Nghề nghiệp chuyên môn là gì? – Luật ACC

Đối với các bạn sinh viên tốt nghiệp và những ai đang trong quá trình xin việc, các thuật ngữ như nghề nghiệp chuyên môn hay trình độ chuyên môn sẽ là những thuật ngữ mẻ và xa lạ. Để dễ hình dung và hiểu rõ các khái niệm này khi viết đơn xin việc, ACC mời bạn đọc qua bài viết Nghề nghiệp chuyên môn là gì? – Luật ACC

1. Đơn xin việc là gì?

Đơn xin việc là loại văn bản giúp bày tỏ nguyện vọng và sự quan tâm của cá nhân với vị trí công việc đang ứng tuyển, đề cập đến những thông tin về kiến thức, thành tích hoặc kỹ năng nổi bật của bản thân có thể có lợi cho công ty nhằm thu hút và thuyết phục nhà tuyển dụng liên hệ với bạn hẹn lịch phỏng vấn.

Cùng với đơn xin việc thì trong hồ sơ xin việc thông thường phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu như sau:

– Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương

– Đơn xin việc

– CV (Curriculum Vitae)

– Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân bản sao công chứng

– Giấy khám sức khỏe (dưới 6 tháng)

– Bằng cấp, chứng chỉ liên quan nếu có

– Ảnh chân dung (3×4 hoặc 4×6)

Xem thêm bài viết Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch

Những lưu ý khi viết đơn xin việc

– Tên và chi tiết liên hệ của bạn: nội dung phải được đặt ở đầu thư xin việc. Bạn không cần nêu quá chi tiết như sơ yếu lý lịch, chỉ cần tên, email, số điện thoại là đủ. Đặc biệt, địa chỉ email phải thật chuyên nghiệp. Tránh sử dụng email có yếu tố giải trí, nhí nhảnh,…

– Tên vị trí ứng tuyển: Bạn cần nói rõ bạn đang ứng tuyển công việc nào.

– Danh sách kỹ năng liên quan: Bao gồm một liệt kê ngắn gọn về các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với mô tả công việc. Nên sử dụng cấu trúc gạch đầu dòng. Lưu ý các kỹ năng phải khớp và đáp ứng đủ các yêu cầu trong JD. Hãy nhớ rằng nếu bạn nói rằng bạn có một kỹ năng hoặc kinh nghiệm, bạn cần phải cho thấy bạn đã sử dụng nó như thế nào hoặc bạn có nó như thế nào.

– Tóm tắt lý do tại sao bạn phù hợp với công việc: Sau khi liệt kê các kỹ năng và kinh nghiệm của mình, bạn nên giải thích lý do tại sao những điều này có nghĩa là bạn phù hợp với công việc. Ví dụ: khả năng sáng tạo và kinh nghiệm nắm bắt tâm lý khách hàng khiến bạn hợp với vị trí Nhân viên Marketing.

– Tìm tiếng nói chung với nhà tuyển dụng: Nếu bạn ứng tuyển cho vị trí content marketing trong khi bạn có cả những kỹ năng marketing khác. Hãy tập trung xoáy sâu vào mảng content. Những kỹ năng khác nên có nhưng đừng quá chi tiết.

– Tệp đính kèm CV xin việc/sơ yếu lý lịch.

– Một lời đề nghị liên hệ với bạn: Đó như một lời kết mở thôi thúc nhà tuyển dụng chú ý đến bạn. Hãy thử một lời mời đơn giản như: “Tôi đã đính kèm một bản sao sơ ​​yếu lý lịch của mình. Tôi rất mong nhận được phản hồi từ quý công ty về công việc này.”

2. Nghề nghiệp chuyên môn là gì?


Mẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Ngành Xây Dựng, Timviec365.comMẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Ngành Xây Dựng, Timviec365.com

Nghề nghiệp chuyên môn là gì? – Luật ACC

Nghề nghiệp chuyên môn là nghề nghiệp bạn đang làm và thực hiện các công việc đó dựa trên những kinh nghiệm thực tế, kiến thức đã được học để áp dụng và vận hành các nhiệm vụ được giao.

Nghề nghiệp chuyên môn cho phép bạn làm nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực. Ví dụ cho thấy bạn là một người được đào tạo bài bản và có những trải nghiệm thực tế trong công việc, đút kết nghiệp vụ chuyên môn nhất định cho bản thân.

Nghề nghiệp chuyên môn thường được đề cập đến trong CV, nhưng để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng lại là điều không dễ dàng.

3. Tầm quan trọng của nghề nghiệp chuyên môn và trình độ chuyên môn trong CV

Nghề nghiệp chuyên môn  trình độ chuyên môn sẽ là yếu tố để nhà tuyển dụng có quyết định tuyển bạn hay không. Do đó, trình độ và nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc là vô cùng quan trọng.

Nhiều lĩnh vực như kỹ sư, bác sĩ,v.v, cần xác định được trình độ chuyên môn vì đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên ngành. Ví dụ đối với ngành bác sĩ, nếu không có bằng cấp thì không thể chẩn đoán và chữa bệnh.

Viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc một cách thu hút sẽ dễ tạo được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Điều đó cũng giúp bạn có nhiều cơ hội đi đến các vòng phỏng vấn sâu hơn.

Tuy nhiên, nếu bỏ qua phần này, bạn sẽ bỏ qua những cơ hội cực kì tốt cho bản thân. Nghề nghiệp chuyên môn trong CV cũng rất quan trọng vì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được kinh nghiệm và các kỹ năng làm việc của bạn như thế nào và nắm rõ hiệu quả công việc bạn sẽ đem lại cho doanh nghiệp.

Để có nghề nghiệp chuyên môn, thì bạn phải trải qua những khóa đào tạo và có nhiều kinh nghiệm trong công việc. Một người có đầy đủ kiến thức và kỹ năng sẽ luôn luôn được chú ý.

Có thể thấy thể hiện nghề nghiệp chuyên môn và trình độ chuyên môn trong CV sẽ giúp nhà tuyển dụng để mắt đến đơn xin việc của bạn hơn. Điều này cũng tạo ra lòng tin tưởng đối với doanh nghiệp về khả năng chuyên môn của bạn cho với trí bạn ứng tuyển.

4. Cách ghi nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc

Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi về cách ghi nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc:

– Khi ghi nghề nghiệp chuyên môn trong đơn việc ứng viên cần chắt lọc các thông tin đặc biệt trong nghề nghiệp chuyên môn để phù hợp với ví trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Dựa trên yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra để đối chiếu với bản thân, từ đó có thể biết được điểm mạnh của bản thân là gì.

– Dùng một vài câu văn để mô tả về nghề nghiệp chuyên môn, khả năng và trình độ chuyên môn của bạn. Để tăng thêm tính thuyết phục ứng viên hãy đưa ra những dẫn chứng thực tế để tăng sự tin cậy và tạo điểm nhấn cho đơn xin việc của mình.

– Không viết nghề nghiệp chuyên môn quá dài dòng hay lan man. Thay vào đó hãy viết một cách ngắn gọn, rõ ý và đầy đủ để nhà tuyển dụng có thể hiểu được thông điệp mà bạn muốn truyền tải.

5. Câu hỏi thường gặp

Cover Letter là gì?

Cover Letter là thư bạn viết khi bạn gửi CV ứng tuyển. Đó là thứ đầu tiên mà nhà tuyển dụng xem. Cover Letter phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn tuyệt vời như thế nào trước khi họ bắt đầu đọc CV của bạn.

 

CV là gì?

CV là viết tắt của “Curriculum Vitae”. CV thường được dịch là sơ yếu lý lịch, nhưng bản chất CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển, để lại ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng về ứng viên mà họ đang xét duyệt. Về bản chất thì CV không phải là tờ khai lý lịch tự thuật.

 

Trên đây là bài viết Nghề nghiệp chuyên môn là gì? – Luật ACC. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác như dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp…hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiểu quả đến từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Đánh giá post

✅ Dịch vụ thành lập công ty⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn✅ Dịch vụ kế toán⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật✅ Dịch vụ kiểm toán⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác✅ Dịch vụ làm hộ chiếu⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin