Xóa bộ nhớ đệm (cache)
Cũng như máy tính, mọi thứ trên điện thoại Android sau một thời gian sẽ hoạt động không còn mượt mà nữa. Các tập tin bị hỏng, các ứng dụng vốn vẫn làm việc tốt một tuần trước đây nay lại “trở chứng”. Nếu những ứng dụng trên điện thoại Android bất ngờ hoạt động không chính xác và việc khởi chạy lại chúng không giúp giải quyết được vấn đề, hãy nghĩ đến phương án giải phóng bộ nhớ đệm (cache) để mọi thứ có thể hoạt động bình thường trở lại.
Các ứng dụng thường lưu lại một lượng lớn dữ liệu để sử dụng cho sau này như bản đồ, hình ảnh, âm thanh, những file tạm thời, v.v. Sau một thời gian, những file tạm thời này sẽ dồn lại mặc dù có thể chúng không được dùng đến. Bạn có thể yên tâm xóa bộ nhớ đệm bằng cách vào Cài đặt > Dung lượng > Dữ liệu đã lưu trong bộ nhớ Cache và chọn Xóa.
Xóa những dữ liệu đã tải về trước đó
Hãy kiểm tra lại thư mục các file tải về để xem liệu có những file kích thước quá lớn hay không. Tất nhiên, bạn có thể xóa những file không cần thiết. Đây cũng là nơi có thể ngốn khá nhiều dung lượng trống của máy vì chứa những tập tin mà người dùng ít thường xem tới.
Để thực hiện mẹo này, bạn đọc tìm đến “Trình quản lý tập tin” > Sau đó bấm vào mục “Download” và xóa những gì mà mình muốn.
Mạnh tay xóa những ứng dụng không dùng đến
Trong số những ứng dụng bạn đã cài đặt, có thể có những thứ dung lượng lên tới hàng GB hay có những thứ quá lâu rồi bạn không còn đụng đến chúng. Thật là quá uổng phí bộ nhớ của điện thoại. Chính vì thế, điều cần làm là bỏ ra một chút thời gian duyệt lại đống ứng dụng của mình sau đó mạnh tay gỡ bỏ những thứ mà bạn cho là không dùng tới.
Đây là một trong những cách dễ nhất để tăng bộ nhớ trống cho dế yêu của mình. Cách làm rất đơn giản, bạn có thể truy cập vào Cài đặt > Ứng dụng > Tất cả ứng dụng > Chọn ứng dụng và gỡ cài đặt. Lưu ý ứng dụng hệ thống và cài sẵn không thể bị xóa.
Sao lưu đám mây
Thông thường, người dùng chụp và lưu hàng trăm, thậm chí cả ngàn ảnh trong thiết bị, khiến bộ nhớ trống giảm nhanh chóng. Bạn có thể chuyển chúng sang máy tính hoặc sao lưu trong đám mây bằng cách dịch vụ như Dropbox, Flickr, Picasa hay Google+ để tối ưu dung lượng một cách đáng kể.
Điều này thật sự hữu ích khi bạn có thể xem những tài liệu, hình ảnh đã lưu trực tuyến tại bất kỳ đâu ở bất kỳ thiết bị nào khi có kết nối mạng internet.
Tránh việc ứng dụng tự download nội dung
Con số bạn thấy trong phần Manage Storage bao gồm dung lượng của bản thân ứng dụng, kèm theo dữ liệu bên trong nó. Một vài ứng dụng có dung lượng thấp nhưng bản thân nó lại chứa nhiều file. Chính điều này khiến cho điện thoại đầy lên nhanh chóng.
Vì vậy, lời khuyên đưa ra ở đây là đừng bao giờ cập nhật những ứng dụng mà mình không dùng tới bởi vì càng update, càng nhiều tính năng và tất nhiên là càng nặng và tốn bộ nhớ. Chỉ cập nhật những ứng dụng mà người dùng sử dụng thường xuyên nhất và trên hết là tắt tính năng “Tự động cập nhật ứng dụng”.
Cách làm cũng rất đơn giản: Mở “Google Play” > More (Biểu tượng 3 gạch) > Cài đặt > Tự động cập nhật ứng dụng > Không tự động cập nhật ứng dụng