Reverse proxy là gì? Reverse proxy có vai trò quan trọng như thế nào?

Reverse proxy là gì? Reverse proxy có vai trò quan trọng như thế nào? Trong bài viết này Khotenmien.vn xin giới thiệu đến bạn những kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất liên quan đến Reverse proxy. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1.Reverse proxy là gì?

Reverse proxy là một loại proxy server trung gian giữa một máy chủ và các client gửi tới các yêu cầu. Nó kiểm soát yêu cầu của các client, nếu hợp lệ, sẽ luân chuyển đến các server thích ứng. Trái ngược với một forward proxy, là một trung gian cho phép các client liên hệ với nó liên lạc với bất kỳ máy chủ ảo nào, reverse proxy là một trung gian cho các máy chủ liên hệ với nó được liên lạc bởi bất kỳ client nào. Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng reverse proxy là khả năng quản lý tập trung. Nó giúp kiếm soát mọi request do clieny gửi lên các server được bảo vệ.

Proxy server là một máy chủ trung gian hoặc trung gian chuyển tiếp các yêu cầu nội dung từ nhiều máy khách đến các máy chủ khác nhau trên Internet. Reverse proxy server là một proxy server thường nằm sau tưởng lửa trong một mạng riêng và điều hướng các yêu cầu của client đến máy chủ thích hợp. Các reverse proxy thường được triển khai để giúp tăng cường bảo mật, hiện suất và độ tin cậy.

Reverse proxy là gì? Reverse proxy có vai trò quan trọng như thế nào?

2. Vai trò quan trọng của Reverse proxy.

Rất nhiều lý do để Reverse proxy trở nên quan trọng, được giới chuyên gia công nghệ ứng dụng trong nhiều trường hợp. Ngay sau đây, hãy khám phá về vai trò quan trọng của nó để có thêm định hướng sử dụng Reverse proxy một cách hiệu quả nhất nhé.

2.1 Vai trò bảo mật .

Reverse proxy hoạt động theo cơ chế chặn mọi yêu cầu sẽ được gửi tới cho các máy chủ phụ trợ, nhờ đó, nó giúp bạn bảo vệ được danh tính của người dùng, đồng thời được coi là một biện pháp để chống lại mọi cuộc tấn công liên quan tới bảo mật. Nhờ có sự can thiệp của Reverse proxy mà địa chỉ IP của những web server gốc của một website hay dịch vụ nào đó sẽ không bao giờ bị lộ, ngăn chặn sự cố gắng tấn công của bất cứ yếu tố nguy hiểm nào.

2.2 Khả năng cân bằng tải.

Luôn có hàng triệu người truy cập cho những trang web thông dụng. Vì số lượng quá nhiều cho nên website không thể xử lý được toàn bộ lưu lượng tới cho duy nhất một máy chủ. Chính vì thế mà các website này nên được tiến hành phân phối trong một nhóm máy chủ để toàn bộ các máy chủ này đều tham gia vào việc xử lý yêu cầu cho trang web.

Lúc này, Reverse proxy sẽ thực hiện chức năng cung cấp giải pháp cân bằng tải, giúp cho các lưu lượng được phân bố đồng đều đến cho nhiều máy chủ, giảm thiểu nguy cơ các máy chủ bị quá tải. Đối với trường hợp máy chủ bị lỗi nặng thì Reverse proxy trong trường hợp này cũng có thể chuyển yêu cầu sang các máy chủ khác để xử lý lưu lượng. Reverse proxy sẽ luôn ở phía trước các máy chủ để giúp phân phối yêu cầu của Client bằng hình thức tối đa hóa tốc độ, sử dụng dung lượng để mọi máy chủ được đảm bảo ổn định hoạt động, không bị quá tải.

2.3 Reverse proxy giúp tăng tốc độ website.

Nhờ khả năng nén dữ liệu khi nhận dữ liệu hoặc khi gửi dữ liệu đi, lại có thể nhanh chóng lưu trữ các nội dung phổ biến vào trong cache nên có thể làm tăng tốc lưu lượng giữa server với client. Bên cạnh đó, Reverse proxy cũng có khả năng thực hiện những tác vụ khác trong tư cách bổ sung chẳng hạn như mã hóa SSL nhằm giảm tải máy chủ trang wbe, thúc đẩy hiệu suất hoạt động được tăng lên.

3.Nguy cơ với Reverse proxy.

Reverse proxy là gì? Reverse proxy có vai trò quan trọng như thế nào?

Với việc ngăn chặn không cho bất kỳ ai truy cập trực tiếp vào mạng thì reverse proxy server đã làm cho tin tặc có ít khả năng tấn công vào dữ liệu khách hàng hoặc xâm phạm đến hạ tầng IT. Nó có ít nguy cơ bị tấn công bởi vì:

  • Máy chủ được bảo vệ tốt hơn khỏi các tác nhân xấu.
  • Một khi trang web của bạn an toàn hơn thì tin tặc có thể sẽ lựa chọn bỏ qua không thực hiện tấn công.

Tuy vậy không phải là nó hoàn toàn không có những nguy cơ về bảo mật. Điều đấy là một điều không thể nói một cách chắc chắn. Một HTTP/S reverse proxy có thể đọc và sửa đổi tất cả các lưu lượng và IP của người dùng đi qua nó. Để lọc/cache/nén hoặc sửa đổi lưu lượng thì nó phải có khả năng giải mã và mã hóa lại lưu lượng HTTPS và do đó có private key tương ứng của chứng chỉ TLS. Vì vậy, rõ ràng nó có thể ghi lại tất cả các mật khẩu đi qua nó hoặc đưa phần mềm độc hại vào các trang web trong trường hợp bị xâm hại hoặc được chạy bởi một bên độc hại. Nếu một reverse proxy đang sử dụng nhiều tên miền khác nhau thì việc ngừng hoạt động của nó có thể làm thiệt hại các tên miền được hỗ trợ.

Một số tổ chức có thể tự cấu hình reverse proxy cho tổ chức của họ nhưng việc này yêu cầu nguồn lực về kỹ thuật phần cứng và phần mềm một cách chuyên sâu và đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng IT. Điều này làm giảm nguy cơ cho các trường hợp được quản lý bởi bên thứ ba và bị tấn công làm nguy hại đến hệ thống của tổ chức. Nếu không đủ khả năng tự làm chủ thì ta có thể hoàn toàn sử dụng dịch vục của bên thứ ba. Ví dụ như Cloudflare CDN cung cấp tất cả các tính năng hiệu suất và bảo mật và thêm nhiều tính năng khác.

TẠM KẾT.

Như vậy, thông qua bài viết dưới đây Khotenmien.vn đã giới thiệu đến bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất liên quan đến Reverse proxy. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu chính xác Reverse proxy là gì? Reverse proxy có vai trò quan trọng như thế nào? từ đó giúp ích được cho công việc của các bạn, chúc các bạn trở thành những nhà lập trình thông thái!

Xem thêm: Reverse DNS là gì? Cách thiết lập Reverse DNS như thế nào?

Thu Uyên – Tổng hợp, chỉnh sửa.