Flutter là gì? Thông tin chi tiết về Flutter

Flutter là một ứng dụng được biết đến khá mới mẻ trong thế giới công nghệ. Với tính năng nổi bật là công cụ chính để phát triển các phần mềm điện thoại di động trên nhiều nền tảng khác nhau, Flutter nhanh chóng trở thành Framework dành được sự yêu thích từ cộng đồng lập trình viên. Vậy Flutter là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Flutter là gì?

Flutter là một bộ công cụ phát triển phần mềm giao diện người dùng với mã nguồn mở do Google tạo ra. Flutter được sử dụng để phát triển các ứng dụng đa nền tảng cho nhiều hệ điều hành như: iOS, Android, Linux,… từ một cơ sở mã nguồn duy nhất.

Flutter là gì?Flutter là gì?Flutter là gì?

Tuy Flutter được Google công bố vào đầu năm 2015 nhưng đến tháng 5 năm 2017 nền tảng này mới chính thức ra mắt thị trường. Với mục đích xây dựng và phát triển các ứng dụng chất lượng, mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất trên hệ điều hành iOS và Android.

Flutter có hai thành phần chính đó là:

  • Một Software Development Kit (SDK): Ở đây tích hợp các công cụ có khả năng phát triển các ứng dụng của bạn, trong đó có các công cụ giúp bạn biên dịch mã của mình thành mã máy gốc (mã cho Android và iOS).
  • Một UI Library based on widgets (Framework): Tổng hợp các thành phần giao diện người dùng (UI) có thể tái sử dụng như: text input, button, slider,… hỗ trợ bạn có thể cá nhân hóa theo nhu cầu sử dụng.

Flutter có những tính năng nổi bật gì?

  • Flutter được xem là một react framework.
  • Lập trình viên có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình Dart rất đơn giản và thuận tiện bởi nhờ Flutter.
  • Người dùng dễ dàng trải nghiệm, xây dựng giao diện và sửa lỗi nhanh chóng nhờ tính năng hot reload.
  • Giao diện người dùng đẹp mắt, hoạt động phong phú, scroll mượt mà và khả năng tự nhận thức nền tảng của các widget built – in.
  • Bằng cách thức tập hợp các layout, platform, và widget đa dạng mà framework có thể giải quyết những thách thức khó khăn trong giao diện người dùng.
  • Đạt hiệu năng cao.
  • Flutter có khả năng thể hiện cùng một UI trên nhiều nền tảng.

Flutter có những tính năng nổi bật gì?Flutter có những tính năng nổi bật gì?Flutter có những tính năng nổi bật gì?

So sánh Flutter và Android

Cả hai nền tảng này đều được Google phát triển. Điểm khác biệt cơ bản nhất của Flutter với Android đó là Flutter có khả năng vận hành mượt mà trên iOS và Android. Flutter được xem như một thủ thuật khôn khéo để có thể tương thích được với framework UI trên cả hai hệ điều hành này.

Flutter sẽ không tham gia biên dịch trực tiếp với các ứng dụng native của iOS và Android mà chúng sẽ chạy trên engine render Flutter (C++) và Flutter framework (Dart). Trường hợp lập trình viên tạo ra ứng dụng của mình, một engine mới sẽ chạy các đoạn code của Flutter cùng với các đoạn code native vừa đủ để Flutter chạy trên cả iOS và Android.

Flutter được thiết kế từ đầu để có thể đạt được tốc độ khung hình lên tới 60 fps. Bạn có thể cảm nhận được sự khác biệt rõ ràng khi sử dụng Android. Các nhà phát triển cũng sẽ tránh được nhiều vấn đề xảy ra về sự phân mảnh của Android nhờ việc xuất cùng với cả nền tảng cho ứng dụng của mình.

Tại sao nên sử dụng Flutter?

Những lý do sau đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi tại sao nên sử dụng Flutter:

Phát triển phần mềm nhanh chóng

Bạn có thể dễ dàng thử nghiệm, xây dựng giao diện người dùng, có thể thêm tính năng và sửa lỗi nhanh hơn nhờ tính năng hot reload. Bạn có thể tải lại lần thứ hai mà không bị mất trạng thái trên simulator, emulator và device cho iOS và Android.

Phát triển phần mềm nhanh chóngPhát triển phần mềm nhanh chóngPhát triển phần mềm nhanh chóng

Giao diện thu hút, bắt mắt

Các widget built – in hình ảnh được thiết kế đẹp mắt của Flutter theo Material Design và Cupertino, các giao diện lập trình ứng dụng đa dạng (API), scroll tự nhiên giúp thỏa mãn nhu cầu của người dùng.

Truy cập các tính năng và Software Development Kit native

Các ứng dụng của bạn sẽ trở nên sống động với SDK (Software Development Kit) của bên thứ ba, API (Application Programing Interface) của platform và native code. Bạn có thể sử dụng lại mã Swift, Java, Objective – C của mình, đồng thời truy cập các tính năng và SDK native trên hai nền tảng Android và iOS.

Truy cập các tính năng và Software Development Kit nativeTruy cập các tính năng và Software Development Kit nativeTruy cập các tính năng và Software Development Kit native

Phát triển ứng dụng thống nhất

Flutter có các công cụ và thư viện, do đó bạn có thể dễ dàng đưa ý tưởng của mình vào thế giới Android và iOS. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nhiều về việc phát triển thiết bị di động, Flutter sẽ giúp bạn xây dựng các ứng dụng di động vô cùng đẹp mắt một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Hướng dẫn cài đặt Flutter và học lập trình Flutter

Dưới đây là hướng dẫn cài đặt Flutter trên Windows và MacOS chi tiết cụ thể như:

Cài đặt Flutter

Cài đặt Flutter trên Windows

Sau đây là thứ tự các bước cài đặt Flutter trên Window:

  • Bước 1: Đầu tiên bạn truy cập vào: https://flutter.dev/docs/get-started/install/windows. Sau đó tiến hành tải xuống phiên bản mới nhất.

Cài đặt Flutter trên WindowsCài đặt Flutter trên WindowsCài đặt Flutter trên Windows

  • Bước 2: Tiến hành giải nén vô bất kỳ thư mục nào bạn muốn. Ví dụ như: C:\flutter\.

Cài đặt Flutter trên WindowsCài đặt Flutter trên WindowsCài đặt Flutter trên Windows

  • Bước 3: Sau đó là cập nhật cho system path ở thư mục flutter\bin.
  • Bước 4: Flutter sẽ cho bạn một tool với tên là flutter doctor để kiểm tra hết những yêu cầu cơ bản cho môi trường phát triển Flutter.
flutter doctor
  • Bước 5: Sau đó tiến hành chạy lệnh phía trên để hệ thống kiểm tra và sẽ có báo cáo như bên dưới đây:
Doctor summary (to see all details, run flutter doctor -v): 
[√] Flutter (Channel stable, v1.2.1, on Microsoft Windows [Version 10.0.17134.706], locale en-US) 
[√] Android toolchain - develop for Android devices (Android SDK version 28.0.3) 
[√] Android Studio (version 3.2) 
[√] VS Code, 64-bit edition (version 1.29.1) 
[!] Connected device 
! No devices available 
! Doctor found issues in 1 category.

Nếu hiện như thông báo trên bạn có thể hiểu rằng Flutter SDK đã được cài đặt, Android Tool và Android Stuido đã được cài, chưa nhận kết nối từ thiết bị, bạn cần kết nối điện thoại qua USB hay mở máy ảo.

  • Bước 6: Tiếp tục cài đặt bản Android SDK mới nhất trong trường hợp bạn chưa cài đặt và được kiến nghị từ flutter doctor.
  • Bước 7: Cài đặt tương tự với Android Studio.

Cài đặt Flutter trên WindowsCài đặt Flutter trên WindowsCài đặt Flutter trên Windows

  • Bước 8: Mở Android emulator hay kết nối với một thiết bị Android.
  • Bước 9: Tiếp theo là cài đặt 2 plugin là Flutter và Dart cho Android Studio. Hai plugin sẽ hỗ trợ cung cấp template để phát triển ứng dụng Flutter và những tùy chỉnh để vận hành và debug ứng dụng Flutter ở Android studio
    • Mở Android Studio.
    • Chọn File – Settings – Plugins.
    • Tìm kiếm Flutter plugin và click vô Install.
    • Nhấp chọn Yes khi hệ thống thông báo cài đặt Dart plugin.
    • Cuối cùng là khởi động lại Android studio.

Cài đặt Flutter trên MacOS

Muốn cài đặt Flutter SDK cho MacOS, hãy làm theo các bước cụ thể dưới đây:

  • Bước 1: Vào đường link: https://flutter.dev/docs/get-started/install/macos và tải xuống phiên bản Flutter SDK mới nhất.
  • Bước 2: Giải nén vào thư mục nào bạn muốn: /path/to/flutter
  • Bước 3: Cập nhật system path những thư mục ở trong flutter bin (ở trong ~/.bashrc file) thông qua lệnh sau.
> export PATH = "$PATH:/path/to/flutter/bin"
  • Bước 4: Cập nhật hệ thống một lần nữa sau đó kiểm tra Path thông qua lệnh sau.
source ~/.bashrc
source $HOME/.bash_profile
echo $PATH

Flutter sẽ cung cấp cho bạn một tool, flutter doctor dùng để kiểm tra Fullter giống như ở Windows.

  • Bước 5: Tiếp tục cài đặt bản mới nhất của XCode nếu được yêu cầu từ flutter doctor.
  • Bước 6: Cài đặt Android SDK nếu được yêu cầu bởi flutter doctor.
  • Bước 7: Cài đặt Android Studio mới nhất, khi nhận được yêu cầu từ flutter doctor.
  • Bước 8: Mở Android emulator hoặc kết nối tới thiết bị Android trong trường hợp bạn muốn phát triển ứng dụng Android.
  • Bước 9: Mở iOS simulator hay kết nối tới thiết bị iPhone trong trường hợp bạn muốn phát triển ứng dụng iOS.
  • Bước 10: Cài đặt Flutter và Dart plugin cho Android Studio giống như bên trên.

Học lập trình Flutter

Để có thể học Flutter bạn cần nắm vững cấu trúc và ngôn ngữ lập trình:

  • Trong phần mềm Flutter, tất cả thành phần đều quy về các widget. Một widget tổ hợp sẽ bao gồm các widget trong nó. Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng tạo ra bất kỳ ứng dụng phức tạp nào đi chăng nữa.
  • Nhờ có GestureDetector mà các tính năng tương tác đều được tích hợp mọi lúc.
  • Stateful Widget trong Flutter có nhiệm vụ quản lý trạng thái của các widget.

Ngôn ngữ lập trình Flutter

Để có thể lập trình được Flutter, bạn cần sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình có tên gọi là Dart. Ngôn ngữ này được Google tạo ra vào năm 2011 và trong những năm qua nó dần được cải thiện rất nhiều. Bạn có thể sử dụng Dart để tạo ứng dụng di động lẫn cả ứng dụng web.

Ngôn ngữ lập trình Flutter Ngôn ngữ lập trình Flutter Ngôn ngữ lập trình Flutter

Một vài thông tin về ngôn ngữ lập trình Dart mà bạn cần biết:

  • Đây là ngôn ngữ lập trình đơn giản, bạn có thể dễ dàng học và tiếp cận nó.
  • Dart được sử dụng để built lên Flutter Network.
  • Dart được ra đời với mục đích tạo ra các ứng dụng đa nền tảng bao gồm: web, desktop và loT.
  • Dart được coi là ngôn ngữ tĩnh theo hướng đối tượng OOP (Object Oriented Programming), lexical scoped và functional programming.
  • Nếu bạn đã có kiến thức về Java và JavaScript thì khi học Dart sẽ cực kỳ dễ dàng cho bạn.

Lý do nên học lập trình Flutter

  • Không cần code nhiều mà Flutter có thể tạo ứng dụng gốc thực sự. Nếu bạn đã sử dụng Swift, Java hoặc React Native, bạn sẽ thấy Flutter rất dễ tiếp cận và hiệu quả.
  • Nhờ tính năng hot reload mà bạn có thể thay đổi code của mình và xem kết quả trong thời gian thực. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian sau khi bạn sao lưu để cập nhật ứng dụng.
  • Phần mềm Flutter sẽ là lựa chọn tuyệt vời để bạn có thể nhanh chóng giới thiệu sản phẩm của mình đến các nhà đầu tư. Việc phát triển ứng dụng di động với phần mềm Flutter sẽ giúp bạn rẻ hơn nhiều vì bạn không cần phải tạo và duy trì 2 phiên bản: iOS và Android.
  • Flutter có một cộng đồng học tập phát triển mạnh mẽ, trong đó có một số website – nơi bạn có thể trao đổi những thắc mắc của mình như: It’s all widget, Flutter Awesome, Flutter Community.

Flutter là ngôn ngữ lập trình nào?

Flutter được viết chủ yếu bằng ngôn ngữ lập trình C++, cung cấp hỗ trợ kết xuất mức độ thấp bằng cách sử dụng thư viện đồ họa Skia của Google. Ngoài ra, Flutter giao diện với các SDK dành riêng cho nền tảng, chẳng hạn như các SDK được cung cấp bởi Android và iOS.

Flutter có yêu cầu mã hóa không?

Flutter là bộ công cụ giao diện người dùng di động của Google để tạo các ứng dụng đẹp, được biên dịch nguyên bản cho thiết bị di động, web và máy tính đề bàn từ cơ sở mã duy nhất. Flutter hoạt động với mã hiện có, được các nhà phát triển và tổ chức trên khắp thế giới sử dụng và là mã nguồn mở và miễn phí.

Lời kết

Bài viết trên là những thông tin tổng quan cũng như tính năng của Flutter mà Vietnix tổng hợp gửi đến bạn. Với những đặc điểm nổi bật cùng tốc độ phát triển nhanh như hiện tại, Flutter sẽ là lựa chọn hàng đầu để phát triển di động trong thời gian tới. Chúc các bạn học tập và ứng dụng thành công Flutter!