Thay Đổi Kích Thước Hình Ảnh Để In Với Photoshop

THAY ĐỔI KÍCH THƯỚC HÌNH ẢNH ĐỂ IN BẰNG PHOTOSHOP

Tìm hiểu cách thay đổi kích thước hình ảnh để in với PTS. Tìm hiểu cách kích thước in hoạt động, cách phóng to hình ảnh, cách thay đổi kích thước cho các kích thước khung hình khác nhau và cách để có được bản in chất lượng cao nhất!

Trong bài hướng dẫn này, mình sẽ chỉ cho các bạn cách thay đổi kích thước hình ảnh để in bằng PTS. Thay đổi kích thước để in khác hoàn toàn với thay đổi kích thước cho web hay để xem trên màn hình bởi hai cái này không cần thay đổi số lượng pixel trong hình ảnh.

Ngày nay hầu hết các máy ảnh đều chụp với kích thước khung hình phù hợp để in (như 8 x 10 hay 11 x 14). Vì vậy thay vì thay đổi số lượng pixel thì tất cả những gì chúng ta cần làm là thay đổi kích thước in. Và những gì chúng ta cần làm chính là thay đổi độ phân giải của hình ảnh. Mình sẽ giải thích độ phân giải là gì và chúng ta cần độ phân giải bao nhiêu để có bản in chất lượng cao trong bài hướng dẫn này.

Nếu bạn cần in hình ảnh ở kích thước lớn hơn thì sẽ cần phóng to nó lên bằng cách thêm nhiều pixel hơn. Ngoài ra nếu muốn điều chỉnh hình ảnh với kích thước khung hình không khớp với tỷ lệ khung ảnh thì cần cắt hình ảnh trước khi thay đổi kích thước.

Trước khi bắt đầu hãy mở một ảnh bất kì trong PTS:

Mở ảnh trong PTS. (Nguồn: Adobe Stock)

Hộp Thoại Image Size

Muốn thay đổi kích thước hình ảnh để in trong PTS chúng ta sẽ sử dụng hộp thoại Image Size. Hãy đi tới menu Image rồi chọn Image Size:

Image > Image Size.

Trong Photoshop CC, hộp thoại Image Size có cửa sổ xem trước ở bên trái và các tùy chọn để xem cũng như thay đổi kích thước hình ảnh ở bên phải (mình đã nói kĩ ở bài viết trước):

Hộp thoại Image Size trong Photoshop CC.

Chỉnh Cho Bản Xem Trước Lớn Hơn

Nếu muốn tăng kích thước của cửa sổ xem trước thì hãy tăng kích thước hộp thoại Image Size bằng cách kéo hộp thoại vào phía góc trên bên trái màn hình, sau đó kéo góc dưới cùng bên phải của nó hướng ra ngoài.

Sau khi thay đổi kích thước hộp thoại, hãy nhấp và kéo vào bên trong cửa sổ xem trước để căn giữa hình ảnh trong đây:

Thay đổi kích thước hộp thoại để cửa sổ xem trước lớn hơn.

Xem Kích Thước Hình Ảnh Hiện Tại

Kích thước hiện tại của hình ảnh được hiển thị trên cùng ngay bên cạnh dòng chữ Image Size (tính bằng megabyte). Dưới đó là Dimensions (kích thước tính bằng pixel). Cả hai mục này đều không cho chúng ta biết về kích thước in:

Kích thước hiện tại của hình ảnh hiển thị ở trên cùng.

So Sánh Thay Đổi Kích Thước Và Lấy Mẫu Lại Hình Ảnh

Trước khi tìm hiểu cách thay đổi kích thước hình ảnh để in, chúng ta cần phân biệt được sẽ khác nhau giữa việc thay đổi kích thước hình ảnh và lấy mẫu lại.

Thay Đổi Kích Thước Hình Ảnh Là Gì?

Thay đổi kích thước hình ảnh nghĩa là không thay đổi số lượng pixel trong ảnh. Tất cả những gì chúng ta làm là thay đổi kích thước hình ảnh sẽ in ra. Chúng ta kiểm soát kích thước bản in bằng cách thay đổi độ phân giải (chứ không thay đổi số lượng pixel). Mình đã đề cập đến kích thước và độ phân giải hình ảnh trong bài hướng dẫn đầu tiên của chương này.

Lấy Mẫu Lại Là Gì?

Lấy Mẫu Lại nghĩa là chúng ta sẽ thay đổi số lượng pixel. Thêm nhiều pixel hơn là upsampling, bỏ bớt pixel đi là downsampling. Downsampling được sử dụng khi giảm kích thước của hình ảnh (để gửi qua mail, up lên web hay để xem trên màn hình). Nhưng để in thì không cần phải làm điều này. Tuy nhiên đôi khi chúng ta cần lấy mẫu thêm nếu kích thước pixel hiện tại quá nhỏ để in ở kích thước bạn cần. Lát nữa mình sẽ chỉ cho các bạn cách upsampling.

Kích Thước In Hoạt Động Như Nào?

Để xem liệu hình ảnh có đủ lượng pixel để in ở kích thước bạn cần hay chưa, hãy bắt đầu bằng cách tắt tùy chọn Resample (nằm ngay dưới Resolution trong hộp thoại Image Size). Khi tắt tùy chọn này, PTS sẽ không cho người dùng thay đổi số lượng pixel. Tất cả những gì chúng ta có thể thay đổi là kích thước in:

Tắt tùy chọn Resample.

Kích Thước In Hiện Tại Nằm Đâu?

Kích thước in hiện tại hiển thị trong các mục Width, HeightResolution. Trong ví dụ của mình hình ảnh sẽ được in ra với chiều rộng (Width) là 10,747 inch và chiều cao (Height) là 7,163 inch, độ phân giải là 300 pixel/inch:

Kích thước in hiện tại của hình ảnh.

Độ Phân Giải Hình Ảnh Là Gì?

Chiều rộng và chiều cao thì đơn giản rồi. Còn độ phân giải thì sao? Nó chính là số pixel trong hình ảnh của bạn sẽ in lên giấy. Bởi hình ảnh có số lượng pixel hạn chế nên càng in nhiều pixel/inch thì hình ảnh in ra sẽ càng nhỏ và ngược lại.

Chúng ta không thay đổi số lượng pixel trong hình ảnh nên việc thay đổi độ phân giải không ảnh hưởng đến kích thước tệp hoặc hình ảnh hiển thị trên màn hình. Độ phân giải chỉ áp dụng cho bản in.

Trong ví dụ của mình, độ phân giải hiện đang được đặt ở mức 300 pixel/inch. Có nghĩa là 300 pixel từ chiều rộng và 300 pixl từ chiều cao in lên mỗi inch giấy. Nghe thì có vẻ không nhiều nhưng hãy thử nhân lên xem, 300 x 300 = 90.000. Tức là sẽ có 90.000 pixel in mỗi trong mỗi inch vuông của giấy:

Giá trị độ phân giải dành cho cả chiều rộng và chiều cao.

Độ Phân Giải Ảnh Hưởng Đến Kích Thước In Như Thế Nào?

Để hiểu được độ phân giải có ảnh hưởng như nào đến kích thước in, chúng ta hãy thử chia chiều rộng và chiều cao hiện tại (tính bằng pixel) của hình ảnh cho độ phân giải. Ví dụ: hình ảnh của mình có chiều rộng là 3224 pixel:

Chiều rộng hiện tại tính theo đơn vị pixel.

Nếu chia 3224 pixel (chiều rộng) cho 300 pixel/inch thì sẽ được 10,747 inch:

Lấy chiều rộng (tính theo pixel) chia cho độ phân giải sẽ ra chiều rộng khi in.

Chiều cao của hình ảnh là 2149 pixel:

Chiều cao hiện tại của hình ảnh (tính theo pixel).

Vậy nếu lấy 2149 pixel (chiều cao) chia cho độ phân giải 300 pixel/inch thì sẽ được 7,163 inch:

Lấy chiều cao (tính theo pixel) chia cho độ phân giải sẽ ra chiều cao khi in.

Cần Độ Phân Giải Bao Nhiêu Để Có Bản In Chất Lượng Cao?

Giờ thì bạn đã hiểu độ phân giải có ảnh hưởng thế nào tới kích thước in. Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta cần độ phân giải bao nhiêu để khi in ra hình ảnh sẽ tuyệt nhất? Chúng ta cần quan tâm ba điều:

Thứ nhất: Độ phân giải tiêu chuẩn

Trước tiên là câu trả lời chính thức. Tiêu chuẩn công nghiệp từ bao đời nay để bản in có chất lượng cao là dùng độ phân giải 300 pixel/inch. Có nghĩa chúng ta cần ít nhất 300 pixel/inch nếu muốn hình ảnh của mình trông rõ ràng và sắc nét với nhiều chi tiết khi in. Đây là độ phân giải chắn chắn sẽ mang lại kết quả tuyệt vời khi in.

Thứ hai: Độ phân giải được coi là đủ tốt

Tuy nhiên có một số lập luận lại phản bác lại độ phân giải tiêu chuẩn. Đầu tiên nó chỉ coi số điểm ảnh là một yếu tố trong chất lượng in mà không xem xét các yếu tố quan trọng khác (ví dụ như kích thước xem). Nói chung bản in càng lớn thì khoảng cách người xem càng xa. Với bản in 4 x 6 bạn hoàn toàn có thể cầm nó trên tay và nhìn bao quát, nhưng với bản in 24 x 36 hay 30 x 40 thì bạn chắc chắn cần đứng lùi lại chút đó. Hoặc nếu là bảng quảng cáo trên đường cao tốc thì khoảng cách cần phải kéo tới hàng trăm bước chân.

Bởi vì mắt chúng ta không thể cùng phân giải một lượng chi tiết ở khoảng cách xa hơn cho nên việc lập luận in mọi thứ (kể cả khoảng cách xem) ở cùng một độ phân giải là vô nghĩa. 300 pixel/inch là những gì bạn cần cho các bản in nhỏ được xem ở khoảng cách gần. Đối với những bản in lớn hơn thì cần độ phân giải thấp hơn để có thể trông tuyệt đẹp khi ở khoảng cách đủ xa:

Tầm quan trọng của độ phân giải giảm đi khi kéo giãn khoảng cách ra xa.

Một lập luận trái chiều khác đó là mặc dù 300 pixel/inch sẽ cung cấp cho bạn bản in chất lượng cao nhưng bạn có thực sự cần phải in ở mức chất lượng cao nhất này không? Hoặc độ phân giải thấp hơn liệu có đủ tốt không? Nhiều nhiếp ảnh gia cho rằng con số 240 pixel/inch là giá trị đủ tốt cho độ phân giải. Chắc chắn bản in với độ phân giải 300 pixel/inch sẽ đẹp hơn nếu đem ra so sánh. Tuy nhiên bức ảnh được in ra với độ phân giải 240 pixel/inch vẫn có đủ độ sắc nét và chi tiết khiến cho đa số người xem hài lòng. Hơn nữa, đặt độ phân giải ở mức 240 pixel/inch sẽ khiến cho kích thước tệp nhỏ hơn chút.

Thứ ba: Độ phân giải gốc của máy in

Mặc dù những lập luận phản bác lại độ phân giải tiêu chuẩn khá mạnh mẽ nhưng họ dường như đã bỏ qua một chi tiết rất quan trọng. Quan trọng đến mức nó có thể làm cho tất cả những phản bác về mức độ tiêu chuẩn trở nên vô nghĩa.

Thực tế máy in có độ phân giải in của riêng nó và nó hi vọng sẽ nhận được hình ảnh ở độ phân giải gốc này. Hầu hết các máy in có độ phân giải 300 pixel/inch (phù hợp với tiêu chuẩn ngành). Nếu bạn gửi sang máy in một hình ảnh có độ phân giải thấp hơn (ví dụ như 240 pixel/inch) thì máy in sẽ tự động lấy mẫu lên độ phân giải gốc. Hay nói cách khác chính là không thể in hình ảnh ở bất kì thứ gì nhỏ hơn độ phân giải gốc của máy in.

Ví dụ như máy in Epson Stylus Pro 3880 sử dụng độ phân giải gốc là 360 pixel/inch (cao hơn cả độ phân giải tiêu chuẩn ngành). Đối với máy in này thì bất kì hình ảnh nào có độ phân giải dưới 360 pixel/inch cũng sẽ đều được tự động lấy mẫu lên 360 pixel/inch. Những hãng máy in khác (Canon, HP v.v.) sử dụng độ phân giải gốc là 300 pixel/inch.

Đâu Là Câu Trả Lời Đúng?

Vậy tất cả những điều này có nghĩa là gì? Độ phân giải chính xác cho bản in chất lượng cao là bao nhiêu? Câu trả lời cho hầu hết các loại máy in là 300 pixel/inch (đối với Epson thì độ phân giải gốc là 360 pixel/inch). Nếu hình ảnh có độ phân giải thấp hơn thì máy in sẽ tự động lấy mẫu thêm. Tuy nhiên thì việc lấy mẫu lại này PTS có thể thực hiện tốt hơn so với máy in. Vì thế nếu độ phân giải hình ảnh đang ở dưới mức 300 pixel/inch hãy lấy mẫu lại ngay trong hộp thoại Image Size trước khi thực hiện thao tác in:

Độ phân giải tốt nhất là độ phân giải gốc của máy in.

Vậy Độ Phân Giải Quá Cao Thì Sao?

Độ phân giải hình ảnh cao hơn so với độ phân giải gốc của máy in thì sao? Chúng ta có cần downsample (giảm mẫu) để giảm độ phân giải hay không? Câu trả lời là không. Bạn hoàn toàn có thể gửi sang máy in hình ảnh với lượng pixel nhiều hơn mức cần thiết và điều này sẽ đảm bảo hình ảnh của bạn trông sắc nét nhất có thể khi được in ra.

Cách Thay Đổi Kích Thước In

Vậy là chúng ta đã biết độ phân giải có ảnh hưởng thế nào đến kích thước in cũng như độ phân giải tối thiểu cần có để bản in có chất lượng cao. Giờ thì cùng tìm hiểu cách thay đổi kích thước in. Hãy tắt tùy chọn Resample, nhập kích thước mới vào hai mục Width (chiều rộng) và Height (chiều cao). Vì hai mục này được liên kết với nhau nên việc thay đổi một trong hai cái cũng sẽ khiến cái còn lại thay đổi theo.

Phù Hợp Với Tỷ Lệ Khung Hình Và Hướng Của Hình Ảnh

Lưu ý rằng bạn chỉ có thể nhập kích thước phù hợp với tỷ lệ khung hình hiện tại của hình ảnh. Ví dụ: hình ảnh đang sử dụng tỷ lệ khung hình 4 x 6 thì chúng ta sẽ không thể in nó ở dạng 8 x 10. Nó sẽ khiến cho tỷ lệ khung hình không khớp. Vậy để in hình ảnh theo một tỷ lệ khung hình khác, trước tiên chúng ta cần cắt lại hình ảnh.

Ngoài tỷ lệ khung hình, bạn cần quan tâm đến cả hướng của hình ảnh. Nếu hình ảnh đang theo chiều dọc (chiều rộng nhỏ hơn chiều cao) thì chắc chắn bạn cần đặt chiều rộng với giá trị nhỏ hơn so với chiều cao. Và ngược lại nếu hình ảnh đang theo chiều ngang thì hãy đặt chiều rộng có giá trị lớn hơn so với chiều cao).

Thay Đổi Chiều Rộng Và Chiều Cao

Giả sử in hình ảnh dưới dạng 4 x 6 (hình ảnh theo chiều ngang với chiều rộng lớn hơn chiều cao) vì vậy mình sẽ đặt giá trị chiều rộng lag 6 inch, PTS sẽ tự động đặt chiều cao thành 4 inch (trong ví dụ của mình là 3,999 inch để phù hợp với tỷ lệ khung hình):

Nhập giá trị chiều rộng thì chiều cao sẽ tự động thay đổi theo.

Nếu muốn đặt chiều cao chính xác là 4 inch, thì ta có thể đổi sang đặt giá trị chiều cao thành 4 inch, khi đó chiều rộng sẽ thay đổi thành 6,001 inch. Tỷ lệ khung hình của hình ảnh tuy không chính xác là 4 x 6 nhưng nó cũng gần sát giá trị này:

Thay đổi chiều cao sẽ khiến cho chiều rộng thay đổi theo.

Kiểm Tra Độ Phân Giải Hình Ảnh

Lưu ý giá trị độ phân giải cũng được liên kết với chiều rộng và chiều cao. Sau khi giảm giá trị chiều rộng và chiều cao, độ phân giải đã tăng lên từ 300 pixel/inch lên 537,28 pixel/inch. Đó là bởi chúng ta có nhiều pixel/inch hơn để in hình ảnh ở size nhỏ. Tuy nhiên vì độ phân giải mới cao hơn nhiều so với độ phân giải tối thiểu (300 pixel/inch) nên chúng ta không cần lấy mẫu thêm. Hình ảnh sẽ trông thật tuyệt vời theo cách của nó:

Giảm chiều rộng và chiều cao làm tăng độ phân giải.

Kiểm Tra Kích Thước Hình Ảnh

Ngoài ra cần lưu ý rằng việc thay đổi kích thước in không ảnh hưởng đến kích thước hình ảnh thực tế (tính bằng megabyte hoặc pixel). Hình ảnh vẫn được giữ nguyên, cái duy nhất chúng ta thay đổi là kích thước hình ảnh khi in ra:

Kích thước in không gây ảnh hưởng đến những thứ khác.

Khi Nào Thì Phóng To Hình Ảnh

Giả sử mình không in hình ảnh ra dưới dạng 4 x 6 mà thay vào đó cần tăng gấp đôi chiều rộng và chiều cao lên để in ở mức 12 x 8. Mình sẽ tăng giá trị chiều cao từ 4 lên thành 8 inch và PTS sẽ tự động tăng gấp đôi giá trị chiều rộng từ 6 lên 12. Lưu ý khi tăng gấp đôi chiều rộng và chiều cao thì giá trị độ phân giải cũng đã tự động giảm đi một nửa, hiện tại giá trị độ phân giải đang ở dưới mức giá trị độ phân giải tối thiểu mà chúng ta cần (300 pixel/inch):

Tăng chiều rộng và chiều cao sẽ làm giảm độ phân giải.

Quay trở lại một chút về những gì chúng ta đã tìm hiểu lúc trước. Có một số người cho rằng mọi độ phân giải lớn hơn 240 pixel/inch đều ổn cho nên độ phân giải mới (268 ppi) khá hợp lý. Tuy nhiên vì độ phân giải gốc của máy in là 300 ppi (hoặc với máy Epson là 360 ppi) và máy in sẽ tự động lấy mẫu lại hình ảnh sao cho phù hợp với độ phân giải gốc của máy. Vậy thì không có lý do gì mà ta không thực hiện luôn việc lấy mẫu lại ngay trong hộp thoại Image Size. Như thế kết quả sẽ luôn tốt hơn so với việc để mặc máy in tự điều chỉnh.

Cách Lấy Mẫu Lại (Upsample) Hình Ảnh

Để lấy mẫu lại hình ảnh hãy bật tùy chọn Resample:

Tích vào để chọn Resample.

Sau đó nhập độ phân giải bận cần vào mục Resolution. Đa số các máy in có độ phân giải gốc là 300 ppi (đối với Epson là 360 ppi):

Nhập giá trị độ phân giải.

Kiểm Tra Chiều Rộng Và Chiều Cao

Sau khi bật Resample, độ phân giải sẽ không còn được liên kết với chiều cao và chiều rộng nữa. Vậy nên mặc dù tăng độ phân giải nhưng hình ảnh vẫn được in với kích thước 12 x 8 inch:

Thay đổi độ phân giải không ảnh hưởng đến kích thước chiều rộng và chiều cao.

Kiểm Tra Kích Thước Hình Ảnh

Kích thước thực của hình ảnh giờ đã thay đổi (tính bằng megabyte và pixel). Sau khi bật Resample, việc tăng độ phân giải buộc PTS phải thêm nhiều pixel hơn. Hình ảnh ban đầu của mình có kích thước chiều rộng là 3224 pixel, chiều cao là 2149 pixel. Nhưng sau khi lấy mẫu lại, chiều rộng đã tăng lên thành 3601 pixel, chiều cao là 2400 pixel.

Ngoài ra, bởi vì đã thêm nhiều pixel vào hơn, kích thước của hình ảnh trong bộ nhớ cũng tăng từ 19,8 megabyte lên 24,7 megabyte:

Việc lấy mẫu lại hình ảnh sẽ làm tăng kích thước pixel và kích thước tệp.

Phương pháp Interpolation

Bất cứ khi nào thực hiện việc lấy mẫu lại hình ảnh, PTS sẽ tự động thêm hoặc bớt các pixel trên hình ảnh. Phương pháp này được gọi là phương pháp interpolation (phương pháp nội suy). Có một vài phương pháp interpolation cho chúng ta lựa chọn và sự khác biệt giữa chúng có thể tác động rất lớn đến chất lượng của hình ảnh.

Tùy chọn Interpolation nằm ngay cạnh tùy chọn resample. Nó được đặt là Automatic theo mặc định và chỉ áp dụng cho việc lấy mẫu lại. Nếu tùy chọn Resample tắt thì tùy chọn này cũng không khả dụng:

Tùy chọn Interpolation.

Chọn phương pháp để áp dụng

Nhấp vào tùy chọn để mở ra bảng danh sách các phương pháp có thể áp dụng để lựa chọn. Một số phương pháp dành cho việc upsample và một số còn lại dành cho việc downsample:

Các phương pháp Interpolation.

Nếu tìm hiểu toàn bộ các phương pháp này thì khá tốn thời gian mà thực tế chúng ta không cần thực sự hiểu hết về chúng. Theo mặc định, tùy chọn interpolation luôn được đặt thành Automatic, cho phép PTS tự lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Vì vậy lựa chọn Automatic là phương pháp khá an toàn.

Preserve Details 2.0

Trong Photoshop CC 2018, Adobe đã thêm một phương pháp nâng cấp mới có tên gọi Preserve Details 2.0. Nó hiện là lựa chọn tốt nhất để phóng to hình ảnh. Tùy nhiên có một vấn đè là PTS sẽ không bảo giờ chọn nó nếu bạn lựa chọn chế độ Automatic. Vì vậy nếu đang sử dụng Photoshop CC phiên bản 2018 trở lại đây và muốn thực hiện thao tác upsample thì hãy chọn Preserve Details 2.0 thay vì Automatic:

Chọn Preserve Details 2.0 khi thực hiện upsample (đối với Photoshop CC phiên bản 2018 trở lại đây).

Nếu không thấy phương pháp này hiển thị trong danh sách, hãy thực hiện việc kích hoạt nó trong Preferences (mình sẽ hướng dẫn trong bài Cách Tốt Nhất Để Phóng To Hình Ảnh Trong Photoshop CC Phiên Bản 2018)

Tóm Tắt Nhanh Cách Thay Đổi Kích Thước Hình Ảnh Để In

Trước khi tiếp tục tìm hiểu cách thay đổi hình ảnh thành một tỷ lệ khung hình khác, chúng ta sẽ cùng tóm tắt nhanh những gì vừa học được:

Để thay đổi kích thước hình ảnh phục vụ cho việc in ấn, hãy mở hộp thoại Image Size và tắt tùy chọn Resample. Nhập kích thước Width và Height mà bạn cần, sau đó kiểm tra độ phân giải. Nếu độ phân giải bằng hoặc cao hơn độ phân giải gốc (đa phần là 300 ppi đối với các loại máy in, trừ Epson là 360 ppi) thì không cần làm thêm thao tác gì nữa.

Nếu độ phân giải nhỏ hơn độ phân giải gốc của máy in thì hãy lấy mẫu lại hình ảnh bằng cách sử dụng tùy chọn Resample. Sau đó đặt giá trị độ phân giải là 300 ppi (đối với máy in Epson là 360 ppi). Đặt phương pháp Interpolation thành Automatic (đối với Photoshop CC 2018 (trở lên) hãy chọn thành Preserve Details 2.0).

Cách Thay Đổi Kích Thước Hình Ảnh Thành Một Tỷ Lệ Khung Hình Khác

Trước đó mình đã đề cập rằng người dùng chỉ có thể chọn kích thước in phù hợp với tỷ lệ khung hình hiện tại. Nhưng nếu bạn cần một tỷ lệ khung hình khác thì sao? Ví dụ cần in hình ảnh 4 x 6 sao cho vừa với khung ảnh 8 x 10 thì làm thế nào?

Vấn Đề Với Các Tỷ Lệ Khung Hình Khác Nhau

Có một vấn đề xảy ra, đó là khi ta đặt giá trị Height thành 8 inch thì Width sẽ thành 12 inch (không phải 10) như thế nó sẽ không hoạt động:

Thay đổi giá trị Height sẽ khiến giá trị Width bị sai.

Nếu thử đổi giá trị Height thành 10 inch thì chiều cao sẽ thàn 6,666 inch. Đây vẫn không phải là điều mình muốn:

Thay đổi giá trị Width sẽ khiến giá trị Height bị sai.

Nếu thay đổi Width thành 8 inch thì Height sẽ đổi thành 5,333 inch. Không có cách nào để chọn kích thước 8 x 10 trong khi hình ảnh của mình đang sử dụng tỷ lệ 4 x 6:

Dù thế nào cũng không đặt được thành kích thước mong muốn.

Cách Cắt Theo Một Tỷ Lệ Khung Hình Khác

Để thay đổi kích thước hình ảnh thành một tỷ lệ khung hình khác, ta cần cắt hình ảnh theo tỷ lệ mới.

Bước 1: Hủy lệnh Image Size

Đóng hộp thoại Image Size mà không thực hiện bất kì thay đổi bào bằng cách nhấp vào Cancel:

Hùy thay đổi và đóng hộp thoại Image Size.

Bước 2: Chọn Crop Tool

Chọn Crop Tool trong Toolbar:

Chọn Crop Tool.

Bước 3: Đặt tỷ lệ khung hình mới trong Options Bar (thanh tùy chọn)

Trong Options Bar hãy nhập tỷ lệ cỡ ảnh mới vào mục Width và Height. Hãy nhớ chỉ điền số, không nhập thêm các đơn vị đo lường. Mình sẽ nhập 8 và 10 vào đây:

Nhập tỷ lệ khung hình mới trong Options Bar.

Bước 4: Thay đổi kích thước đường viền cắt nếu cần

PTS ngay lập tức định hình lại đường viền cắt theo tỷ lệ mới. Chúng ta có thể thay đổi kích thước đường viền nếu cần bằng cách kéo các chốt, tuy nhiên mình sẽ để nguyên đường viền:

Cắt hình ảnh theo tỷ lệ khung hình mới.

Bước 5: Cắt Hình Ảnh

Quay trở lại Options Bar, hãy đảm bảo tùy chọn Delete Cropped Pixels đã tắt. Bằng cách này bạn sẽ không thực hiện bất kỳ thay đổi nào vĩnh viễn:

Tắt tùy chọn Delete Cropped Pixels.

Sau đó để cắt hình ảnh theo tỷ lệ mới hãy nhấp vào dấu tích trong Options Bar:

Nhấp vào dấu tích.

Và đây là hình ảnh đã được cắt theo tỷ lệ khung hình 8 x 10. Tuy nhiên nó vẫn chưa thể in ở tỷ lệ 8 x 10 inch, chúng ta cần làm thêm một bước nữa:

Hình ảnh sau khi đã cắt.

Bước 6: Thay đổi kích thước hình ảnh trong hộp thoại Image Size

Bây giờ, để thay đổi kích thước hình ảnh phù hợp với việc in chúng ta chỉ cần làm theo các bước tương tự như lúc đầu đã học. Đầu tiên mở hộp thoại Image Size bằng cách đi tới menu Image rồi chọn Image Size:

Image > Image Size.

Bỏ chọn Resample sau đó nhập giá trị mới vào WidthHeight. Lần này thì không còn khó khăn khi chọn kích thước 8 x 10 nữa (tuy nhiều giá trị chiều rộng hơi nhỉnh chút)

Lưu ý giá trị độ phân giải đã giảm xuống dưới 300 pixel/inch vậy nên cần phải thực hiện việc lấy mẫu lại:

Tắt tùy chọn Resample, nhập giá trị Width và Height rồi kiểm tra giá trị Resolution.

Bật tùy chọn Resample sau đó thay đổi giá trị Resolution thành 300 pixel/inch (đối với máy in Epson là 360 ppi):

Bật Resample sau đó thay đổi giá trị Resolution thành 300 ppi.

Cuối cùng ở tùy chọn interpolation hãy chọn Automatic (hoặc chọn Preserve Details 2.0 nếu sử dụng Photoshop CC 2018 trở lên):

Chọn phương pháp interpolation.

Sau khi đã hài lòng với kích thước đã thay đổi, hãy nhấp OK để xác nhận thay đổi và đóng hộp thoại Image Size:

Nhấn OK để xác nhận thay đổi.