Những tỷ phú nổi tiếng tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh – BBA Andrews Phenikaa

Được biết tới là một ngành học của những nhà lãnh đạo kinh doanh, Quản trị Kinh doanh đã góp phần đào tạo ra rất nhiều nhà quản lý, giám đốc, chủ doanh nghiệp và các tỷ phú tài ba. Hãy cùng BBA Andrews Phenikaa điểm mặt qua một số những người nổi tiếng hàng đầu nhé.

Warren Buffett

Warren Buffett “Huyền thoại Xứ Omaha”, người được xem là một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại đã tốt nghiệp Cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh tại University of Nebraska-Lincoln và sau đó tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Kinh tế tại Columbia Business School.

Không giống như các tỷ phú khác, Warren Buffett bắt đầu trở nên giàu có từ tuổi 50. Tài sản hiện tại của ông theo số liệu mới nhất hiện nay đã vượt mốc 100 tỷ USD. Bên cạnh các công việc đầu tư, Warren Buffett cũng đặc biệt chú trọng tới những hoạt động thiện nguyện.

Tim Cook

Tim Cook tốt nghiệp cử nhân ngành Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Auburn và thạc sĩ Trường Kinh doanh Fuqua của Đại học Duke. Hiện ông là CEO của Apple. Trước khi lên điều hành công ty này, ông từng làm việc cho Compaq và IBM.

Tim Cook là người thành công đưa giá trị vốn hóa của “trái táo khuyết” lên tới 2000 tỷ USD. Theo Bloomberg, hiện số tài sản sở hữu của Tim Cook hiện vào khoảng trên 1 tỷ USD

Ernesto Bertarelli

Ernesto Barterlli tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Havard. Cha thân sinh của Bertarelli làm việc trong công ty dược phẩm đã chế tạo ra loại thuốc hỗ trợ sinh sản Pergonal và dẫn tới sự ra đời của em bé sinh sản bằng ống nghiệm đầu tiên trên thế giới. Vào năm 1996, Bertarelli thừa hưởng quyền kiểm soát công ty này từ cha. Năm 2006, nhà Bertarelli bán lại cổ phần 65% trong công ty này cho công ty Merck KGaA với giá 8,6 tỷ USD. Giá trị tài sản ròng của ông hiện nay là 14,8 tỷ USD.

Lee Kun – Hee

Cố chủ tịch Lee Kun-hee là một nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân, tỷ phú người Hàn Quốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn điện tử Samsung. Ông là người có công lao to lớn trong việc đưa tập đoàn đa ngành, đa quốc gia này trở thành một đế chế khổng lồ với doanh thu chiếm tới 17% GDP của Hàn Quốc ( theo số liệu thống kê năm 2013). Tính tới năm 2019, Samsung là tập đoàn có giá trị thương hiệu toàn cầu lớn nhất Châu Á và đứng thứ 4 trên toàn thế giới.

Ông đã tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ trường kinh doanh của George Washington University. Vợ của ông là bà Hong Ra-hee vốn là con gái của một ông trùm truyền thông sở hữu một trong những tờ báo lớn nhất Hàn Quốc.

Phil Knight

Phil Knight, người sáng lập Nike – một trong những thương hiệu đồ thể thao hàng đầu thế giới, đã quyên góp 505 triệu đô la cho Stanford Univerisity tại California, nơi ông lấy bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.

Phil Knight sinh ra và lớn lên tại Portland, một thành phố ở miền tây nước Mỹ. Ông là một vận động viên có tiềm năng trong môn điền kinh. Với đam mê của mình, ông đã sớm nhận ra nhu cầu về giày thể thao chuyên dụng. Sau thời gian nhập ngũ, ông tiếp tục học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Stanford University. Trong một lần làm bài tập lớn trên lớp, Knight đã nảy ra ý tưởng kinh doanh táo bạo về việc thành lập một hãng giày.

Chỉ sau 1 năm thành lập Nike, Phil đã đưa doanh số của công ty này cán mốc 2 triệu USD và cứ thế tăng không ngừng trong suốt hơn 20 năm sau đó. Ông nghỉ hưu với tư cách là chủ tịch của công ty sau hơn 52 năm xây dựng và phát triển đế chế khổng lồ này vào năm 2016. Tính đến thời điểm đó, Nike có mức doanh thu là 36.4 tỷ USD và Phil có mức tài sản là 33.4 tỷ USD.

Alisher Usmanov

Alisher Usmanov là con trai của công nhân nhà máy và khởi nghiệp tại công ty thép Cherepovets, Mordashov giàu lên nhanh chóng khi công ty này cổ phần hóa sau khi Liên Xô cũ tan dã. Cherepovets sau đó được đổi tên thành Severstal và hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất của Nga. Mordashov là giám đốc tài chính tại đây vào năm 1992 trước khi trở thành CEO vào năm 2006. Cũng trong thời gian 2006, ông tốt nghiệp MBA tại Northumbria University, Anh Quốc

Usmanov đã từng là người đàn ông giàu nhất nước Nga trong năm 2016. Sau khi khởi nghiệp từ các dự án khai thác và đầu tư khoáng sản kim loại, Usmanov đang sở hữu 48% tập đoàn đa quốc gia USM Holdings. Tập đoàn này đang kiểm soát công ty khai thác quặng sắt lớn nhất của Nga – Metalloinvest.

Thậm chí, bàn tay của Usmanov đã vượt ra xa khỏi ngành công nghiệp khai khoáng, khi ông đồng sở hữu MegaFon (công ty điện thoại lớn thứ hai của Nga), cũng như Mail.ru (công ty Internet lớn nhất toàn cầu nói tiếng Nga). Ngoài ra, ông còn là ông chủ của nhà xuất bản Kommersant và đồng kiểm soát 30% câu lạc bộ bóng đá Arsenal. Tổng giá trị tài sản của ông hiện nay là  22,6 tỷ USD.

Michael Bloomberg

Michael Bloomberg sinh năm 1942 trong một gia đình Do Thái bình thường. Năm 1966, sau khi lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh ĐH Harvard, Bloomberg làm việc tại Salomon Brothers, một công ty hàng đầu phố Wall. Thế nhưng năm 1981, nội bộ Salomon Brothers xảy ra một cuộc đấu đá. Do tính nói thẳng hay làm người khác mất lòng mà Bloomberg bị hất ra khỏi công ty sau 15 năm tận tụy làm việc.

Nhưng cú vấp ngã này lại là một sự khởi đầu mới. Bloomberg sử dụng khoản tiền 10 triệu dollar công ty bồi thường để thành lập công ty dịch vụ phần mềm tài chính lấy tên là Innovative Market Systems (năm 1986 đổi tên là Bloomberg L.P.). Công ty của Bloomberg phát triển nhanh như thổi với tốc độ 40% mỗi năm.

Năm 1990, Michael Bloomberg thành lập hãng thông tấn Bloomberg News để cung cấp báo cáo tin tức tài chính cho các thuê bao của Bloomberg Terminal. Tại thời điểm năm 2010, Bloomberg News có hơn 2.300 biên tập viên và phóng viên tại 72 quốc gia và 146 văn phòng tin tức trên toàn thế giới. Sau 22 năm ra đời, Bloomberg News đạt được mức doanh thu cao hơn cả Tập đoàn thông tấn Reuteus lớn nhất thế giới, có lịch sử 150 năm.

Bên cạnh là một doanh nhân thành đạt, tỷ phú này cũng là một tay cự phách trên chính trường khi đã từng phục vụ 3 nhiệm kỳ với vị trí thị trưởng thành phố NewYork. Tổng giá trị tài sản tính đến năm 2020 của ông là 60,1 tỷ USD.

BBA Andrews Phenikaa – Nơi cất cánh của những nhà quản trị tài ba

Bắt đầu từ năm 2021, mối quan hệ hợp tác giữa Đại học Andrews và Đại học Phenikaa được thiết lập nhằm kết hợp nguồn lực và chuyên môn của một trường đại học danh giá có uy tín lâu đời tại Mỹ với một trường đại học có tiềm năng phát mạnh mẽ tại Việt Nam. Cái “bắt tay” này đã cho ra đời chương trình đào tạo quốc tế cử nhân Quản trị Kinh doanh Andrews Phenikaa (BBA Andrews Phenikaa).

Với nội dung chương trình học nguyên gốc Mỹ được phát triển và cập nhật liên tục bởi Đại học Andrews – Hoa Kỳ cùng hệ thống cơ sở vật chất tân tiến, hiện đại được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng của Đại học Phenikaa, chương trình BBA Andrews Phenikaa sẽ là điểm đến phù hợp cho các bạn trẻ mong muốn trải nghiệm một môi trường giáo dục đẳng cấp quốc tế, học tập tri thức và phát triển tối đa những tiềm năng sẵn có của bản thân với định hướng trở thành nhà quản trị tài ba trong thời đại toàn cầu.

Sau 4 năm học, sinh viên sẽ nhận bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh được cấp trực tiếp bởi Đại học Andrews – Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên trẻ cũng có được cơ hội thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trực thuộc hoặc nằm trong mạng lưới liên kết của tập đoàn Phenikaa và Đại học Andrews – Hoa Kỳ.

Hiện BBA Andrews Phenikaa đang triển khai kỳ tuyển sinh mới với nhiều học bổng lớn cùng quà tặng hấp dẫn dành cho các bạn sinh viên trẻ. Tìm hiểu thêm về BBA Andrews Phenikaa và đăng ký tham gia tại: https://andrews.phenikaa-uni.edu.vn/bba/