Trong hóa học, các nguyên tố đều có những ký hiệu khác nhau điển hình như D, M, N, Z, P, Iso, C. Vậy C là gì trong hóa học? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm các thông tin hữu ích.
C là gì trong hóa học?
Trong hóa học, C là ký hiệu của nguyên tố Cacbon, có số nguyên tử bằng 6, nguyên tử khối bằng 12. Cacbon là một nguyên tố phi kim, có nhiều dạng thù hình khác nhau, phổ biến nhất là 4 dạng thù hình gồm cacbon vô định hình, graphit, kim cương và Q-carbon và chúng có hóa trị bằng 4.
Ngoài ra, C còn là kí hiệu của nồng độ phần trăm của dung dịch. Nó được kí hiệu là C%. Nồng độ phần trăm của 1 dung dịch là 1 đại lượng cho biết trong 100 gam dung dịch sẽ có bao nhiêu gam chất tan.
Công thức tính C % của dung dịch
Nồng độ là khái niệm cho ta biết về lượng hóa chất có trong một hỗn hợp, thường là dung dịch. Dung dịch bao gồm chất tan và dung môi. Nếu chất tan càng nhiều trong một lượng dung môi cố định, thì nồng độ càng cao. Nồng độ sẽ đạt giá trị cao nhất ở những điều kiện môi trường nhất định khi dung dịch bão hòa, có nghĩa là khi đó chất tan không thể hòa tan thêm vào dung dịch được nữa.
Công thức được tính như sau:
C% = mct/mdd x 100%
Trong đó:
mdung dịch = mdung môi + mchất tan
mct: khối lượng của chất tan (gam)
mdd: khối lượng của dung dịch (gam)
Ví dụ: Cho 30 gram muối ăn hòa tan vào trong 90 gram nước, hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch trên.
Lời giải:
Đầu tiên, ta tính khối lượng của dung dịch NaCl qua công thức:
mdd = 30 + 90 = 120 (gam)
Sau đó, ta tính nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl qua công thức :
C% = (30/120) x 100% = 25%.
Công thức tính C% theo thể tích
Phần trăm theo thể tích (v / v) là thể tích chất tan chia cho tổng thể tích dung dịch, nhân với 100%.
Phần trăm theo khối lượng = thể tích chất tan/tổng thể tích dung dịch × 100%
Ví dụ: Trộn 3 lít dung dịch đường 0,5 M với 1 lít dung dịch đường 2 M, bạn hãy tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi đã trộn 2 dung dịch với nhau.
Lời giải:
Ta có:
Số mol đường trong dd 1: n2 = 0,5 x 3 = 1,5 (mol)
Số mol đường trong dd 2: n1 = 2 x 1 = 2 (mol)
Thể tích của dd sau khi trộn: Vdd = 1 + 3 = 4 (lít)
Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn với nhau là
CM = (2 + 1,5) / 4 = 0,875 (M)
Các bước cơ bản để giải bài toán tính nồng độ phần trăm
Để giải một bài toán về nồng độ phần trăm, ta cần thực hiện theo các bước như sau:
+ Bước 1: Xác định rõ số chất có trong dung dịch, nhất là các số dư của chất tham gia phản ứng. Việc xác định sai số dư có thể làm cho kết quả sai lệch rất nhiều.
+ Bước 2: Tính khối lượng dung dịch sau khi tham gia phản ứng theo phương pháp bảo toàn khối lượng (tổng khối lượng chất tham gia = tổng khối lượng chất sản phẩm)
+ Bước 3: Tính khối lượng chất tan bằng công thức: m = M x n
+ Bước 4: Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm để giải bàI
Lưu ý:
+ Cần đọc kỹ đề bài để xác lập vừa đủ những thành phần đã cho và những thành phần cần phải thực thi thống kê giám sát
+ Nhớ rõ những công thức để vận dụng đúng
+ Tính toán kỹ lưỡng để có hiệu quả đúng nhất, tránh phải làm lại nhiều lần .
Ví dụ về tính nồng độ %
Bài 1 : Hòa tan hết 20 gam NaCl vào trong 40 gam nước. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch này.
Lời giải:
Ta có khối lượng dung dịch là: mdd = mct + mdm = 20 + 40 = 60 gam
Vậy nồng độ phần trăm dung dịch là: C%= x 100% = x 100%= 33,3 %.
Kết luận: Vậy nồng độ dung dịch của NaCl là 33,3%.
Bài 2: Hoà tan 20 gam muối vào nước được dd có nồng độ 10%
a) Tính khối lượng dd nước muối thu được
b) Tính khối lượng nước cần dựng cho sự pha chế
Lời giải:
a) Từ công thức tính C% ta có:
Mdd = (mmuối x 100%)/C% = (20×100%)/10% = 200 (g)
Vậy khối lượng dung dịch nước muối thu được là 200g
b) Ta có công thức: mnước= mdd– mmuối = 200 – 20 = 180 (g)
Vậy cần 180g nước để pha chế
Bài 3: Tiến hành hòa tan 3,9 gam Kali vào 36,2 gam nước chúng ta thu được dung dịch B có nồng độ bao nhiêu?
Lời giải:
Ta có phương trình phản ứng hóa học sau
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Số mol của K = 3,9/ 39 = 0,1 => mol KOH = 0,1 => mol H2O = 0,05
Theo cân bằng phương trình ta tính được:
mdd = mk + mH2O – mH2 = 3,9 + 36,2 – (0,05.2) = 40 gam
=> Áp dụng công thức C% = (mct/mdd).100% ta có C% = [(0,1.56)/40].100% = 14%
Kết luận: Khi tiến hành hòa tan 3,9 gam Kali vào 36,2 gam nước ra sẽ thu được dung dịch có nồng độ 14%.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc liên quan đến C là gì trong hóa học? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, kịp thời.