Tóm tắt lịch sử máy tính

Công bằng mà nói máy tính đầu tiên được điều khiển bằng chương trình là Z1
(1938). Máy tính này được phát triển trong năm tiếp theo, 1932, gọi là Z2; đây là máy tính
được điều khiển hoạt động bằng chương trình với phép tính dấu chấm tĩnh. Tuy nhiên, nỗ
lực tại trường đại học nhằm tạo ra máy tính được ghi nhận lần đầu tiên là từ trường đại học
bang Iowa vào đầu những năm 1940. Các nhà nghiên cứu tại đại học đó đã có thể xây dựng
một máy tính điện tử chuyên dụng quy mô nhỏ. Tuy nhiên, máy tính đó chưa bao giờ hoạt
động hoàn chỉnh. Cùng thời gian đó thiết kế hoàn chỉnh của máy tính chuyên dụng có đầy đủ
chức năng lập trình, là Z3, được công bố tại Đức năm 1941. Do thiếu kinh phí đã làm cho
thiết kế máy tính đó chưa thể triển khai được. Lịch sử ghi nhận rằng trong khi hai nỗ lực này
đang được tiến hành thì các nhà nghiên cứu tại những nơi khác trên thế giới có cơ hội để
thu được những kinh nghiệm đầu tiên thông qua việc tham quan các phòng thí nghiệm và
các viện đang thực hiện công việc này. Có giả thiết cho rằng chuyến thăm đầu tiên và trao
đổi ý tưởng như vậy đã thúc đẩy các vị khách bắt tay vào thực hiện các dự án tương tự tại
phòng thí nghiệm của họ khi trở về.
Khi khái niệm về một chiếc máy tính đa dụng (general-purpose computer) được
quan tâm, trường đại học Pennsylvania được ghi nhận là nơi đã tổ chức chế tạo bộ máy tính
ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Calculator) vào năm 1941. Đó chính là là cỗ máy
tính điện tử đầu được chế tạo sử dụng ống chân không. Cỗ máy ban đầu được chế tạo để
tính toán các bảng đạn đạo dùng cho pháo binh trong thế chiến thứ II. Máy tính này có khả
năng lập trình thông qua việc cài đặt bằng tay các thiết bị chuyển mạch và cắm các dây cáp.
Máy tính này chạy rất chậm so với tiêu chuẩn ngày nay, với khả năng lưu trữ hạn chế và khả
năng lập trình thô sơ. Phiên bản cải tiến của ENIAC được đưa ra tại cùng trường đại học này.
Bản cải tiến ENIAC, là máy tính EDVAC (Electronic Discrete Variable Automatic Computer),
đây là nỗ lực cải thiện cách các chương trình được nhập vào và tìm ra cách lưu trữ dữ liệu.
Cho tới năm 1952 dự án EDVAC mới hoàn thành. Lấy cảm hứng từ ý tưởng triển khai trong
ENIAC, các nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu cao cấp (Institute for Advanced Study – IAS)
tại Princeton đã chế tạo ra máy IAS (năm 1946), chiếc máy này nhanh gấp 10 lần ENIAC.
Vào năm 1946 trong khi dự án EDVAC đang trong giai đoạn phát triển, một dự án
tương tự đã được khởi động tại đại học Cambridge. Dự án đã chế tạo một máy tính mà
chương trình được lưu trữ, EDSAC (Electronic Delay Storage Automatic Calculator). Năm
1949, EDSAC trở thành chiếc máy tính hoàn chỉnh đầu tiên có chương trình được lưu trữ và
hoạt động trọn vẹn. Tác động của EDSAC dẫn tới một loạt các máy tính được giới thiệu tại
Havard. Loạt máy này gồm MARK I, II, và IV Hai máy tính sau giới thiệu khái niệm về việc tách
bộ nhớ lệnh và bộ nhớ dữ liệu riêng biệt. Thuật ngữ Kiến trúc Havard (Havard Architecture)
được đưa ra để chỉ những máy tính sử dụng bộ nhớ riêng biệt. Lưu ý ngày nay thuật ngữ
kiến trúc Havard được sử dụng để mô tả những máy tính tách vùng đệm cho lệnh và vùng
đệm dữ liệu riêng biệt.
Máy tính đa dụng thương mại đầu tiên là UNIVAC I (UNIVersal Automatic
Computer), được đưa ra thị trường vào giữa năm 1951. Nó được cải tiến hơn BINAC – máy
này được chế tạo vào năm 1949. IBM đã công bố máy tính đầu tiên của họ là IBM701 vào
năm 1952. Đầu những năm 1950 đã chứng kiến sự sụt giảm trong ngành công nghiệp máy
tính. Năm 1964, IBM công bố dòng sản phẩm dưới tên là IBM 360 Dòng máy này bao gồm
một số mẫu có giá và hiệu năng khác nhau. Điều này dẫn tới tập đoàn DEC (Digital
Equipment Corporation) giới thiệu máy tính mini đầu tiên PDP-8. Đây là máy tính có giá giảm
đáng kể. Intel giới thiệu bộ vi xử lý đầu tiên, Intel 4004 vào năm 1971. Thế giới đã chứng
kiến sự ra đời của máy tính cá nhân (PC) đầu tiên năm 1977 khi dòng máy tính của Apple
được lần đầu giới thiệu. Cùng vào năm 1977 thế giới cũng chứng kiến sự ra đời máy VAX-

Advertisement

Share this:

Like this:

Like

Loading…