Bài số 01 | Chương 2: Tìm hiểu về giao diện Photoshop

Bài số 01 | Chương 2: Tìm hiểu về giao diện Photoshop

Trong bài hướng dẫn này, chúng ta bắt đầu học về giao diện của Photoshop bằng một cái nhìn tổng quát về các tính năng chính của giao diện Có rất nhiều thứ chúng ta có thể làm với Photoshop, trên thực tế, chúng ta chỉ cần tìm hiểu một số thành phần chính.

Chúng ta sẽ bắt đầu với Document window (cửa sổ Tài liệu), đây là không gian chính nơi bạn xem và chỉnh sửa hình ảnh. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét Toolbar (Thanh công cụ), nơi chứa tất cả công cụ của Photoshop. Liên quan trực tiếp đến ToolbarOptions Bar (Thanh tùy chọn). Options Bar hiển thị các tùy chọn cho công cụ mà chúng ta đã chọn.

Menu Bar (Thanh Menu) nằm ngang theo đầu giao diện phía trên chứa tất cả các loại tùy chọn và lệnh liên quan đến tệp, chỉnh sửa hình ảnh, lựa chọn, lớp, loại, v.v. và khu vực Panel (bảng điều khiển) dọc bên phải là nơi bạn sẽ tìm và sử dụng nhiều tính năng của Photoshop.

Tôi đang sử dụng Photoshop CC nhưng bài hướng dẫn này cũng tương thích với Photoshop CS6. Đây là bài học đầu tiên trong số loạt bài Tự học Photoshop. Chúng ta cùng bắt đầu nào!

Giao diện phần mềm Photoshop

The Photoshop Interface

Document Window – Cửa sổ Tài liệu

Document Window là vùng giữa giao diện nơi hình ảnh được hiển thị. Đó cũng là nơi bạn chỉnh sửa hình ảnh. Khu vực hình ảnh hiển thị được gọi là canvas. Vùng tối xung quanh hình ảnh là pasteboard (bảng dán). Pasteboard không thực sự phục vụ một mục đích nào khác ngoài việc lấp đầy khoảng trống xung quanh hình ảnh khi  hình ảnh nhỏ hơn Document Window.


Document Tab – Tab tài liệu

Ở đầu cửa sổ, bên trái là Document Tab của tài liệu. Tab hiển thị tên và loại tệp của tài liệu (“AdobeStock_145722872.jpeg”) và mức thu phóng hiện tại của nó (25%).Tab cũng là cách chúng ta chuyển đổi giữa các cửa sổ tài liệu với nhau khi chúng ta có cùng lúc nhiều hình ảnh đang mở trong Photoshop. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về cách làm việc với nhiều tài liệu trong một bài học khác.

photoshop-document-window-tab

Mức thu phóng và thanh trạng thái

Ở dưới cùng bên trái của cửa sổ Tài liệu, bạn có thể xem thông tin về hình ảnh, mức thu phóng hiện tại được hiển thị, giống như trong tab của tài liệu. Và ở bên phải của mức thu phóng là Status Bar (Thanh trạng thái). Theo mặc định, Thanh trạng thái hiển thị cấu hình màu của hình ảnh. Trong trường hợp hình minh hoạ, đó là Adobe RGB (1998). Chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu hình màu trong hướng dẫn Cài đặt Màu cơ bản trong Photoshop sau nhé.

photoshop-status-bar

Nhấp và giữ trên Thanh trạng thái để xem thông tin bổ sung về hình ảnh, chẳng hạn như thông tin về Chiều rộng và Chiều cao, Độ phân giải và màu sắc (Kênh):

Status Bar

Bạn cũng có thể thay đổi loại thông tin mà Thanh trạng thái hiển thị. Nhấp vào mũi tên ở bên phải của Thanh trạng thái để mở menu và bạn có thể chọn xem các chi tiết khác nhau, như Kích thước tài liệu (kích thước tệp) hoặc Kích thước (chiều rộng, chiều cao và độ phân giải).

Use the Status Bar

Toolbar- Thanh công cụ

Thanh công cụ (còn được gọi là Hộp công cụ hoặc bảng Công cụ) là nơi Photoshop chứa tất cả các công cụ của nó. Bạn sẽ nhìn thấy nó dọc bên trái giao diện của Photoshop. Các công cụ này dùng để thực hiện các lựa chọn, chỉnh sửa hình ảnh, để vẽ, hoặc thêm các yếu tố khác nhau vào vào tài liệu của bạn và hơn thế nữa:

photoshop-toolbar

Mở rộng Thanh công cụ

Theo mặc định, Thanh công cụ xuất hiện dưới dạng một cột đơn dài. Nhấp vào mũi tên kép ở trên cùng nó sẽ mở rộng Thanh công cụ thành một cột đôi, ngắn hơn. Nhấp vào mũi tên một lần nữa để quay lại bố cục một cột:

expand-photoshop-toolbar

Công cụ ẩn của Toolbar – Thanh công cụ

Photoshop bao gồm rất nhiều công cụ. Thực tế, có nhiều công cụ được hiển thị ngay cho chúng ta thấy. Hầu hết các công cụ trong Thanh công cụ đều có các công cụ khác cùng nhóm được lồng vào cùng một chỗ. Nhấp và giữ vào biểu tượng của một công cụ để hiển thị menu các công cụ khác ẩn đằng sau nó.

Ví dụ: theo mặc định, công cụ Rectangular Marquee Tool được chọn. Đây là công cụ thứ hai từ trên xuống. Nếu tôi nhấp và giữ vào biểu tượng của Công cụ Rectangular Marquee Tool, một menu sẽ xuất hiện cạnh bên. Menu mở rộng hiển thị thêm các công cụ Elliptical Marquee Tool, Single Row Marquee Tool và Single Column Marquee Tool được nhóm vào cùng một vị trí. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về Thanh công cụ trong hướng dẫn tiếp theo và chúng ta sẽ học cách sử dụng các công cụ của Photoshop trong các bài học khác trong suốt loạt bài Tự học Photoshop này:

photoshop-toolbar-hidden-tools

Options Bar – Thanh tùy chọn

Được liên kết trực tiếp với Toolbar (Thanh công cụ) là Options Bar (Thanh tùy chọn) của Photoshop. Khi bạn chọn một công cụ trên Toolbar, Option Bar sẽ hiện thị các tuỳ chọn cho công cụ ấy. Options Bar (Thanh tùy chọn) nằm ngang suốt đầu giao diện, ngay phía trên cửa sổ tài liệu. Ở hình minh hoạ bên dưới, vì tôi hiện đã chọn Công cụ Rectangular Marquee, Options Bar đang hiển thị các tùy chọn cho Công cụ Rectangular Marquee:

photoshop-options-bar

Nếu tôi chọn một công cụ khác, Ví dụ như Crop Tool

Crop tool

Lập tức, thanh Option Bar thay đổi. Ngay lúc này, bạn nhìn thấy các tuỳ chọn của Crop tool

photoshop-options-bar-crop-tool

Menu Bar – Thanh menu

Ngang suốt màn hình trên cùng của giao diện Photoshop là Thanh Menu. Thanh Menu là nơi bạn có thể truy xuất các tùy chọn và lệnh khác nhau, tất cả được nhóm thành các danh mục. Ví dụ: File menu – Tệp chứa các tùy chọn để mở, lưu và đóng tài liệu. Layer Menu – Lớp liệt kê các tùy chọn để làm việc với các lớp. Nhiều bộ lọc của Photoshop sẽ nằm trong menu Filter menu, v.v. Chúng ta sẽ lướt qua phần tìm hiểu Menu ở đây, nhưng sẽ tìm hiểu tất cả về chúng trong các bài học trong sau nếu có liên quan. Lưu ý rằng danh mục “Photoshop CC” ở bên trái Thanh Menu trong ảnh chụp màn hình chỉ được thấy trong phiên bản Photoshop dành cho Mac:

Thanh Menu

Panels – Các bảng điều khiển

Dọc bên phải giao diện của Photoshop là vị trí các Panel – bảng điều khiển. Panel là nơi bạn truy xuất tất cả các loại lệnh và tùy chọn. Có nhiều Panel khác nhau cho các tác vụ khác nhau. Panel quan trọng nhất là bảng điều khiển Lớp – Layers Panel. Đó là nơi bạn kiểm soát các lớp của một tài liệu. Ngoài ra, còn có rất nhiều bảng điều khiển quan trọng khác, tất cả chúng ta sẽ xem xét sau:

Panels

Nhóm bảng điều khiển

Để tiết kiệm không gian trên màn hình, Adobe nhóm các bảng liên quan lại với nhau. Ví dụ, hãy nhìn vào bảng điều khiển Lớp – Layers panel. Cũng giống như cửa sổ Tài liệu, mỗi bảng điều khiển có một tab ở trên cùng hiển thị tên của bảng điều khiển. Tuy nhiên, lưu ý rằng có hai tab khác ở bên phải của tab Lớp. Một Tab là Channels – Kênh  và bảng kia tên Path – Đường dẫn. Đây là các bảng điều khiển khác được lồng vào với bảng điều khiển Layer, tất cả nằm trong cùng một nhóm bảng điều khiển. Tên của bảng điều khiển hiện đang mở trong nhóm (trong trường hợp này là bảng điều khiển Layer – Lớp) xuất hiện sáng hơn các bảng khác:

Panel

Chuyển đổi giữa các bảng với nhau trong một nhóm

Để chuyển sang một bảng khác trong một nhóm, hãy nhấp vào tab của bảng đó. Ở đây, tôi đã mở bảng Channels – Kênh. Để quay lại bảng điều khiển Layers – Lớp, hãy nhấp lại vào tab Layers :

Chọn Tab Channels

Mở thêm bảng Photoshop Panels ở đâu?

Theo mặc định, khởi đầu chỉ có một số bảng được hiển thị. Nhưng có rất nhiều bảng khác trong Photoshop. Bạn sẽ tìm thấy danh sách đầy đủ các bảng trong menu Window trong Thanh Menu:

Các bảng được liệt kê trong một cột dài. Tôi đã chia cột làm đôi ở đây để bạn có thể xem cùng một lúc trên trang. Để chọn một bảng điều khiển, hãy nhấp vào tên của nó trong danh sách. Dấu “check” ở bên trái tên của bảng điều khiển cho biết bảng đó đang được mở. Nhấp vào tên một bảng điều khiển trên menu đang mở, nó sẽ đóng nó lại, dấu “check” sẽ mất.

Search Bar – Thanh tìm kiếm

Chức năng mới trong Photoshop CCSearch Bar – thanh Tìm kiếm. Thanh Tìm kiếm cho phép chúng ta nhanh chóng tìm thấy các công cụ hoặc lệnh trong Photoshop, cũng như các hướng dẫn về các chủ đề khác nhau hoặc hình ảnh từ Adobe Stock. Để sử dụng tính năng Tìm kiếm, hãy nhấp vào biểu tượng Tìm kiếm (hình kính lúp) ở phía trên bên phải của Photoshop. Bạn sẽ tìm thấy nó ngay phía trên cột Panel.
Nếu bạn đang sử dụng Photoshop CC nhưng không thấy biểu tượng Tìm kiếm, hãy kiểm tra xem phiên bản Photoshop của bạn đã được cập nhật hay chưa.

Thanh tìm kiếm - Search bar

Nhấp vào biểu tượng sẽ mở thanh Tìm kiếm. Nhập cụm từ khoá tìm kiếm của bạn ở trên cùng. Ví dụ, tôi sẽ nhập “Crop”. Sau đó, thanh Tìm kiếm sẽ mở rộng để hiển thị cho bạn kết quả.Chúng ta nhận thấy công cụ “Crop” đã được tìm thấy cùng với các công cụ khác có chứa từ khoá “Crop”. Nhấp vào bất kỳ công cụ hoặc lệnh có trong danh sách kết quả tìm kiếm để nhanh chóng chọn nó. Bên dưới các công cụ và một số hướng dẫn của Adobe có liên quan đến từ khoá “Crop”.

photoshop-cc-search-bar

Workspaces – Không gian làm việc

Cuối cùng, chúng ta cùng xem xét về Workspaces – Không gian làm việc. Workspace trong Photoshop là thiết lập một giao diện tuỳ chọn, bao gồm sắp xếp vị trí, tuỳ chọn ẩn hay hiển thị các Panel, Toolbar, Menu …. Workspace có thể kiểm soát cho phép Panel nào của Photoshop được hiển thị trên màn hình, cùng với cách các bảng đó được sắp xếp. Workspace có thể thay đổi bố cục của các công cụ trong Thanh công cụ, các mục trong Thanh Menu, cùng với các phím tắt, cũng có thể được tùy chỉnh bởi thiết lập trong Workspace.

Theo mặc định, Photoshop sử dụng một Workspace có tên là Essentials. Workspace Essentials là một không gian làm việc chung, đa năng, với bố cục giao diện phù hợp với nhiều loại tác vụ khác nhau. Nhưng còn có những workspace khác để bạn lựa chọn. Chúng ta có thể chuyển đổi giữa các workspace bằng cách sử dụng tùy chọn workspace ở phía trên bên phải của Photoshop. Trong Photoshop CC, tùy chọn workspace được biểu thị bằng một biểu tượng. Trong Photoshop CS6, đó là một hộp lựa chọn – selection box, với tên của workspace hiện đang được chọn hiển thị trong hộp:

Photoshop Workspace

Nhấp vào biểu tượng (hoặc hộp lựa chọn) để mở menu các Workspaces mà chúng ta có thể chọn. Photoshop có một số một số workspace tích hợp sẵn. Mỗi người có các tùy chỉnh giao diện cho một loại công việc cụ thể. Như tôi đã đề cập, Essentials là workspace cho một công việc đa năng – all-purpose. Nếu bạn là một nhà thiết kế web, bạn có thể chuyển sang workspace Graphic and Web. Để chỉnh sửa hình ảnh, workspace Photography là một lựa chọn tốt.

Chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn workspace, bao gồm cách tạo và lưu không gian làm việc tùy chỉnh của riêng bạn ở trong một bài hướng dẫn khác.

Lưu ý rằng tất cả các hướng dẫn trong bài học này đều sử dụng workspace Essentials mặc định, vì vậy tôi khuyên bạn nên để nguyên mặc định Essentials workspace khi bạn đang học Photoshop ở các bài tiếp theo.

Trong bài kết tiếp, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhanh tất cả công cụ trên Photoshop ToolbarGiao diện Photoshop |  Bài số 2: Tìm hiểu về Toolbar – thanh công cụ Photoshop