình sẽ nói sơ về định nghĩa trước nhé.

test php

banquyen png

Bài viết này được đăng tại

freetuts.net

, không được copy dưới mọi hình thức.

1/ Nồi cơm điện là gì?

Nồi cơm điện được sử dụng để nấu cơm hằng ngày, là một phát minh giúp cho nhiều gia đình tiết kiệm được thời gian nấu ăn và cải thiện chất lượng cơm. Nồi cơm điện được nấu không có lửa mà sử dụng nhiệt điện để làm nóng thiết bị giúp làm chín gạo.

Ngoài việc nấu ăn cơ bản thì nồi còn được dùng để nấu súp, hâm nóng đồ ăn, và hiện nay các loại nồi cơm điện ngày càng phát triển về chức năng cũng như mẫu mã, tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

noi com dien jpg

Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất nồi cơm điện, điển hình như: Sharp, Panasonic, Sunhouse, Hitachi, Cuckoo, … và mỗi hãng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Để xem chi tiết thì bạn nên đọc bài [tư vấn mua nồi cơm điện].

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

2/ Cấu tạo của nồi cơm điện thông thường

Dựa theo thiết kế thì nồi cơm điện được chia làm 4 loại gồm: nồi cơm điện cơ, nồi cơm điện tử, nồi cơm điện cao tần, và cuối cùng là nồi cơm điện áp suất. Mỗi loại nồi có những ưu điểm và nhược điểm nên bạn hãy đọc bài mà mình đã gắn ở trên để hiểu rõ hơn nhé.

cau tao noi com dien jpg

Và sau đây là cấu tạo của nồi cơm điện, gồm có 5 bộ phận chính:

Vỏ nồi

Vỏ nồi thường được làm bằng nhựa, hợp kim không gỉ, được bọc ở ngoài nồi cơm điện. nó được xem là lớp bảo vệ của nồi cơm điện.

Chức năng của vỏ nồi: Là giúp định dạng cho nồi, bảo vệ các bộ phận bên trong của nồi cơm điện khỏi sự va đập từ bên ngoài, có tính năng cách điện giúp cho người sử dụng được an toàn trong lúc sử dụng.

Giữ được nhiệt độ ổn định lúc nồi đang nấu cơm, cách nhiệt giữa nồi với môi trường bên ngoài giúp giữ ấm cơm sau khi nấu xong.

Vỏ nồi được thiết kế đẹp mắt nhằm thu hút sự chú ý của người mua.

Đối với nồi có nắp rời, loại này dễ dàng chùi rửa nhưng khi nấu thoát ra nhiều hơi nước.

Đối với nồi có nắp gập, loại này khá khó vệ sinh nhưng an toàn hơn loại nắp rời.

Thân nồi

Thân nồi gồm có 3 lớp. lớp trong cùng tiếp xúc trực tiếp với xoong nồi có tác dụng truyền nhiệt làm cho ấm cho xoong nồi. Lớp tiếp theo là lớp cách nhiệt có tác dụng giữ nhiệt cho nồi cơm ổn định, không bị môi trường ở ngoài làm ảnh hưởng. Lớp cuối cùng là lớp ở ngoài – lớp vỏ nồi.

Xoong

Xoong được làm từ hợp kim nhôm, nhẹ và chịu được nhiệt độ cao. Ở bên trong xoong có phủ một lớp men chống dính giúp cho cơm khi nấu không bị cháy, cơm chín đều và dễ dàng vệ sinh hơn.

Mâm nhiệt

Mâm nhiệt là phần tạo nhiệt chính cho nồi cơm điện, được lắp ở dưới đáy nồi. mâm nhiệt được cấu tạo từ ống chịu nhiệt cách điện, một mâm ở dưới đáy nồi và một dây điện trở.

Có 3 loại mâm nhiệt nồi cơm điện đó là:

  • Nồi cơm điện một mâm nhiệt: là ở dưới đáy nồi chỉ có một mâm điện duy nhất, công suất sử dụng của loại này cao giúp cơm nhanh chín.
  • Nồi cơm điện hai mâm nhiệt: hay còn gọi là công nghệ nấu 2D. Bên cạnh một mâm điện ở dưới đáy nồi thì xung quanh nồi còn được thiết kế dây điện làm nhiệt tỏa đều xoong.
  • Nồi cơm điện ba mâm nhiệt: hay còn gọi là công nghệ nấu 3D. Ngoài việc thiết kế như công nghệ 2D thì trên nắp nồi cơm điện cũng được trang bị một lớp dây điện hoặc kim loại tỏa nhiệt. Với loại mâm nhiệt này thì thời gian nấu cơm khá lâu nhưng cơm lại ngon hơn.

Bộ phận điều khiển

Đối với nồi cơm điện cơ, có một cần gạt ở ngoài nồi sử dụng rất đơn giản với hai chức năng là nấu hoặc giữ ấm.

Đối với nồi cơm điện tử: có nhiều tính năng hơn, trên màn hình có thông tin LCD, được cài đặt nhiều chế độ . Sử dụng bằng cách bấm nút chứ không phải gạt cần.

3/ Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện

Sau khi chuẩn bị gạo, thì cho xoong vào nồi cơm. Cắm điện và bật chế độ nấu. Lúc này tiếp điểm công tắc chập vào nhau khiến cho mâm nhiệt nóng, truyền nhiệt vào nồi cơm. Khi nước bắt đầu cạn thì công tắc từ từ nhả ra làm cho tiếp điểm này mở ra, mâm nhiệt được mắc nối tiếp với dây đun nóng phụ sẽ chuyển sang chế độ giữ ấm.

Trong quá trình nấu, vỏ nồi sẽ giữ cho nhiệt độ bên trong luôn được duy trì. Phía trên nồi có lỗ hoặc van thoát hơi nước, nó giúp điều chỉnh mức nước mức áp suất trong nồi được ổn định.

Các loại nồi cơm điện cơ đều có chung nguyên lý trên khi nấu cơm. Riêng đối với các loại nồi điện tử được trang bị các chức năng khác như nấu súp, hâm nóng, hầm nhừ đồ ăn, thì người dùng sẽ tự điều chỉnh trên bảng LCD của màn hình nồi.

Việc hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách và dễ dàng sửa chữa trong trường hợp nồi cơm điện bị hư hỏng.