Reverse proxy là gì? Vai trò và ứng dụng của Reverse proxy?

Reverse proxy là gì? Reverse proxy  được xem là yếu tố căn bản trong bảo mật và kiểm soát trung cập nói chung và trong CDN nói riêng. Để hiểu rõ về khái niệm này cũng như vai trò của Reverse proxy, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây cùng proxygiare.

Reverse proxy là gì?

Reverse proxy hay Proxy ngược chính là một loại proxy trung gian, máy chủ đứng trước các máy chủ web thực hiện nhiệm vụ chuyển tiếp các yêu cầu từ máy khách. Reverse proxy sẽ kiểm soát yêu cầu máy khách, nếu hợp lệ sẽ chuyển tiếp đến các server thích ứng.

Ngoài ra, các proxy ngược sẽ được triển khai để giúp tăng cường bảo mật, hiệu suất và độ tin cậy.

Đặc biệt, Reverse proxy sở hữu ưu điểm vượt trội là khả năng quản lý tập trung cao. Có thể thấy mọi request được gửi từ máy khách đều được kiểm soát và bảo vệ một cách chặt chẽ nhất. Mặc dù được xem là một máy chủ nhưng chỉ giữ vai trò trung gian, thông qua internet chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyển tiếp yêu cầu từ máy khách tới những máy chủ.

Loại proxy server này thường nằm ở phía sau bức tường lửa theo hệ thống mạng riêng. Khi đó, Reverse proxy sẽ nắm bắt mọi yêu cầu để tiến hành điều hướng sao cho đạt được hiệu quả nhất. Reverse proxy được dùng với mục đích tăng cường hiệu suất, độ tin cậy và sự bảo mật. 

Ví dụ: Chúng ta sẽ đặt 3 đối tượng: A đại diện cho Client, B đại diện cho Proxy server, C đại diện cho Server chính

3 đối tượng này sẽ hoạt động như sau: A muốn thuê nhà, B là đại lý thuê nhà cho A. Còn C lúc này chính là chủ nhà. Khi đó, B là là người trung gian cho A thuê nhà của C. Trong quá trình thuê nhà, A hoàn toàn không biết chủ nhà là ai và có thể nghĩ rằng B chính là chủ căn nhà này.

Qua ví dụ này ta có thể hiểu được, Client không nhất thiết cần biết server là ai bởi vì thực chất đã có proxy lo về điều đó trước khi lấy dữ liệu thì proxy đã biết lấy nó ở đâu rồi.

Reverse Proxy còn được gọi là proxy ngược

Vai trò của Reverse proxy là gì?

Sau khi tìm hiểu được Reverse proxy là gì, proxygiare sẽ giới thiệu đến bạn những vai trò của Reverse proxy ngay trong mục dưới đây để có thể định hướng sử dụng nó một cách hiệu quả nhất.

Bảo mật thông tin

Reverse proxy thực hiện theo cơ chế chặn mọi yêu cầu sẽ được chuyển tiếp đến các máy chủ phụ trợ. Thông qua khả năng này có thể giúp bảo vệ được danh tính của người dùng. Đây cũng được xem là biện pháp chống lại mọi cuộc tấn công liên quan đến bảo mật.

Nhờ Reverse proxy giúp địa chỉ của những web server gốc không bao giờ bị tiết lộ ra ngoài làm cho những cuộc tấn công trở nên khó thực hiện hơn.

Giải pháp cân bằng tải

Ngày nay, hàng triệu người dùng truy cập vào các trang web phổ biến khiến việc xử lý tất cả lưu lượng truy cập đến bằng một máy chủ duy nhất gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, trang web cần được phân phối giữa một nhóm các máy chủ khác nhau để có thể xử lý các yêu cầu cho cùng một trang web.

Trong trường hợp này, nhiệm vụ của Reverse proxy là đem lại giải pháp cân bằng tải để phân phối đồng đều giữa các máy chủ khác nhau nhằm hạn chế một số máy chủ có thể bị quá tải do chịu nhiều yêu cầu cùng lúc.

Trong trường hợp máy chủ bị lỗi hoàn toàn thì các máy chủ khác có thể thay thế để xử lý lưu lượng. Reverse proxy server đứng trước các máy chủ phụ trợ tiến hành phân phối các yêu cầu của máy khách trên một nhóm máy chủ theo biện pháp tối đa hóa tốc độ và sử dụng dung lượng trong điều kiện không có máy chủ nào bị quá tải.

Reverse Proxy hỗ trợ cân bằng tải giữa các máy chủ

Tăng tốc độ website

Với khả năng nén dữ liệu khi nhận dữ liệu và gửi dữ liệu đi/lại, lưu vào bộ nhớ cache với các nội dung thường xuyên yêu cầu nên có thể làm tốc lưu lượng giữa server và máy khách.

Ngoài ra, Reverse proxy còn có khả năng thực hiện những tác vụ khác như mã hóa SSL để giảm tải các máy chủ lên web, thúc đẩy hiệu suất hoạt động được tăng lên.

Bộ nhớ cache

Về phía máy khách, proxy có thể hoạt động tương tự như một máy chủ bộ đệm để nguồn tài nguyên web được truy cập thường xuyên nhằm tối đa hóa trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, các máy chủ có thể áp dụng hơn thế nếu các máy chủ web ban đầu được đặt ở những vị trí rất xa so với hầu hết người dùng của một trang web.

Mã hóa SSL

Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để áp dụng. Máy chủ proxy ngược có thể dễ dàng giải mã tất cả các yêu cầu web được tạo. Đến khi có phản hồi cho máy khách từ máy chủ web gốc, nó sẽ mã hóa chúng để có thể di chuyển và tiếp cận nó. Điều này cũng rất tiện lợi vì nó sẽ tiết kiệm rất nhiều tài nguyên cho máy chủ web và do đó sử dụng nó theo những cách khác để cải thiện hiệu suất.

Có thể bạn cần biết: Proxy là gì?

Các ứng dụng của Reverse proxy là gì?

Các Reverse proxy có khả năng ẩn server gốc

  • Tương tự như tường lửa (firewall), Reverse proxy có tính năng bảo vệ chống lại những cuộc tấn công web thông dụng như DoS, DDos.

  • Nếu các trang web an toàn, web server có thể không cần thực hiện mã hóa TLS. Thay vào đó, offload các task đến Reverse proxy nhằm trang bị phần cứng tăng tốc TLS.

  • Một Reverse proxy có khả năng phân phối tải các request đến một số server và mỗi server này sẽ hỗ trợ khu vực ứng dụng riêng của nó. Trong tình huống web server của Reverse proxy, lúc này Reverse proxy có thể phải viết lại URL trong mỗi request để khớp với vị trí tài nguyên được request.

  • Bằng cách lưu nội dung cộng đồng và nội dung tĩnh vào bộ nhớ cache, một Reverse proxy có thể giảm tải trên các server gốc giúp tăng tốc web.

  • Thực hiện nén nội dung để tăng tốc thời gian tải

  • Reverse proxy áp dụng kỹ thuật “spoon – feeding”. Theo đó, một trang web được tạo một cách chủ động và phát tới Reverse proxy, sau đó chuyển lại từng chút một cho các máy khách. Vì chương trình tạo trang web không nhất thiết phải mở nên tài nguyên server có thể được giải phong trong thời gian mà các máy khách yêu cầu để hoàn tất quá trình chuyển.

  • Các Reverse proxy tự do hoạt động ở bất cứ nơi nào khi có nhiều web server có thể truy cập được thông qua một địa chỉ IP công cộng. Khi đó, các server sẽ lắng nghe trên các port khác nhau trong cùng một máy có địa chỉ IP giống nhau hoặc khác nhau. Reverse proxy sẽ phân tích từng request đến và gửi nó đến đúng server trong khu vực mạng.

  • Các Reverse proxy thực hiện thử nghiệm A/B và thử nghiệm đa lượng biến khi không cần đặt JavaScript tag hoặc code vào các trang.

  • Một Reverse proxy có thể thêm xác thực truy cập HTTP cơ bản vào web server chưa có xác thực nào.

Reverse proxy có tính bảo vệ cao, ngăn chặn sự tấn công DOS và DDos

Làm sao để có thể triển khai Reverse proxy (proxy ngược)?

Tại một số công ty, họ sẽ trang bị riêng về các xây dựng Reverse proxy. Việc triển khai Reverse proxy đòi hỏi nguồn lực kỹ thuật phần cứng và cả phần mềm phải thật chuyên sâu. Không những thế, họ còn phải đầu tư nguồn tài chính đáng kể vào phần cứng vật lý.

Một trong những cách triển khai Reverse proxy dễ hơn và tiết kiệm hơn để có thể tận dụng tất cả các lợi ích của proxy ngược là đăng ký dịch vụ CDN.

Tìm hiểu chung về Forward Proxy

Cũng được xem là một loại khác của proxy server, tuy nhiên về mặt khái niệm cũng như ứng dụng của loại proxy này sẽ khác với Reverse proxy. Cùng proxygiare tìm hiểu kỹ hơn về Forward Proxy trong mục ngay bên dưới đây nhé!

Khái niệm Forward Proxy là gì?

Forward Proxy cũng là loại proxy server được dùng phía client có thể được đặt trong mạng nội bộ hoặc trên internet. Khi Forward Proxy hoạt động, các request phía máy khách sẽ dẫn tới proxy server, lúc này proxy server sẽ chuyển tiếp các requests này tới mạng internet.

Ví dụ: Lấy 3 đối tượng A, B, C tương tự như ví dụ của Reverse proxy. Trường hợp A (khách hàng) muốn thuê nhà của C (máy chủ), nhưng A không thể thuê trực tiếp mà phải thông qua B (đại lý). Trong quá trình giao dịch có thể C không biết A và chỉ biết đến B vì thực chất căn nhà này C chỉ biết là mình cho B thuê còn việc B cho người khác thuê lại thì có thể không biết được nếu như B không nói.

=> Ví dụ này cho thấy đây chính là hoạt động của Forward Proxy

Forward Proxy cũng là một trong những oại proxy server được dùng phía client

Vai trò của Forward Proxy là gì?

Qua việc hiểu được Forward Proxy là gì bạn có thể tìm hiểu thêm vai trò của nó để có thể biết cách sử dụng sao cho hợp lý nhất. Forward Proxy có những vai trò như:

  • Ẩn địa chỉ IP của máy khách trong quá trình truy cập tới các website trên internet do phía các web chỉ có thể biết được địa chỉ của forward proxy server.

  • Bypass firewall restriction để truy cập các trang web bị chặn bởi công ty, chính chủ,…

  • Được sử dụng cho mô hình công ty, tổ chức để chặn các trang web không mong muốn, quản lý truy cập và chặn các content độc hại.

  • Sử dụng làm caching server để tăng tốc độ.

Sự khác nhau giữa Reverse proxy và Forward Proxy

Xem thêm:: Cách thiết lập proxy chi tiết nhất

Reverse proxy và Forward Proxy có gì khác nhau?

Mặc dù cùng thuộc proxy server nhưng Forward Proxy và Reverse proxy có những điểm khác biệt nhau hoàn toàn. Vậy sự khác nhau giữa Forward Proxy và Reverse Proxy là gì? Lời giải đáp nằm ngày sau đây

Forward Proxy là một trung gian cho phép các máy khách liên hệ với nó để liên lạc với bất kỳ máy chủ ảo nào. Ngược lại, Reverse proxy là một trung gian cho các máy chủ liên hệ với nó để có thể liên lạc với bất kỳ máy khách nào.

Nếu Reverse proxy có nhiệm vụ ở giữa máy chủ và máy khách để bảo mật thông tin, cân bằng tải, tăng tốc độ trang web thì Forward Proxy dùng để điều chỉnh lưu lượng của máy khách ra ngoài mạng internet.

Forward Proxy cũng có chức năng che giấu địa chỉ IP của các máy khách và ngăn chặn các truy cập rủi ro hay các truy cập không được phép bởi tổ chức quy định. Forward Proxy thường được áp dụng cho các cơ quan tổ chức lớn nhằm hạn chế truy cập của máy khách.

Thông tin thêm: NAT và Proxy có gì khác nhau?

Trên là những thông tin liên quan đến Reverse proxy là gì. Qua đó, bạn có thể thấy được việc sử dụng Reverse proxy mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích về bảo mật, hiệu suất, tốc độ đường truyền. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, theo dõi Proxygiare.vn để tìm hiểu thêm về nhiều thông tin công nghệ hữu ích nhé!

 

Share: