Gradle là gì? Vì sao nên sử dụng Gradle?

Khi phát triển một ứng dụng trong thời điểm hiện tại, những công cụ hỗ trợ tự động hoá và tối ưu các thao tác cơ bản sẽ giúp cho lập trình viên có thể tập trung vào việc xây dựng những chức năng chính của ứng dụng. Gradle là một trong những công cụ hỗ trợ nổi tiếng mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Vậy, Gradle là gì? Gradle có những tính năng ra sao và vì sao nên sử dụng Gradle?

Tìm hiểu về Gradle

Gradle là gì?

Gradle là một công cụ mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí và vô cùng mạnh mẽ. Công cụ này có thể giúp các nhà phát triển xây dựng hầu hết các loại phần mềm một cách nhanh chóng, linh hoạt.

Nếu bạn đang gặp rắc rối về việc phải thực hiện một dự án phần mềm trong thời gian ngắn, Gradle sẽ hỗ trợ bạn tự động hoá quá trình dựng phần mềm, quản lý các thư viện,… Từ đó, Gradle sẽ tiếp tục tối ưu được việc biên/phiên dịch, đóng gói phần mềm và triển khai sử dụng.

Giải thích đơn giản về cách Gradle hỗ trợ các lập trình viên: Gradle có sẵn các cấu trúc phần mềm phổ biến. Thay vì phải xây ứng dụng từ đầu, bạn chỉ cần dựa vào đó để phát triển thêm các tính năng. Nhờ khả năng này của Gradle, bạn có thể giảm được rất nhiều thời gian trong quá trình phát triển phần mềm.

gradle-la-gigradle-la-gi

Lịch sử phát triển của Gradle

Vào năm 2000, công cụ hỗ trợ đóng gói hiện đại đầu tiên với cái tên Apache Ant nhanh chóng được sử dụng một cách phổ biến trong các dự án với ngôn ngữ Java. Apache Ant giúp các nhà phát triển có thể xây dựng, mô tả ứng dụng trong quá trình dự bằng bộ cú pháp XML. Tuy nhiên, Apache Ant lại có những đoạn mã tiêu chuẩn quá dài và phức tạp.

Năm 2004, Apache Maven ra đời với sự cải thiện vượt trội so với Apache Art. Sự vượt trội không chỉ nằm ở cú pháp, Apache Maven còn đưa ra một cấu trúc dự án tiêu chuẩn. Từ đó, các lập trình viên có thể phát triển ứng dụng sử dụng các gói được đóng sẵn của Apache Maven thay vì phải xây dựng chức năng đó từ đầu. Tuy nhiên, việc Apache Maven sử dụng XML làm cho file Project Object Model trở nên dài dòng, phức tạp; nếu cấu trúc dự án không tuân theo tiêu chuẩn Maven Standard Directory Layout, các nhà phát triển sẽ tốn thời gian để điều chỉnh cho phù hợp với dự án.

gradle-la-gigradle-la-gi

Đến năm 2007, Gradle ra đời. Gradle kết hợp những ưu điểm nổi bật nhất của Ant và Maven cùng những tính năng khác được cải thiện hơn; Gradle đưa Groovy vào để giải quyết các vấn đề trong bài toán đóng gói.

Vì sao nên sử dụng Gradle?

Hiệu suất mạnh mẽ

Gradle cải thiện hiệu suất công việc bằng cách chỉ chạy những tác vụ cần thiết hoặc vì đầu vào, đầu ra của chúng đã có thay đổi và tránh các tác vụ không cần thiết hoạt động. Bạn có thể sử dụng build cache để dùng lại các kết quả đầu ra trong các bản dựng trước hoặc từ một máy tính khác!

Ngoài ra, bạn còn có thể tìm hiểu thêm nhiều cách khác để tối ưu Gradle. Các nhà phát triển của Gradle cũng liên tục triển khai các tính năng để cải thiện hiệu suất của Gradle.

gradle-la-gigradle-la-gi

Tương thích với nhiều công cụ

Bạn phát triển dự án cho mobile và sử dụng Android Studio, XCode, IntelliJ IDEA hay Eclipse?

Gradle là gì? Vì sao nên sử dụng Gradle? 3Gradle là gì? Vì sao nên sử dụng Gradle? 3

QUẢNG CÁO

Gradle được xây dựng để tương thích và hỗ trợ bạn trong việc tương tác với các dự án Gradle trong các IDE này. Nếu sử dụng NetBeans, Visual Studio,… hay các phần mềm IDE khác, bạn đều có thể sử dụng Gradle nếu có hỗ trợ.

Rút ngắn thời gian phát triển dự án

Để xây dựng được một cấu trúc dự án hoàn chỉnh, một nhóm sẽ mất rất nhiều thời gian và nhân lực để hoàn thành. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các bản cấu trúc mẫu của Gradle và áp dụng vào để sử dụng cho dự án của mình. Việc này sẽ gia tăng đáng kể thời gian của dự án khi bạn không phải thực hiện dựng tất cả mọi thứ từ đầu.

Với nền tảng Web-based của Gradle, các chỉ số, thông tin về dự án của bạn sẽ được hiển thị một cách trực quan, đầy đủ để cho các cộng sự của bạn có thể hỗ trợ debug cùng nhau. Khả năng “share để sửa” cũng là một trong những tính năng khiến thời gian làm việc của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Gradle hỗ trợ đa dạng

Nếu bạn xây dựng các ứng dụng sử dụng ngôn ngữ như: C/C++, Object C, Object C++, Assembler, Gradle đã tích hợp sẵn các thư viện để bạn có thể tăng tốc dựng ứng dụng. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng bất cứ ngôn ngữ lập trình nào bạn muốn, Gradle đều có thể hỗ trợ giúp bạn.

Trong trường hợp bạn đang làm việc với hệ sinh thái của Microsoft, Gradle cũng được tối ưu để có thể sử dụng các nguồn tài nguyên trong Windows để xây dựng ứng dụng và Gradle tương thích với toàn bộ các phiên bản Microsoft Visual Studio từ 2010 – 2019.

So sánh giữa Gradle và Maven

Bạn vẫn đang phân vân giữa việc có nên tiếp tục sử dụng Maven thân thuộc vốn đã nổi tiếng lâu đời, hay chuyển sang Gradle với sự hỗ trợ tối ưu? Tino Group sẽ làm một bài so sánh nhỏ để bạn đưa ra lựa chọn thích hợp nhé!

gradle-la-gigradle-la-gi

Apache Maven

  • Quá trình build diễn ra khá lâu do phải chạy toàn bộ và đóng gói phần mềm lại từ đầu.
  • Trong quá trình build, nếu gặp phải lỗi Maven sẽ dừng việc build lại ngay lập tức.
  • Unit Test cũng sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian so với thông thường.

Gradle

  • Mỗi task builder sẽ được định nghĩa riêng. Nếu có sự thay đổi trong code, Gradle sẽ tự động tìm những phần thật sự cần thiết và tự tìm kiếm các task lệ thuộc liên quan để build lại.
  • Bạn có thể chạy song song quá trình kiểm tra code, từ đó giúp rút ngắn thời gian.
  • Gradle sẽ thực hiện tất cả những task có thể và tổng hợp lại toàn bộ những lỗi gặp phải trong quá trình đóng gói.

Đến đây, bạn cũng có thể nhận thấy rằng: Gradle thực sự là một phiên bản tốt hơn rất nhiều so với “người tiền nhiệm” Maven. Tuy nhiên, cả Maven lẫn Gradle đều có những ưu điểm nổi trội và những tính năng không thể thay thế cho nhau. Vì thế, chúng mới có thể tồn tại song song đến hiện tại và vẫn được rất nhiều nhà phát triển sử dụng.

Tino Group hi vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về Gradle là gì, cũng như lý do tại sao bạn nên sử dụng Gradle. Tino Group chúc bạn sẽ có thể sử dụng Gradle một cách tốt nhất trong những dự án phần mềm sắp tới của bạn!

Những câu hỏi thường gặp về Gradle

Có thể tìm hiểu thêm về Gradle ở đâu?

Nếu bạn quan tâm đến việc sử dụng Gradle để tăng tốc phát triển phần mềm của mình, bạn có thể tham khảo các tài liệu sử dụng Gradle mã nguồn mở tại đây. Nếu bạn đã sử dụng thành thạo Gradle, bạn có thể tham khảo thêm tài liệu hỗ trợ cho Gradle Enterprise có rất nhiều thông tin bổ ích.

Học Gradle trực tuyến ở đâu?

Một trong những ưu điểm nổi bật khác của Gradle là nhà phát triển của họ thường xuyên tổ chức các khóa học online hoàn toàn miễn phí! Bạn có thể truy cập vào đây và theo dõi các khóa học online được tổ chức sắp đến nhé!

Hạn chế của Gradle là gì?

Tính đến thời điểm hiện tại, hạn chế lớn nhất của Gradle là chỉ có thể hỗ trợ được cho các dependency tương thích với filesystem – hệ thống tệp, Maven và Ivy. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể được khắc phục trong tương lai gần.

Gradle Enterprise là gì?

Gradle Enterprise là một sản phẩm SaaS on-premises được phát triển dựa trên nền tảng của Gradle mã nguồn mở miễn phí. Với Gradle Enterprise, doanh nghiệp có thể giảm thời gian phát triển sản phẩm mẫu, sản phẩm thử nghiệm xuống nhiều lần so với thực hiện từ đầu. Ngoài ra, dịch vụ của Gradle Enterprise sẽ hỗ trợ tối đa cho kiểm thử, phân tích dữ liệu và debug cho các nhà phát triển phần mềm. Bạn có thể tìm hiểu về Gradle Enterprise và thử Gradle Enterprise miễn phí 30 ngày tại đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: [email protected]
  • Website: www.tino.org