TDD là gì? kỹ thuật lập trình – hướng đi tốt nhất cho developer

TDD là một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong tin học, là viết tắt của từ Test driven development có nghĩa là phát triển hướng kiểm thử. TDD được hiểu theo nhiều hướng khác nhau, TDD có thể là một phương pháp hữu hiệu được sử dụng cho quá trình phát triển phần mềm khi kết hợp với phương pháp kiểm thử trước và điều chỉnh lại mã nguồn. Hoặc TDD cũng có thể được hiểu là một kỹ thuật trong lập trình.

1. TDD hoạt động như thế nào? 

Phát triển hướng kiểm thử được TDD – đây là một phương thức làm việc của các lập trình viên – quy trình viết mã theo mô hình hiện đại, được chia ra theo từng bước nhỏ, đảm bảo quy trình làm việc theo một thể thống nhất. Cụ thể, lập trình viên sẽ thực hiện các bước nhỏ như sau: 

TDD hoạt động như thế nào? TDD hoạt động như thế nào? 

Bước 1: Viết một đoạn mã kiểm thử cho hàm mới 

Bước 2: Thực hiện quá trình kiểm thử thất bại

Bước 3: Thực hiện viết các đoạn mã cơ bản nhất để đảm bảo rằng các bài kiểm thử đó có thể được cho qua

Bước 4: Thực hiện tối ưu lại các đoạn mã vừa được viết cho các hàm mới sau và đảm bảo rằng các đoạn mã đó sau khi thực hiện các bài kiểm thử có thể được cho qua. 

Phát triển hướng kiểm thử chính là việc viết các đoạn mã trước và điều chỉnh mã nguồn sau khi lập trình. Để có thể  hiểu được chi tiết hơn quá trình hoạt động của TDD – phát triển hướng kiểm thử thì mô hình dưới đây sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn quá trình hoạt động của quá trình này. 

Tuyển dụng

2. Mô hình quy trình hoạt động của TDD bao gồm những bước như thế nào?

Quy trình hoạt động của phát triển hướng kiểm thử được mô tả theo hình thức như sau: 

Quá trình kiểm thử được biểu hiện trên 3 màu khác nhau đó là Test Fail với màu biểu hiện là màu đỏ, Test Pass – màu xanh và các đoạn code dư thừa được loại bỏ được biểu  hiện bằng màu xanh. 

Khi test Fail màu màu đỏ chính là tín hiệu của một trong số các chức năng chưa được thực thi trong quá trình mà các lập trình viên thực hiện viết code. Việc của bạn là tìm ra được các  chức năng không được thực thi đúng đó. Nếu bản kiểm thử đúng thì tất nhiên tín hiệu sẽ chuyển từ đỏ sang xanh, điều đó có nghĩa các bài kiểm thử sẽ được cho qua. 

Mô hình quy trình hoạt động của TDD bao gồm những bước như thế nào? Mô hình quy trình hoạt động của TDD bao gồm những bước như thế nào?

Việc phải viết lại các đoạn mã lập trình tưởng chừng như gây lên những rắc rối và phiền phức cho các lập trình viên. Thế nhưng việc việc lại các bản kiểm thử này sẽ giúp ích cho việc thiết kế các đoạn mã tốt hơn bao giờ hết. 

Hơn nữa, việc kiểm thử trước khi lập trình sẽ giúp ích cho bạn trong việc nâng cao khả năng viết Code,giúp ích cho việc các ứng dụng giao diện lập trình ứng dụng – API. Đây chính là một trong những điểm vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của người dùng. 

Làm thế nào để có thể chuyển các bài kiểm thử của bạn từ màu đỏ sang màu xanh. Bạn hãy cố gắng tập trung vào phần việc bạn đang làm để có thể chuyển trạng thái từ màu đỏ sang màu xanh bằng cách viết code. Viết cho đến khi chất lượng code được đảm bảo chất lượng thì thôi. 

Việc làm it phần mềm tại hồ chí minh

3. Phát triển kiểm thử và các cấp độ 

Mức độ 1: Mức độ chấp nhận phát triển hướng kiểm thử – Bạn cần thực hiện viết một bài kiểm thử hoặc một bản mô tả hành vi để có thể phục vụ cho các chương trình mà các sản phẩm đã thực hiện đó đạt hay không đạt trong quá trình kiểm thử. 

Phát triển kiểm thử và các cấp độ Phát triển kiểm thử và các cấp độ 

Mức độ 2: Mức độ lập trình đối với phát triển hướng kiểm thử: Bạn cần viết một bài kiểm thử đơn hay còn gọi là bài kiểm thử đơn vị nhằm đáp ứng đủ điều kiện đối với các sản phẩm đã được kiểm thử đạt hay không đạt. 

Tìm việc làm chuyên viên it

4. Thời điểm bạn nên viết TDD – phát triển hướng kiểm thử là khi nào?

Khi nào nên áp dụng việc kiểm thử trước? Câu hỏi này có hai hướng trả lời theo hai hướng trái ngược nhau như sau: 1 là viết các đoạn kiểm thử sau quá trình thực thi, Hai là viết các bài test trước quá trình thực thi. Trong thực tế, các hai cách trên đều có thể được áp dụng trong quá trình bạn viết các đoạn mã, tuy nhiên việc của bạn là nên chọn ra cho mình một trong hai hướng đi như trên. 

Thời điểm bạn nên viết TDD - phát triển hướng kiểm thử là khi nào? Thời điểm bạn nên viết TDD – phát triển hướng kiểm thử là khi nào?

4.1. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn áp dụng viết các bài kiểm tra sau quá trình thực thi? 

Lập trình viên sẽ gặp phải các ưu và nhược điểm như sau khi bạn thực hiện áp dụng các bài kiểm thử trước đó là:

Về ưu điểm: Các bài viết kiểm thử được thực hiện một cách hoàn chỉnh và bạn có thể có những hiểu biết rõ ràng về các bài kiểm thử trước đó. Còn đối với mặt  nhược điểm các lập trình viên sẽ gặp phải các vấn đề như sau: Lập trình viên quá chú trọng vào quá trình kiểm thử trong quá trình thực thi – Test Implementation thay vì chú trọng đến quá trình chung – test Interface. Chính các nhược điểm trong việc thực hiện viết các đoạn mã trước gây nên các hệ quả như sau:

– Các bài kiểm thử sẽ bị dính chặt với các đoạn mã -> lập trình viên sẽ phải thực hiện lặp đi lặp lại giai đoạn này rất nhiều lần. 

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn áp dụng viết các bài kiểm tra sau quá trình thực thi? Điều gì sẽ xảy ra khi bạn áp dụng viết các bài kiểm tra sau quá trình thực thi? 

Thêm vào đó các lập trình viên sẽ gặp phải thêm một vấn đề đó là nếu lập trình viết các bản kiểm thử sau quá trình implementation thì sẽ dẫn đến việc họ lười viết các bản kiểm thử bởi những suy nghĩ rằng: Tại sao lập trình viên cần phải viết test trong khi các đoạn mã họ lập trình trước đó đã chạy đúng rồi? Và đặc biệt hơn lý do về thời gian cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các lập trình viên lười viết test. 

Tuy nhiên việc tự đặt ra cho mình những kỷ luật nghiêm túc chính trong quá trình lập trình là điều vô cùng cần thiết. 

4.2. Test first – tác dụng và những thông tin bạn cần biết

Đây là một trong những bước thực hiện được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất đối với các lập trình viên. Khi các nhà phát triển chương trình thực hiện việc kiểm thử trước khi đi thực hiện viết mã chương trình, điều này sẽ giúp cho việc lập trình viên có thể định hướng trước được các hành vi trong quá trình kiểm thử. 

Bên cạnh đó việc thực hiện kiểm thử trước sẽ giúp cho việc rút ngắn giai đoạn, tiết kiệm được phần lớn thời gian cho quá trình thực thi các bài kiểm thử trong mỗi trường hợp kiểm thử đó. Hơn nữa, Test first có thể áp dụng cho mọi mức độ trong quá trình kiểm thử và phù hợp đối với các đơn vị kiểm thử. Cách làm này được sử dụng phổ biến hơn cả và khuyến khích áp dụng trong quá trình thực hiện phát triển hướng kiểm thử. 

5. Những điểm cần lưu ý trong quá trình áp dụng phát triển kiểm thử – TDD

Trong quá trình lập trình và làm việc bằng phương thức phát triển kiểm thử bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau: 

Nguyên tắc thứ nhất: Phải thực hiện ít nhất một bài kiểm thử không đạt, sau đó viết lại bài kiểm thử cho đến khi được cho qua thì thôi. Sau tất cả lập trình viên mới có thể tiếp tục thực hiện viết mã chương trình. 

Những điểm cần lưu ý trong quá trình áp dụng phát triển kiểm thử - TDD Những điểm cần lưu ý trong quá trình áp dụng phát triển kiểm thử – TDD

Unit Test – đơn vị kiểm thử giới hạn về đơn vị kiểm thử là chỉ nên viết một đơn vị kiểm thử duy nhất nếu không muốn quá kiểm thử bị không đạt – Test fail. Thậm chí nếu viết một đơn vị kiểm thử cũng có thể khiến cho quá trình kiểm thử không đạt. Khi gặp phải trường hợp này hãy thực hiện việc viết các đoạn mã chức năng để cho qua các bài kiểm thử đó.

Đối với các mã chương trình đã được viết và làm cho một bài kiểm thử không đạt thay vì tiếp tục sử dụng lại hoặc viết tiếp các đoạn mã chương trình đó thì lập trình viên phải viết mới lại các đoạn mã của chương trình đó.

Việc làm thực tập sinh it

6. Tổng hợp các lỗi khi sử dụng TDD 

Để thực hiện và áp dụng phát triển hướng kiểm thử này một cách nhanh nhất và tránh được những lỗi sai bạn cần tìm hiểu thêm các lỗi sai có thể xảy ra như sau: 

– Các bài kiểm thử không đạt không được xem xét lại 

– Bỏ qua giai đoạn thực hiện tối ưu mã cho các đoạn mã trong quá trình viết mã các bài kiểm thử đạt.

– Tối ưu các mã – code cùng lúc với quá trình viết code cho các bài kiểm thử đạt. 

– Tên của các bài kiểm thử không rõ nghĩa -> tối nghĩa và rất khó hiểu. 

Tổng hợp các lỗi khi sử dụng TDD Tổng hợp các lỗi khi sử dụng TDD 

– Thực hiện không đúng quy trình thực hiện từ các bài kiểm thử từ đơn giản nhất đến khó nhất, các bước baby step không được thực hiện theo đúng trình tự, bỏ qua quy trình. 

– Chỉ chú trọng chạy các bài kiểm thử không đạt à bỏ qua các bài kiểm thử khác.

– Viết một bài kiểm thử với kịch bản quá phức tạp cũng làm ngưng trệ và ảnh hưởng đến quá trình phát triển kiểm thử. 

Đừng quên thực hiện các bước nhỏ – baby step và hãy cẩn thận thực hiện trong quá trình kiểm thử để không rơi vào những bế tắc làm bạn phải bù đầu. Lập trình không giống như việc ăn một gói mì tôm, úp 3 phút và ăn trong 5 phút. Việc của bạn là viết code  -> theo dõi -> viết lại code thực hiện cho đến khi thành công thì thôi. Hãy ghi nhớ các lỗi này và đừng mắc phải nhé. 

7. Công cụ phục vụ cho quá trình phát triển hướng kiểm thử – TDD

Unit Test – mã nguồn định mức đơn vị kiểm thử chính là các công cụ nền tảng cho việc thực hiện phát triển hướng kiểm thử. Bạn có thể tham khảo các công cụ hỗ trợ TDD như sau: Junit, PHP Unit, NUnit, HTML Unit, CPP Unit, Py unit, css Unit, Test NG, CUnit,…DBUnit, XTUnit, BDFit…và còn nhiều các công cụ hỗ trợ khác.

Công cụ phục vụ cho quá trình phát triển hướng kiểm thử - TDD Công cụ phục vụ cho quá trình phát triển hướng kiểm thử – TDD

TDD – phát triển hướng kiểm thử là một trong những kỹ thuật lập trình vô cùng quan trọng phục. Dựa vào quá trình này mà các nhà phát triển, các lập trình viên có thể thực giảm thiểu được tối đa các lỗ hổng, các lỗi trong quá trình lập trình, thiết kế giao diện lập trình ứng dụng và tạo ra được các sản phẩm có chất lượng cao nhất. 

Như vậy, thông qua bài viết TDD và các thông tin xoay quanh Phát triển hướng kiểm thử như trên hy vọng bài viết giúp bạn phần nào có được những thông tin hữu ích để có thể áp dụng trong lập trình. “Cẩn tắc vô áy náy” hãy làm mọi việc trên tinh thần trách nhiệm và cẩn thận luôn được đặt lên hàng đầu. Để tránh được các lỗi sai khi lập trình thì việc tham khảo các lỗi sai khi áp dụng thực hiện TDD là điều vô cùng cần thiết. Chúc các bạn hoàn thành được công việc một cách hoàn chỉnh nhất.

Trọn bộ thông tin mô tả công việc nhân viên công nghệ đầy đủ nhất

Để tìm các thông tin có liên quan trực tiếp đến chủ đề về lập trình các bạn có thể tham khảo thêm bài viết mô tả công việc nhân viên công nghệ tại đây. 

Nhân viên công nghệ

Chia sẻ: