Business Analyst (BA) là gì? Công việc của một BA

Business Analyst là gì?

Business Analyst (BA) được dịch là “Chuyên viên Phân tích Kinh doanh” nhưng ở Việt Nam mọi người thường dùng cách gọi phổ biến hơn là “Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ”. Đúng như tên gọi, trách nhiệm chính của vị trí BA là phân tích và đánh giá toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty để xác định vấn đề cần cải thiện, từ đó đề xuất hướng giải quyết cụ thể. BA có thể làm việc trực tiếp với khách hàng để nhận đóng góp ý kiến, sau đó chuyển thông tin về team nội bộ để xử lý. Ngoài ra BA còn đảm nhận vai trò viết và quản lý tài liệu kỹ thuật.
 
Nói về tầm quan trọng của BA trong công ty, gần như tất cả các tổ chức đều đồng ý rằng: “Good BAs are great assets for any team, be it plan-driven, agile or hybrid” (tạm dịch: Người BA tốt chính là tài sản quý giá cho bất kỳ đội nhóm nào, có thể là theo kế hoạch, Agile, hoặc kết hợp).

Để hiểu hơn về Business Analyst, bạn có thể tìm đọc chia sẻ từ Mentor Nguyễn Thị Thu Trang – Product Manager tại Mentori Vietnam, Senior Product Owner tại One Mount Distribution tại đây nhé!

Business Analyst và các từ khóa quan trọng

Cho phép sự thay đổi: Đây là vai trò quan trọng của một Business Analyst. Giúp công ty tổ chức trong các vấn đề thay đổi liên quan đến công nghệ mới, hệ thống mới, cải tiến quy trình hoặc hệ thống.

Xác định nhu cầu: Ví dụ khi một ai đó đưa ra nhu cầu, Business Analyst sẽ chịu trách nhiệm xác định nhu cầu một cách chi tiết và sắp xếp giải quyết nhu cầu đó.

Đề xuất giải pháp: Các giải pháp có thể bao gồm: hệ thống, quy trình, chính sách và đào tạo.

Cung cấp giá trị cho các bên liên quan: Bất kỳ bộ phận làm việc nào có liên quan tới vị trí Business Analyst từ Quản lý, các bộ phận khác, cơ quan quản lý, các doanh nghiệp đối tác, khách hàng, v.v., vì vậy có thể hiểu BA có ảnh hưởng đến đến việc cung cấp giá trị cho tất cả các bộ phận liên quan.

Vậy thì công việc cụ thể của một Business Analyst là gì?

1. Giao tiếp và cộng tác
Business Analyst thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả trong toàn bộ tổ chức. Giao tiếp đóng vai trò quan trọng giúp đạt được sự hợp tác. BA đóng vai trò quan trọng vì họ là những người thu thập các yêu cầu từ các bên liên quan, vị trí BA sẽ giúp giảm chi phí phát sinh khi hiểu sai các yêu cầu.

Với tư cách là một Business Analyst, họ hiểu rõ phạm vi của các bên liên quan trong mỗi tổ chức, từ chủ doanh nghiệp, phòng CNTT, Trưởng nhóm kỹ thuật, QA và User. Dựa vào đó, họ sẽ cấu trúc các kênh truyền thông của mình một cách chặt chẽ thông qua việc truyền đạt thông tin phù hợp đến đúng người để đạt được mục tiêu.

Thiết lập một môi trường thân thiện để kết nối nhiều người và các nhóm với nhau là một trong những vai trò chính giúp cho việc giao tiếp được liền mạch.

Sắp xếp các cuộc họp tập trung đặt câu hỏi phù hợp với các bên liên quan để hiểu nhu cầu của dự án, là người biết cách lắng nghe và tiếp thu tốt, truyền đạt thông tin thích hợp cho các nhóm CNTT đều là một phần công việc của BA.

Là bậc thầy giao tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật số như coreference calls và meeting online cũng là một kỹ năng quan trọng đối với BA.

Ví dụ: mục tiêu của nhóm dự án là giao dự án đúng thời hạn, mục tiêu của nhóm QA là đảm bảo rằng tất cả các lỗi được tìm ra và fix kịp thời, trong khi mục tiêu của Business team là đảm bảo sản phẩm phù hợp với mục đích. Do đó, các nhóm nội bộ có các mục tiêu khác nhau cho dù mục tiêu chính của dự án không thay đổi.

Vai trò của BA sẽ là tập hợp các nhóm này với các mục tiêu khác nhau và hướng họ đến mục tiêu chung của dự án. Điều này liên quan đến việc đàm phán và thiết lập các ưu tiên kinh doanh trong nhóm bất cứ khi nào được yêu cầu.

2. Quy trình và công cụ
Các quy trình có cấu trúc và được định dạng tốt cùng với các yêu cầu thu thập, xác định phạm vi và ưu tiên của các BA là hoàn toàn cần thiết để đạt được mục tiêu. Vì việc đưa ra các yêu cầu là bước đầu tiên để xác định phạm vi và xác định bước đi tiếp theo cho dự án, các BA tập trung phân tích bằng cách sử dụng các kỹ thuật khác nhau như brainstorming, phỏng vấn và các workshops.

Business Analyst phát triển các mô hình Quy trình kinh doanh dưới dạng wireframes, flow charts, state transition diagrams, use cases, Visio diagrams, v.v.

Mọi hoạt động sẽ không hoàn thành nếu không có các đánh giá liên quan. Vì vậy, BA sử dụng các vòng phản hồi liên tục trong mỗi giai đoạn để đảm bảo rằng không có kẽ hở trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Khi program được tiến hành, BA sẽ tham gia vào việc xác nhận một cách cơ bản và sau đó giới thiệu sản phẩm cho các bên liên quan vào thời điểm thích hợp, để đảm bảo rằng không có lỗi xảy ra.

3. Tận dụng kiến ​​thức
Việc tận dụng các kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân một cách tốt nhất có thể, từ đó mang lại nhiều giá trị hơn cho tổ chức là điều rất cần thiết. BA đương nhiên có kỹ năng phân tích tốt, họ dễ dàng nắm bắt kiến ​​thức và trở thành SMEs.

Có kiến ​​thức chuyên môn tốt giúp họ hiểu các yêu cầu từ các bên liên quan và có thể liên kết lại các mục tiêu của program dễ dàng hơn.

Hơn nữa, kiến ​​thức giúp họ đánh giá rủi ro từ góc độ kỹ thuật và kinh doanh. Sau đó, BA sẽ cân bằng lại việc hợp nhất doanh nghiệp và công nghệ, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất.

Đề xuất các giải pháp và tạo điều kiện cho sự thay đổi với các nhóm CNTT chỉ là một phần của câu chuyện. Với những kiến thức về dự án và mục tiêu chung, BA sẽ xác định mối tương quan của dự án đối với các quy trình kinh doanh từ đầu đến cuối.

Điều này giúp BA trở thành trainer tốt nhất giúp đào tạo người dùng trong việc sử dụng dự án cho các mục tiêu kinh doanh, từ đó hỗ trợ đảm bảo quy trình kinh doanh.

Đọc tới đây, bạn đã hiểu rõ “Business Analyst là gì” và các công việc của một BA chưa nào? Theo dõi chuyên mục Business Analysis để tích lũy thêm nhiều chia sẻ bổ ích về ngành nhé!

Nguồn: Tổng hợp

__________________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,… đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,…

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!