Bạn biết đến hàm ifs trong Excel chưa? Nếu hàm if dùng để tìm kiếm với điều kiện nhất định để đưa về một giá trị cụ thể, Thì hàm ifs bạn còn được dùng một cách thuận tiện hơn hàm if bởi hàm ifs có thể nói là thay thế cho hàm if lồng nhau phức tạp. Để có thể áp dụng cải thiện mới này bạn cần biết cách áp dụng hàm ifs trong excel như thế nào một cách hiệu quả nhất.
Nội dung chính
- 1. Hàm Ifs trong Excel
- 2. Ví dụ cách sử dụng hàm ifs trong Excel
- 3. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng hàm IFS
- ĐỊNH NGHĨA HÀM IFS
- Tham khảo thêm một số hàm như:
- Video liên quan
Bạn đọc cũng quan tâm đón đọc:
>> Hàm IF và cách dùng hàm IF trong Excel chi tiết có ví dụ minh họa
>> Cách dùng hàm If nhiều điều kiện
>> Cách dùng hàm IF kết hợp với hàm VLOOKUP trong Excel
Tóm Tắt
1. Hàm Ifs trong Excel
Hàm ifs trong Excel là gì? Như ở phần giới thiệu trên bạn cũng thấy và hiểu qua rồi chứ. Với cách dùng hàm if lồng nhau bạn phải viết công thức các hàm if lồng ghép với nhau, nó sẽ thực hiện được yêu cầu công việc của bạn nhưng mà đôi khi nhập công thức đó khiến bạn quá là đau đầu bởi nhiều khi bạn sẽ bị rối công thức. Vậy nên là mới nói hàm ifs đã được xây dựng để thay thế cho hàm if lồng nhau.
Cú pháp của hàm ifs:
= IFS(logical_test1, Value1 [logical_test2, Value2] …, [logical_test127, Value127])
Trong đó:
– Logical_test1: là đối số bắt buộc, bởi đây là vùng điều kiện để đánh giá True hoặc False.
– Value1 là kết quả khi logical_test1 là TRUE.
– Hàm giới hạn trong 127 đối số logical_test mà người dùng có thể sử dụng.
– Hàm ifs hỗ trợ trên phiên bản Excel 2016 và không có trên các phiên bản trước.
>> Xem thêm: Cách dùng hàm IF nâng cao trong Excel
2. Ví dụ cách sử dụng hàm ifs trong Excel
Với ví dụ dưới đây, hàm ifs sẽ thực hiện chức năng tìm kiếm xác định các giá trị số dưới đây để đưa về một kết quả phù hợp với từng điều kiện đưa ra.
Cụ thể là ví dụ dưới đây với mục đích phân loại các số điểm theo các cấp A, B, C, D, E, F khác nhau vậy nên sử dụng công thức hàm ifs thực hiện công việc này:
Cách sử dụng hàm ifs trong Excel (hình 1)
Nếu giá trị tại ô B5 mà > 80 thì hàm trả về phân loại là A, còn nếu là > 70 hàm trả về mức B và tương tự các cấp còn lại.
Khi nhập công thức trên và sao chép công thức xuống các ô còn lại với 1 thao tác bạn nhanh chóng có được các phân loại đúng theo yêu cầu của bạn.
Cách sử dụng hàm ifs trong Excel (hình 2)
Hàm tìm kiếm và so sánh chuẩn xác các giá trị điều kiện và đưa ra cho bạn kết quả hài lòng như ở trên.
Việc dùng hàm ifs này bạn có thể rút ngắn công thức của hàm if lồng ghép phức tạp. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng hàm bạn cần phải chú ý một vài điều:
– Bạn sẽ gặp phải trường hợp hàm trả về lỗi #n/a khi hàm không tìm thấy điều kiện nào có trong công thức hàm.
– Trả về lỗi #VALUE! trong trường hợp logical_test xử lý thành giá trị khác TRUE hoặc FALSE.
– Và một số thông báo lỗi khác nếu như bạn nhập giá trị logical_test không phù hợp.
Ngoài ví dụ mà Unica đã cung cấp, nếu bạn đọc muốn tìm hiểu chi tiết hơn nữa về cách sử dụng của hàm IFS thì có thể tham khảo nội dung Video bài giảng trên:
Hướng dẫn cách sử dụng hàm IFS trong Excel
3. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng hàm IFS
#1: Kết quả hiện thị trong ô bằng 0
Khi kết quả trong ô hiển thị bằng 0, việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra đối số value_if_true hoặc value_if_False. Nếu một trong hai đối số không có giá trị, bạn thêm 2 lần dấu nháy “” vào đối cần sửa hoặc thêm kết quả thỏa mãn điều kiện hoặc không thỏa điều kiện vào đối số đó.
#2: Kết quả hiện thị trong ô là #NAME?
Để khắc phục lỗi này, bạn cần kiểm tra xem công thức đã viết đúng chính tả hay chưa. Ngoài ra bạn cần kiểm tra lại dấu () hay cú pháp đã đủ hay chưa.
Đối với hàm ifs có thể đứng riêng lẻ để thực hiện tính toán một vấn đề nào đó, nhưng trên thực tế trong rất nhiều trường hợp sẽ được áp dụng kết hợp cùng các hàm khác để xây dựng những công thức thực hiện cũng như tính toán một cách chính xác đơn giản và tối ưu hơn những chức năng nâng cao.
Cùng với những thông tin kiến thức tin học văn phòng, Unica có một số khóa học liên quan đến học Excel trực tuyến và các khóa học tin học văn phòng khác, bạn đọc quan tâm hãy tìm hiểu và nhanh chóng sở hữu những khóa học phù hợp nhất với bạn nhé.
>> Xem thêm: Subtotal là gì? Cách dùng hàm Subtotal trong Excel kèm ví dụ
Ngoài ra, nếu bạn muốn học Excel một cách chuyên sâu hơn nữa và ứng dụng hiệu quả vào công việc hoặc việc học Kế toán online, bạn có thể tham khảo khóa hock “Excel ứng dụng thực tế trong doanh nghiệp” được biên soạn bởi giảng viên Lê Chí Xuân có tại Unica.vn.
Tham khảo khóa học “Excel ứng dụng thực tế trong doanh nghiệp”
XEM NGAY: Excel ứng dụng thực tế trong doanh nghiệp
Lộ trình khóa học có 43 bài giảng với thời lượng 04 giờ 02 phút. Điểm đặc biệt của khóa học là bảo hành trọn đời. Bạn có thể học bất cứ đâu, mọi lúc, mọi nơi khi điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet. Khóa học sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản tới nâng cao giúp bạn hiểu rõ Excel và ứng dụng thành thạo nó trong công việc hằng ngày.
Kết thúc khóa học, học viên sẽ có một nền tảng vững chắc về Microsoft Excel, biết được cách thức mà Excel đang được ứng dụng trong các doanh nghiệp hiện nay. Chính điều này sẽ giúp bạn tối ưu công việc và nâng cao hiệu suất làm việc mỗi ngày.
Vậy còn chần chừ gì mà không nhanh tay đăng ký để có cơ hội sở hữu khóa học này ngay hôm nay bạn nhé !
Tags:
Excel
Hàm IFS được dùng khi bạn có một hoặc nhiều điều kiện cần kiểm tra. Hàm sẽ trả về kết quả tương ứng với giá trị đúng được liệt kê đầu tiên. Bạn có thể kiểm tra tối đa 127 điều kiện.
So với việc phải lồng nhiều hàm IF thì sử dụng IFS sẽ dễ dàng hơn.
Hàm IFS dùng cho excel từ 2016 trở lên hoặc office 365 bản Beta. Các phiên bản excel bên dưới 2016 bạn sử dụng các hàm IF lồng IF tương đương.
Tương tự vậy IF lồng IF cho phép đến 127 phép toán.
- Hàm IF trong excel
- SUMIF
- SUMIFS
- COUNTIF
- COUNTIFS
- MAXIFS
- AVERAGEIF
ĐỊNH NGHĨA HÀM IFS
Kiểm tra xem một hoặc nhiều điều kiện có được đáp ứng hay không và trả về một giá trị tương ứng với điều kiện TRUE đầu tiên.
CÚ PHÁP
=IFS(logical_test1, value_if_true1, [logical_test2, value_if_true2] , …)
Trong đó:
-
Logical_test1: Đây là điều kiện để đánh giá TRUE hoặc FALSE.
-
Value_if_true1: Kết quả nếu điều kiện ở logical_test 1 là TRUE. Nếu cần thiết có thể để trống.
-
Logical_test 2…logical_test127 : Điều kiện để đánh giá TRUE hoặc FALSE.
-
Value_if_true2…value_if_true127: Kết quả nếu điều kiện ở logical_testN là TRUE.
CÁCH SỬ DỤNG
Ví dụ 1:
Giải thích: Nếu giá trị ở cột A bằng 1, hàm IFS trả kết quả “Tệ”. Giá trị bằng 2 trả kết quả “Tốt”. Giá trị bằng 3 trả kết quả “Xuất sắc”. Nếu không có giá trị tương đương 3 kết quả trên, hàm hiển thị “Nhập sai”. Bạn có thể thay TRUE bằng 1=1 hoặc bất kì phép toán luôn đúng khác.
Cú pháp câu lệnh sẽ phức tạp hơn nếu sử dụng hàm IF:
Một ví dụ khác về hàm IFS:
Nếu giá trị không đáp ứng bất kì điều kiện nào được liệt kê, Excel sẽ hiển thị lỗi #N/A:
Hàm áp dụng đối với bản excel 2016 trở lên. Các phiên bản Excel trước 2016 không hỗ trợ hàm IFS nên sẽ hiển thị lỗi #NAME:
Như vậy bạn đã biết cách sử dụng hàm IFS kiểm tra xem một hoặc nhiều điều kiện có được đáp ứng hay không và trả về một giá trị tương ứng với điều kiện TRUE đầu tiên. Hàm áp dụng đối với bản excel 2016 trở lên.
Tham khảo thêm một số hàm như: