Con người – Yếu tố quyết định tác động lên quá trình chuyển đổi tổ chức –

Chuyển đổi tổ chức không đơn thuần bó gọn trong các hoạt động liên quan đến công nghệ robot hay tự động hóa. Nó còn liên quan chặt chẽ đến vấn đề về con người. Nói cách khác, để cải tiến bộ máy tổ chức, các nhà lãnh đạo sẽ không chỉ chú trọng vào đầu tư máy móc và hệ thống tự động hóa mà cần đặt con người làm yếu tố then chốt. 

Trong thời đại mà toàn cầu hóa đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi chuỗi cung ứng và  dần chuyển dịch sang thương mại điện tử, chúng ta dễ phát hiện ra quan điểm cho rằng giải pháp để phát triển mô hình kinh doanh bền vững là áp dụng các công nghệ sáng tạo như người máy, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa. Tuy nhiên đây có phải là một quan điểm đúng đắn?

Chuyển đổi tổ chức không chỉ nằm ở hiệu quả và năng suất của chuỗi cung ứng mà nhân tố chính cần được nhắc đến là các cá nhân, những người trực tiếp tham gia, thúc đẩy và  quyết định nên sự thành công của chuỗi cung ứng. 

Bạn có thể tạo nên một chiếc Ferrari tuy nhiên nếu bạn không biết cách lái nó thì chiếc xe sẽ trở nên vô nghĩa.

Với hơn 25 năm làm việc trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng, quản trị logistics và quản lý dự án, tôi tin rằng để một kế hoạch cải tiến tổ chức thực sự hiệu quả và bền vững, chúng ta  cần gắn kết với từng cá nhân trong suốt quá trình thay đổi. 

Các doanh nghiệp cần tập trung đưa ra giải pháp đổi mới và cải cách nhằm hướng đến một sự thay đổi bền vững phù hợp với thị trường hiện đại không ngừng phát triển. Việc tìm được giải pháp phù hợp mang lại nhiều ý nghĩa to lớn nhưng cũng là nhiệm vụ nặng nề mang tính chuyên môn cao. Trong hầu hết các trường hợp, các chương trình cải tiến bị đình trệ do thiếu khả năng tập trung mục đích cuối cùng mà còn do việc thiếu niềm tin và kiên nhẫn của con người vào tầm nhìn và năng lực của họ trong việc triển khai giải pháp và tiếp tục phát triển trong môi trường thay đổi. 

 

Con người, quy trình và công nghệ 

 

Từ lâu, nền tảng thiết kế năng lực tổ chức được hiểu là bao gồm ba yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau là con người, quy trình và công nghệ nhằm đảm bảo hình thành một thiết kế toàn diện trong tương lai. Việc dung hòa để cả ba yếu tố hoạt động trơn tru cùng nhau thường được coi là “Nghệ thuật tư vấn” của một chuyên gia. Tuy nhiên, “nghệ thuật” dung hòa cả ba yếu tố này không phải lúc nào cũng bảo đảm cho một sự phát triển bền vững. 

Giới thiệu các quy trình, hệ thống hoặc công cụ mới như người máy và hệ thống tự động hóa không phải là tất cả hoạt động cần thiết trong quá trình hoàn thành chuyển đổi chuỗi cung ứng. Một phần quan trọng của bất kỳ quá trình thiết kế năng lực tổ chức thành công nào chính là cải thiện được năng lực nhân sự. Về mặt chuyên môn, tôi cho rằng việc hiểu rõ năng lực của bản thân và việc điều chỉnh các chương trình quản lý để phù hợp với cấp độ cá nhân là chìa khóa để tạo ra thay đổi bền vững.

 

Phương pháp tiếp cận ưu tiên con người 

 

Việc đặt con người lên hàng đầu nên là trọng tâm của bất kỳ một chương trình cải tiến hoặc chuyển đổi tổ chức nào. Điều này cũng xảy ra tương tự khi quản lý chuyển đổi chuỗi cung ứng. 

Quản lý dự án chuyển đổi tổ chức phải tập trung đúng vào việc thiết kế hướng tới mục đích đạt được trong tương lai và xây dựng năng lực cho các quy trình mới. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần quản lý sự chuyển đổi cách thức làm việc mới này và khuyến khích nhân viên thích nghi và áp dụng chúng lâu dài. 

Yếu tố cốt lõi của quy trình này là đề ra mục đích, đề cao việc phát triển các cá nhân và các đội nhóm tương lai nhằm hỗ trợ họ không chỉ hiểu rõ quy trình và công cụ cũng như vai trò của chính bản thân trong bộ máy tổ chức, mà quan trọng hơn là có được sự tự tin vào khả năng điều hành hệ thống mới của bản thân. Nâng cao sự tự tin cá nhân hay khuyến khích  các cá nhân với tự tin vào bản thân, tự tin vào năng lực hoàn thành nhiệm vụ sẽ giúp doanh nghiệp đạt được sự phát bền vững trên mọi phương diện. 

 

Mối quan hệ và sự tin tưởng

 

Mặc dù các chương trình quản lý dự án và cải tiến nên được điều chỉnh để thúc đẩy sự tự tin vào bản thân của mỗi cá nhân và các nhóm, nhưng tất cả đều bắt đầu bằng việc xây dựng mối quan hệ bền vững và niềm tin giữa lãnh đạo và các cá nhân. Nói cách khác, nhằm xây dựng sự tự tin vào bản thân, phát triển các cá nhân trong doanh nghiệp dựa trên niềm tin chính là chìa khóa để thành công. 

Khi làm việc với các tổ chức hàng đầu tại Việt Nam, tôi đã tận mắt chứng kiến quá trình thay đổi bền vững được hình thành thông qua việc doanh nghiệp hợp tác trực tiếp với các cá nhân và hỗ trợ họ thực hiện vai trò mới của mình.

Cụ thể, để các chương trình cải tiến kinh doanh hoặc chuyển đổi chuỗi cung ứng đạt được thành công như mong đợi, bản thân các tổ chức doanh nghiệp cần dành thời gian để tạo kết nối giữa con người với các quy trình và công cụ mới. Điều này giúp phát triển năng lực của họ trong một số lĩnh vực nhất định, xây dựng các kỹ năng mới cũng như thấy được sự thay đổi hành vi của cá nhân. Khi mọi người nhận thấy rằng họ có thể đạt được thành công bằng cách áp dụng những cách thức làm việc mới này, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái, tích cực hơn khi áp dụng trong thời gian dài. 

Bạn không thể rời bỏ một chiếc Ferrari hoàn hảo một khi đã biết cách điều khiển nó. 

Nhưng không dừng ở đó, mặc dù thông thường trọng tâm sẽ là triển khai và quản lý quá trình thay đổi thông qua bất kỳ biểu hiện chuyển đổi nào, nhưng mọi việc chỉ thực sự bắt đầu sau đó. Để đảm bảo một thay đổi bền vững, doanh nghiệp cần chú tâm tiếp tục phát triển hoạt động xây dựng sự tự tin cá nhân trong tương lai. 

Đây là tầm nhìn mà TMX luôn hướng tới. Chúng tôi không chỉ mang đến cho khách hàng năng lực về chuỗi cung ứng và năng lực tổ chức thiết yếu để cạnh tranh trên thị trường, mà còn mang đến cho họ sự hỗ trợ cần thiết giúp nhân viên của họ tham gia vào hành trình và thúc đẩy sự thay đổi trong tương lai. 

Theo Michael Whyte, Giám đốc chuỗi cung ứng của TMX