10 Bài học Java dành cho người mới bắt đầu

10 Bài học Java dành cho người mới bắt đầu

Bạn muốn tìm hướng dẫn Java cho người mới bắt đầu hay bạn đã đi làm nhưng muốn chuyển ngành và vẫn đang loay hoay không biết bắt đầu học Java sao cho hợp lý.

Thêm nữa, giữa những cuộc tranh luận nảy lửa ngoài kia về ngôn ngữ này tốt hơn ngôn ngữ nọ, khiến bạn hoan mang không tìm được con đường chính đạo.

Bài viết này không hi vọng bạn sẽ tiếp tục kiên định với ngôn ngữ Java mà chỉ giúp bạn thử, trải nghiệm xem ngôn ngữ Java có thực sự phù hợp với bạn hay không.

Và chắc chắn là mình muốn bạn có một quyết định sáng suốt hơn.

1. Người mới bắt đầu có nên học Java không?


 

Thực sự phải khẳng định rằng, học lập trình là không hề dễ dàng. Nếu bạn mới bắt đầu học lập trình thì có thể sẽ nghe rằng: Học Java khó lắm. Bây giờ thì phải học JavaScript, Python.

Nhưng hãy bỏ ngoài tai những thứ làm bạn xao nhãng. Hãy tự hỏi bản thân, bạn đến với lập trình vì muốn làm gì?

Ngôn ngữ Java có giúp bạn làm điều đó không?

Nếu bạn là người mới, thực sự đừng quan tâm khó với dễ. Vì nếu sợ khó, chắc chắn bạn nên đi chạy Grab cho đầu óc đỡ phải suy nghĩ.

Và trong thời buổi mà các ngôn ngữ đang vươn mình mạnh mẽ, nhiều người cũng đặt ra nghi vấn về tương lai của Java.

Điều đó cũng có thể khiến băn khoăn về việc lựa chọn ngôn ngữ này. Nhưng cho dù tương lai thế nào đi chăng nữa. Hiện tại, Java vẫn là một sự lựa chọn hàng đầu của các nhà tuyển dụng.

 

Thứ nhất, bạn hãy nhìn lại xem, gần chục năm nay – mọi tin đồn về cái “giãy chết” của Java đã lan truyền rộng rãi nhưng Java vẫn như thế, vẫn là top các ngôn ngữ hàng đầu trong giới lập trình.

Những ngôn ngữ mới nổi lên có phải chỉ mang tính phong trào? Khi luôn vỗ ngực xưng tên nhưng mà đã có ai thực sự hạ gục được Java đâu.

Thứ hai, Java là ngôn ngữ mạnh mẽ, cú pháp cũng như các câu lệnh tường minh và dễ hiểu phù hợp với những bạn mới tiếp xúc với lập trình. Nếu kể đến tính hướng đối tượng, bảo mật và khả năng sử dụng trong các hệ thống lớn thì Java là sự lựa chọn hoàn hảo.

 

Thứ ba, cộng đồng Java cực kỳ đông đảo, nếu học Java bạn sẽ được hỗ trợ tận tình từ các đàn anh đi trước với lượng tài liệu phong phú. Ngoài ra, Java chạy được trên đa nền tảng nên bạn không cần phải cân nhắc phải lựa chọn nền tảng nào để code Java cả.

 

Chính vì thế, Java thực sự là lựa chọn hàng đầu để bạn chập chững code những dòng đầu tiên và bước những bước chân chập chững vào ngành.

Nhưng cũng có những ngoại lệ, có một số lĩnh vực mà Java không phải là tốt nhất. Nếu bạn nhắm đến chúng thì tốt nhất là chọn công nghệ, ngôn ngữ phù hợp nhất.

Ok, dù sao, trước khi bắt đầu (dù thế nào đi nữa) hãy cùng học 10 bài học đầu tiên về ngôn ngữ Java.

2. 10 bài học Java dành cho người mới bắt đầu (Ví dụ, giải thích cụ thể)

 

10 Bài học Java dành cho người mới bắt đầu

10 Bài học Java dành cho người mới bắt đầu


 

Để bắt đầu tiếp cận những gì được gọi là cơ bản nhất, chúng ta hãy cùng nhau làm vài ví dụ đơn giản, mỗi ví dụ như một bài học nhỏ, có thể cung cấp cho bạn một ít hiểu biết – thậm chí có thể sử dụng để phát triển nâng cao thêm.

 

Lưu ý:

Để bắt đầu, bạn cần chuẩn bị cài đặt những thứ cần thiết để có thể chạy được chương trình Java. Vậy nên, hãy đọc bài hướng dẫn Lập trình Java cơ bản với Eclipse

Sau khi bạn đã biết tạo một dự án Java, chạy thử một chương trình Java thành công thì hãy quay lại đây và tiếp tục “Làm quen với ngôn ngữ Java”

 

Bài học Java #1: In câu “Hello World” ra màn hình.


 

Để bắt đầu, trong thư mục src của dự án, bạn hãy tạo một package tên là newbie, trong package newbie thì tạo một class là HelloWorld.

Trong đó, hàm main là hàm bắt buộc phải có để thực thi một chương trình.

Câu lệnh System.out.println("") được dùng để in ra màn hình một chuỗi đã được truyền vào.

 

package

 newbie;

public

 

class

 

HelloWorld

 {

    

public

 

static

 

void

 

main

(

String

[] 

args

) {

        

// In câu Hello World ra màn hình

        

System

.

out

.

println

(

“Hello World”

);

    }

}
 

Bài học Java #2: Các kiểu dữ liệu nguyên thuỷ
 

 

Java hỗ trợ rất nhiều kiểu dữ liệu, và đây là các kiểu dữ liệu nguyên thủy (primetive)

 

  • Dùng cho kiểu số nguyên có 4 loại:  byte, short, int, long

  • Kiểu số thực ta có: float, double

  • Kiểu ký tự: char

  • Kiểu logic: trả về giá trị true hoặc false (đúng hoặc sai)

Bảng bên dưới cung cấp độ dài cũng như giá trị của từng kiểu dữ liệu:

 

Kiểu dữ liệu

Số bit

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

byte

8

-128 (-2^7)

127 (2^7-1)

short

16

-32,768 (-2^15)

32,767 (2^15 -1)

int

32

– 2,147,483,648
(-2^31)

2,147,483,647
(2^31 -1)

long

64

-9,223,372,036,854,775,808
(-2^63)

9,223,372,036,854,775,807
(2^63 -1)

float

32

-3.4028235 x 10^38

3.4028235 x 10^38

double

64

-1.7976931348623157 x 10^308

1.7976931348623157 x 10^308

boolean

 

false

true

char

16

‘\u0000’ (0)

‘\uffff’ (65,535).

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể khai báo từng kiểu dữ liệu, ví dụ mình muốn sử dụng một biến có kiểu dữ liệu là số nguyên, đây là cú pháp khai báo:

int

 

a

 = 

10

;
 

Lưu ý, tất cả các biến trong Java đều phải khai báo kiểu dữ liệu trước khi chúng được sử dụng.

Bài học Java #3: Biến

Biến được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời trong chương trình và giá trị của biến có thể được thay đối trong khi chạy chương trình.

Quy tắc đặt tên biến trong java:

 

  • Chỉ được bắt đầu bằng một ký tự(chữ), hoặc một dấu gạch dưới(_), hoặc một ký tự dollar($)

  • Tên biến không được chứa khoảng trắng

  • Bắt đầu từ ký tự thứ hai, có thể dùng ký tự(chữ), dấu gạch dưới(_), hoặc ký tự dollar($)

  • Không được trùng với các từ khóa

  • Có phân biệt chữ hoa và chữ thường

Cú pháp:

 

DataType

 

varName

 = [value], [varName2] = [value2]…;
 

 

Ví dụ:

 

float

 

PI

 = 

3.14f

;

int

 

n

;

char

 

c

;

double

 

m

 = 

3.5

;
 

Lưu ý: Khi khai báo kiểu dữ liệu float thì bạn phải có ký tự f ở cuối giá trị.

 

Bài học Java #4: Các toán tử cơ bản trong Java

Các toán tử là một ký hiệu được sử dụng để thực hiện một phép tính / chức năng nào đó.

 

  • > Lớn hơn

  • < Nhỏ hơn

  • >= Lớn hơn hoặc bằng

  • <= Nhỏ hơn hặc bằng

  • &&

  • || hoặc

  • == So sánh bằng

  • != So sánh khác nhau

  • ! Phủ định


 

Hãy xem một chút về các ví dụ sử dụng toán tử: (bạn không cần quan tâm vội đến if-else trong ví dụ này)

 

package

 newbie;

public

 

class

 

ToanTuExample

 {

    

public

 

static

 

void

 

main

(

String

[] 

args

) {

        

// Khai báo một biến kiểu int, đại diện cho tuổi của bạn.

        

int

 

age

 = 

65

;

        

// Kiểm tra tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 17

        

if

 (age <= 

17

) {

            

System

.

out

.

println

(

“Bạn nhỏ hơn hoặc bằng 17 tuổi”

);

        }

        

// Kiểm tra tuổi có bằng 18 không

        

else

 

if

 (age == 

18

) {

            

System

.

out

.

println

(

“Bạn 18 tuổi”

);

        }

        

// Kiểm tra tuổi lớn hơn 18 và nhỏ hơn 40

        

else

 

if

 (age > 

18

 && age < 

30

) {

            

System

.

out

.

println

(

“Tuổi bạn ở giữa 18 và 30”

);

        }

        

// Trường hợp còn lại (Lớn hơn hoặc bằng 30)

        

else

 {

            

// Một lệnh ‘if’ lồng bên trong.

            

// Kiểm tra tuổi khác 50.

            

if

 (age != 

45

) {

                

System

.

out

.

println

(

“45 không phải tuổi của bạn”

);

            }

            

// Lệnh phủ định tuổi bằng 50, nghĩa là khác 50.

            

if

 (!(age == 

50

)) {

                

System

.

out

.

println

(

“50 không phải tuổi của bạn”

);

            }

            

// Nếu tuổi là 60 hoặc 70

            

if

 (age == 

65

 || age == 

80

) {

                

System

.

out

.

println

(

“Bạn 65 hoặc 80 tuổi”

);

            }

        }

    }

}
 


 

Bài học Java #5: Câu lệnh if else trong Java

Câu lệnh if else trong Java được sử dụng để kiểm tra giá trị dạng boolean của điều kiện.

Mệnh đề boolean này trả về giá trị true hoặc false, thường dùng để điều khiển các luồng đi của câu lệnh.

 

Cú pháp câu lệnh if:

if

 (<điều kiện>) {  

    

// khối lệnh này thực thi 

    

// nếu điều kiện đúng

}
 

Cú pháp câu lệnh if else:

if

 (<điều kiện>) {

    

// khối lệnh này được thực thi

    

// nếu điều kiện đúng

else

 {

    

// khối lệnh này được thực thi

    

// nếu điều kiện sai

}
 

Cú pháp câu lệnh if else if else trong Java:

if

 (<điều kiện 

1

>) {  

    

// khối lệnh này được thực thi 

    

// nếu điều kiện 1 đúng

else

 

if

 (<điều kiện 

2

>) {  

    

// khối lệnh này được thực thi 

    

// nếu điều kiện 2 đúng

}  

else

 

if

 (<điều kiện 

3

>) {  

    

// khối lệnh này được thực thi 

    

// nếu điều kiện 3 đúng

}  

…  

else

 {  

    

// khối lệnh này được thực thi 

    

// nếu tất cả những điều kiện trên là sai                 

}
 

Để hiểu rõ hơn về cách if-else được sử dụng như thế nào bạn hãy xem lại ví dụ bên trên nhé.

 

Bài học Java #6: Vòng lặp for trong Java

Vòng lặp for trong Java được sử dụng khi bạn biết chính xác hoặc cụ thể việc bạn muốn lặp bao nhiêu lần qua một hoặc nhiều đoạn code chứa bên trong.
 

Cú pháp:

 

for

 (<biến khởi tạo>; <biểu thức điều kiện>; <tăng/giảm biến>) {

    

// các lệnh;

}
 

Trong đó:

 

  • Biến khởi tạo: là biến đã được khai báo để đánh dấu sự bắt đầu của vòng lặp.

  • Biểu thức điều kiện: là một biểu thức kiểm tra trả về giá trị Boolean, vòng lặp được thực thi khi giá trị trả về của biểu thức là True và ngược lại thoát vòng lặp nếu giá trị trả về là False.

  • Tăng/giảm biến: được sử dụng để cập nhật giá trị của biến cho lần lặp tiếp theo.

Ví dụ:

 

public

 

class

 

VongLapFor

 {

    

public

 

static

 

void

 

main

(

String

[] 

args

) {

        

// in các số từ 1 đến 100

        

for

(

int

 

i

 = 

1

; i <= 

100

; i++) {

            

System

.

out

.

println

(i);

        }

    }

}
 

Bài học Java #7: Vòng lặp while

Vòng lặp while trong Java được sử dụng để lặp lại một khối lệnh khi bạn không thể xác định được số lần lặp cụ thể của chương trình.

 

Cú pháp:

 

while

(<điều kiện>){

    

// các lệnh;

}
 

Vòng lặp WHILE bắt đầu với việc kiểm tra điều kiện. Khi điều kiện đúng, tức biểu thức điều kiện trả về là giá trị true thì các câu lệnh trong thân vòng lặp được thực thi.

Thông thường các câu lệnh sẽ chứa một giá trị cập nhật cho biến đang được xử lý cho lần lặp tiếp theo.

 

Khi điều kiện sai, tức điều kiện kiểm tra không còn đúng nữa, nó trả về false, vòng lặp chấm dứt, kết thúc vòng đời của nó.

 

Ví dụ:

 

public

 

class

 

VongLapWhile

 {

    

public

 

static

 

void

 

main

(

String

[] 

args

) {

        

// in các số từ 1 đến 100

        

int

 

i

 = 

1

;

        

while

(i <=

100

) {

            

System

.

out

.

println

(i);

            i++;

        }

    }

}
 


 

Bài học Java #8: Vòng lặp do while trong Java


 

Vòng lặp do while trong Java tương tự như vòng lặp WHILE, nhưng kể cả khi điều kiện sai, giá trị trả về là false thì vòng lặp vẫn thực hiện lệnh ít nhất một lần.

Hay nói cách khá, DO-WHILE kiểm tra điều kiện sau khi thực hiện các câu lệnh.

Cú pháp vòng lặp do while:

 

do

{

    

// các lệnh;

}

while

(<điều kiện>);
 

Nhìn vào cú pháp có thể thấy, điều kiện trong DO-WHILE được kiểm tra sau khi thực hiện các câu lệnh và cập nhật giá trị biến.

Nếu điều kiện đúng, lần lặp tiếp theo của vòng lặp sẽ bắt đầu. Khi điều kiện sai, vòng lặp sẽ chấm dứt và đánh dấu sự kết thúc vòng đời của nó.

 

Ví dụ:

 

public

 

class

 

VongLapDoWhile

 {

    

public

 

static

 

void

 

main

(

String

[] 

args

) {

        

// in các số từ 1 đến 100

        

int

 

i

 = 

1

;

        

do

 {

            

System

.

out

.

println

(i + 

” “

);

            i++;

        } 

while

 (i <= 

100

);

    }

}
 

Bài học Java #9: Câu lệnh Switch case trong Java

Câu lệnh switch case được sử dụng để thực thi 1 hoặc nhiều khối lệnh từ nhiều điều kiện.

Switch sẽ kiểm tra giá trị của một biến (variable), và so sánh biến với từng giá trị khác nhau từ trên xuống dưới, mỗi giá trị cần so sánh được gọi là một trường hợp (case).

 

Cú pháp câu lệnh switch case:

 

switch

 ( <Biến iểm tra> ) {

    

case

 value1

:

        

// Làm gì đó tại đây …

        

break

;

    

case

 value2

:

        

// Làm gì đó tại đây …

        

break

;

    

default:

        

// Làm gì đó tại đây …

}
 

Ví dụ:

 

package

 newbie;

public

 

class

 

SwitchCaseDemo

 {

    

public

 

static

 

void

 

main

(

String

[] 

args

) {

        

// Khai báo một biến age (tuổi)

        

int

 

age

 = 

18

;

        

// Kiểm tra giá trị của age

        

switch

 (age) {

            

// Trường hợp tuổi bằng 17

            

case

 

17

:

                

System

.

out

.

println

(

“Bạn chưa trưởng thành”

);

                

break

;

            

// Trường hợp tuổi bằng 18

            

case

 

18

:

                

System

.

out

.

println

(

“Bạn đã trưởng thành”

);

                

break

;

            

// Các trường hợp còn lại

            

default:

                

System

.

out

.

println

(

“Mặc định”

);

        }

    }

}
 

Bài học Java #10: Mảng trong Java

Mảng (array) trong Java là một tập hợp các phần tử có cùng kiểu dữ liệu, có địa chỉ tiếp nhau trên bộ nhớ.

Mảng trong Java có số phần tử cố định và bạn không thể thay đổi kích thước của nó.
 

Cú pháp khai báo: Với kiểu dữ liệu là kiểu nguyên thuỷ hoặc đối tượng.

 


<kiểu dữ liệu> [] <tên biến>;
 

Ví dụ: Một số thao tác với mảng

 

package

 newbie;

public

 

class

 

HelloWorld

 {

    

public

 

static

 

void

 

main

(

String

[] 

args

) {

        

// Khai báo một mảng 5 phần tử

        

int

[] 

arr

 = 

new

 

int

[

7

];

        

// phần tử đầu tiên của mảng có chỉ số là 0:

        

// Gán giá trị cho phần tử đầu tiên (Chỉ số 0)

        arr[

0

] = 

10

;

        

// Gán giá trị cho phần tử thứ hai (Chỉ số 1)

        arr[

1

] = 

11

;

        arr[

2

] = 

5

;

        arr[

3

] = 

3

;

        arr[

4

] = 

15

;

        arr[

5

] = 

8

;

        arr[

6

] = 

9

;

        

// In ra màn hình Console số phần tử của mảng.

        

System

.

out

.

println

(

“Số lượng phần tử = “

 + 

arr

.

length

);

        

// Kiểm tra nếu số lượng phần từ của mảng >= 2 thì

        

//hiển thị giá trị của phần tử thứ 2

        

if

 (

arr

.

length

 >= 

2

) {

            

// In ra phần tử tại chỉ số 1 (Phần tử thứ 2 trong mảng)

            

System

.

out

.

println

(

“arr[1]= “

 + arr[

1

]);

        }

        

// Sử dụng vòng lặp for để in ra các phần tử trong mảng.

        

System

.

out

.

println

(

\n

Sử dụng for”

);

        

for

 (

int

 

index

 = 

0

; index < 

arr

.

length

; index++) {

            

System

.

out

.

println

(

“Phần tử thứ “

 + index + 

” = “

 + arr[index]);

        }

        

// Sử dụng vòng lặp foreach để in ra các phần tử trong mảng.

        

System

.

out

.

println

(

\n

Sử dụng foreach”

);

        

int

 

index

 = 

0

;

        

for

 (

int

 

value

 

:

 arr) {

            

System

.

out

.

println

(

“Phần tử thứ “

 + index + 

” = “

 + value);

            index++;

        }

    }

}
 

Bạn thử chạy chương trình xem, kết quả như thế nào?

Chúc mừng bạn đã nhập môn Java cơ bản cho người mới bắt đầu thành công.


 

Qua các chia sẻ cơ bản về lý thuyết kèm theo code demo, chắc có lẽ các bạn cũng hiểu chút chút về Java cơ bản rồi. Hoặc ít ra là biết mặt mũi ngôn ngữ Java như thế nào.

Đối với người mới bắt đầu như bạn thì chỉ cần như vậy thôi.

Nhìn chung các kiến thức Java nâng cao hoặc phức tạp hơn một chút đều dựa trên những kiến cơ bản này.

Đối với bạn thì 10 bài học Java dành cho người mới bắt đầu này cũng đã kha khá nhiều rồi đấy.

Và do bạn mới bắt đầu thì nên cần tìm hiểu từng chút, từng chút một nên bài này mình chỉ chia sẻ được bấy nhiêu thôi.

Khi đã có những kiến thức cơ bản rồi thì lúc đó học Java để làm ứng dụng Desktop hay làm web, Android thì tính sau.

 

> Tham khảo: Lộ trình học Lập trình Java Web

Dựa trên những từ khoá sẵn trong bài viết này, nếu bạn có ý định tìm hiểu sâu hơn, đi theo con đường lập trình Java thì có thể học thêm tại:

 

Tự học Java (Toàn tập)
> Hoặc tham gia
Khóa học Java Web (Offline với giảng viên doanh nghiệp)

Lưu ý, mình vẫn tiếp tục chia sẻ các bài viết về Java trên website. Hãy chờ đợi những bài tiếp theo của mình để cập nhập thêm kiến thức mới bạn nhé về ngôn ngữ Java bạn nhé.

Chúc bạn học tốt.

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT – ICT HÀ NỘI

Dạy học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học làm Lập trình viên. Hành động ngay!

Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội

SĐT: 02435574074 – 0914939543 – 0353655150 

Email: [email protected]

Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/

 

#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #python #java #php