Tìm hiểu về cáp đồng trục? Cáp đồng trục là gì?

4.2/5 – (8 bình chọn)

Cáp đồng trục là loại cáp điện với một lõi dẫn điện được bọc lại bởi một lớp điện môi không dẫn điện, chung quanh quấn thêm một lớp bện kim loại, ngoài cùng lại có vỏ bọc cách điện. Từ đồng trục đến từ việc tất cả các lớp cáp đều dùng chung một trục hình học. Cáp đồng trục được nhà toán học và kỹ sư người Anh Oliver Heaviside phát minh, bằng sáng chế được cấp năm 1880.

Cáp đồng trục thường dùng làm đường truyền cho tín hiệu vô tuyến. Ứng dụng của nó bao gồm các đường cấp giữa thiết bị thu phát sóng vô tuyến và ăng ten của chúng, các kết nối mạng máy tính, và làm cáp truyền hình. Một ưu điểm của cáp đồng trục là tín hiệu số truyền trên cáp chỉ tồn tại bên trong lõi cáp. Nhờ đó người ta có thể lắp cáp bên cạnh các vật liệu kim loại mà không sợ thất thoát năng lượng thường xảy ra với các loại cáp cũ hơn. Tín hiệu trong cáp đồng trục cũng không bị gây nhiễu từ các nguồn bên ngoài. Cáp đồng trục theo lý thuyết có độ suy hao 200m nhưng trong thực tế là 50m

Phân loại cáp đồng trục

Mục lục

  • 1

    Phân loại cáp đồng trục

      • 1.0.1

        Cấu trúc cáp đồng trục:

      • 1.0.2

        Đặc tính riêng biệt của cáp đồng trục:

      • 1.0.3

        Phân loại cáp đồng trục sau:

Cáp đồng trục được sử dụng phổ biến dù trong bất cứ một hệ thống mạng nào. Phân loại cáp đồng trục từ loại chống nhiễu STP, tới chống cháy UTP.

Cấu trúc cáp đồng trục:

Thành phần của một dây cáp đồng trục gồm cho 4 phần:

  1. Một dây dẫn ở giữa trung tâm, đa phần là 1 dây được làm bằng sợi đồng đặc hoặc nhiều sợi nhỏ tạo thành cáp đồng trục duy nhất.
  2. Một lớp dây dẫn bao bọc bên ngoài đường dẫn trung tâm. Loại dây sử dụng bao bên ngoài này thường ở dạng tết bím hoặc dạng lá kim loại. Lớp bên ngoài này có tác dụng bảo vệ đường dẫn trung tâm không bị nhiễu âm (EMI – Electro Magnetic Interference) nên được gọi là lá chắn.
  3. Một lớp cách điện nằm giữa dây ngoài và trong (outer conductor) giữ khoảng cách đều.
  4. Ngoài cùng lớp bọc nhựa được làm bởi chất liệu tốt, nguyên chất, có độ bền cao để cáp đồng trục an toàn.

Cáp đồng trục có 2 loại:

+ Loại cáp đường kính tầm 0.25 inch, có đặc điểm nhẹ dẻo, dai, có giá thành rẻ , dễ thi công lắp đặt truyền tín hiệu  tốt nhất trong khoảng cách 185m thì được xem là cáp mỏng.

+ Cáp dày thì có đường kính lớn gấp đôi cáp mỏng, đường kính khoảng 0.5 inch, đặc tính của loại cáp cứng, khó thi công nhưng tín hiệu có thể truyền xa đạt tới 500 mét. Đây là các đặc điểm giúp cho người sử dụng nên chọn loại cáp nào cho công trình của mình. Tùy thuộc vào đặc tính khoảng cách truyền dẫn data để phân loại cáp đồng trục và chọn cáp phù hợp nhất.

Đặc tính riêng biệt của cáp đồng trục:

  • Về lắp đặt:

Loại cáp này được setup theo hai hình thức phổ biến là: kết xích (daisy – chain) và hình sao.

Đặc tính quan trọng nhất của cáp đồng trục đó là đầu cáp được kết thúc với một đầu nối đặc biệt (terminator). Nó phát ra điện trở phù hợp với cáp giúp ngăn tín hiệu dội ngược lại khi va chạm, đụng cuối cáp và từ đó giảm nhiễu.

Cáp đồng trục về điểm mạnh là dễ lắp đặt và có khả năng bền bỉ chịu đựng thời tiết nhiệt độ bên ngoài trời và phụ kiện đầu nối dễ dàng bấm nối và có giá thành ít tiền.

  • Dải thông:

Cáp đồng trục trong mạng LAN có dải băng thông nằm trong khoảng  2,5 Mbps (ARCnet) và 10 Mbps (Ethernet).

Phân loại cáp đồng trục sau:

RG -58,50 ohm: dùng cho mạng ThinEthernet

RG -59,75 ohm: dùng cho truyền hình cáp

RG -62,93 ohm: dùng cho mạng ARCnet

  • Cáp đồng trục có vỏ bọc:

 

Là loại cáp có lớp vỏ bọc kim loại tăng khả năng chống nhiễu, người ta thường gọi là cáp mạng STP (Shield Twisted Pair). Loại cáp này có thể  thể truyền với tốc độ 500 Mbps ( trong lý thuyết) nhưng trên thực tế thì chỉ đạt khoảng 155 Mbps với chiều dài 100m, tốc độ phổ thông thường thấy nhất là khoảng 16 Mbps.

Loại cáp STP này có đặc tính chống nhiễu nên người lắp đặt phải có kinh nghiệm mới setup được tốt nhất.

  • Cáp không có vỏ bọc:

Loại có không lớp giấy bạc bọc sợi đồng là loại UTP (UnShield Twisted Pair). Đây là loại cáp có khả năng chống cháy ( đối với loại cáp mạng AMP chính hãng), có chất lượng kém với loại STP nhưng rất dễ thi công, tiết kiệm chi phí, phù hợp đi dây cho hệ thống mạng LAN giữa các máy tính đơn giản.

Cáp mạng UTP được chia ra 5 loại dựa trên tốc độ truyền dữ liệu.

+ Type1 và 2: thích hợp với đường truyền tín hiệu dưới 4 Mbps.

+ Type 3: khoảng 16 Mbps phù hợp mạng điện thoại.

+ Type 4:  tốc độ 20 Mbps.

+ Type 5: tốc độ 100Mbps.

Cáp UTP loại thứ 5 chính là cáp Cat5 gồm 4 cặp đôi (8 sợi) dây xoắn vào nhau.

Trên đây là phân loại cáp đồng trục bao gồm cáp chống nhiễu STP có vỏ bọc màu bạc bên ngoài lớp sợi đồng và cáp UTP chống nhiễu.

Nguồn: Sưu tầm