Bài tập Java phần xâu ký tự, code ví dụ – STACKJAVA

Bài tập Java phần xâu ký tự, code ví dụ

Các bài tập

Bài 1. Viết chương trình chuyển đổi một số tự nhiên ở hệ cơ số 10 thành số ở hệ cơ số b bất kì (1< b≤ 36).

Bài 2. Nhập một xâu ký tự. Đếm số từ của xâu ký tự đó. Thí dụ ”   Trường         học  ” có 2 từ.

Bài 3: Sử dụng xâu ký tự để viết chương trình kiểm tra số thuận nghịch.

Bài 4: Xây dựng tập thao tác với các số nguyên lớn (nhiều hơn 20 chữ số)

  1. Tổng hiệu hai số nguyên lớn
  2. Tích hai số nguyên lớn
  3. Thương 2 số nguyên lớn (*)

Bài 5.  Cho một xâu ký tự  có độ dài  n, hãy đếm số lần xuất hiện của  các ký tự ‘A’,’B’,’C’ theo cách:

  1. Có phân biệt chữ hoa chữ thường.
  2. Không phân biệt chữ hoa chữ thường.

Bài 6. Viết chương trình thực hiện chuẩn hoá một xâu ký tự nhập từ bàn phím (loại bỏ các dấu cách thừa, chuyển ký tự đầu mỗi từ thành chữ hoa, các ký tự khác thành chữ thường)

Bài 7. Viết chương trình thực hiện nhập một xâu ký tự và tìm từ dài nhất trong xâu đó. Từ đó xuất hiện ở vị trí nào? (Chú ý. nếu có nhiều từ có độ dài giống nhau thì chọn từ đầu tiên tìm thấy).

Bài 8.Viết chương trình thực hiện nhập một xâu họ tên theo cấu trúc: họ…đệm…tên; chuyển xâu đó sang biểu diễn theo cấu trúc tên…họ…đệm.

Bài 9. Viết chương trình chuyển một xâu thành dạng proper, nghĩa là ký tự sau dấu cách là ký tự in hoa. Thí dụ “Nguyễn Văn Tùng” là xâu dạng proper.

Bài 10. Nhập một xâu. Hãy xác định vị trí của từ có độ dài lớn nhất trong xâu.

Bài 11: Nhập một xâu, in ra cho biết có bao nhiêu ký tự là nguyên âm, phụ âm, ký số và ký tự khác.

Bài 12. Nhập họ tên của một người từ bàn phím. Hãy chuẩn hóa xâu họ tên này. (Xóa các khoảng trắng thừa và ký tự đầu tiên của họ, chữ lót và tên phải viết hoa, các ký tự còn lại viết thường).

Ví dụ:
Nhập:       “ NgUyen    VaN  A  “
Xuất:        “Nguyen Van A”

Bài 13.  Lập trình tính giá trị của một số viết dưới dạng LA MÃ và chuyển một số thập phân sang dạng LA MÃ.

Ví dụ: MDCLXVI = 1666. M:1000 ; D:500 ; C:100; L:50; X :10 ; V:5 ; I :1

Bài 14. Nhập một câu không quá 20 từ, mỗi từ không quá 10 ký tự. Viết chương trình tách các từ trong câu và in các từ theo thứ tự  Alphabet

Ví dụ: “TRUONG DAI HOC SU PHAM THANH PHO HO CHI MINH” tách thành [CHI], [DAI], [HO], [HOC], [MINH], [PHAM], [PHO], [SU], [THANH], [TRUONG] và in ra: CHI DAI HO HOC MINH PHAM PHO SU THANH TRUONG

Bài 15. Nhập 3 xâu ký tự s, s1, s2. Tìm tất cả những lần xuất hiện của s1 trong s và thay thế bằng s2. Xuất s ra màn hình

Ví dụ: s = “TIM KIEM VA THAY THE”,  s1=”TH”, s2=”123”. Kết quả xâu s sẽ là: “TIM KIEM VA  123AY 123E”

Bài 16. Nhập hai xâu s1 và s2. Tìm xâu s2 trong s1. Nếu có hãy loại bỏ s2 trong s1. Chú ý: phải loại bỏ cho đến khi không tìm được s2 trong s1 nữa.

Bài 17. Nhập liên tiếp các từ (các đoạn ký tự không chứa dấu cách) cho đến khi gặp từ “ketthuc”. Hãy đếm xem có bao nhiêu từ khác nhau, mỗi từ xuất hiện bao nhiêu lần.

Bài 18. Nhập một danh sách n xâu ký tự và một xâu S. Tìm xem có thể ghép các xâu nào trong danh sách để trở thành S được không.

Download code

Đây là các bài mình làm khi còn là sinh viên nên code sẽ hơi củ chuối chút, các bạn có thể tải về và chạy.

Download tại đây

Mình đang để là eclipse project nhé, nếu bạn nào chạy netbeans thì tạo project netbeans rồi copy folder src sang là được hoặc có thể import theo cách sau đây: https://netbeans.org/kb/74/java/import-eclipse.html

Xem thêm code ví dụ tại: https://stackjava.com/category/demo