15 Cách tô màu nước cơ bản nhất mọi họa sĩ cần biết

Mục lục

Màu nước (Watercolor) là một loại màu vô cùng quen thuộc và đa năng được rất nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và họa sĩ không chuyên ưa chuộng. Loại màu này rất dễ dàng tạo ra các hiệu ứng màu sắc hấp dẫn tăng thêm sức hút cho bức tranh của bạn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết màu nước là gi và 10+ kỹ thuật cách tô màu nước đẹp mắt mới lạ mà họa sĩ nào cũng nên biết.

Màu nước là gì?

Màu nước có thể hiểu rất đơn giản, đó là “màu” pha trộn với “nước” và được dùng để vẽ tranh. Chính xác thì màu nước được làm từ các loại hạt sắc tố đặc có khả năng tan trong nước để tạo ra màu nước. Trong tiếng Pháp màu nước được gọi là aquarelle.

Màu nước có lịch sử tồn tại lên tới hàng nghìn năm, được đánh giá là một loại nguyên liệu khó sử dụng thuần thục, tuy nhiên một khi bạn đã làm chủ được màu nước bạn sẽ có thể tạo ra được rất nhiều bức tranh với những hiệu ứng tuyệt vời mà không loại nguyên liệu màu sắc nào làm được.

Vậy có những kỹ thuật tô màu nước đẹp nào? Dưới đây là 10+ cách tô màu nước đẹp và cơ bản – chính là những kỹ thuật màu nước mà họa sĩ nào cũng nên nắm được, nhất là các họa sĩ tranh màu nước.

15 cách tô màu nước đẹp cơ bản họa sĩ nào cũng cần biết

1. Học cách sử dụng thành thạo các loại cọ khác nhau

cach-to-mau-nuoc-1

Nên học cách kết hợp nhiều loại cọ để tạo ra nhiều hiệu ứng màu nước khác nhau

Cọ là vật liệu không thể thiếu khi vẽ tranh màu nước. Mỗi một loại cọ sẽ có những công năng, những lợi ích khác nhau và tạo ra được nhiều hiệu ứng khác nhau, tùy vào dự án tranh của bạn lớn hay nhỏ. Các loại cọ được phân chia rất nhiều với nhiều nguyên liệu khác nhau, bạn nên test nhiều loại cọ để tìm ra được cây cọ vẽ mình thích nhất, sử dụng tốt nhất và dễ dàng sử dụng nhất. 

Nhất là đối với các cây cọ nhỏ, đôi khi bạn sẽ không thể ngờ đến những chi tiết nhỏ nhặt bên trong tranh của mình đâu. Bạn có thể nhìn thấy điều này với những bức tranh anime Nhật Bản – rất chi tiết và tỉ mỉ.

2. Sơn màu

Với các phân khúc khác nhau, bạn sẽ có những lựa chọn phù hợp với mục đích và túi tiền của mình. Cụ thể nếu bạn đang bắt đầu học, bạn có thể lựa chọn sơn màu phân khúc học sinh sinh viên. Còn nếu bạn là một họa sĩ chuyên nghiệp, hay xác định sẽ làm họa sĩ chuyên nghiệp thì bạn nên lưu tâm và sử dụng các sơn màu phân phúc họa sĩ – giá chúng khá cao đấy nhưng tiền nào của đấy, độ bền và chất liệu chắc chắn sẽ rất chất lượng.

Ngoài ra bạn nên mua của ít nhất từ 2 hãng trở lên để có thể tìm ra được hãng nào phù hợp với bạn nhất. 

3. Nghiên cứu kỹ tính ướt và khô của màu

cach-to-mau-nuoc-3

Nghiên cứu kỹ độ ướt – khô của màu

Màu nước liên quan trực tiếp tới nước – một dung môi khá đặc biệt, do đó bạn cần quan tâm nhiều đến tính chất này để có thể điều chỉnh độ đậm nhạt cũng như độ bão hòa của chúng. 

Mẹo dành cho bạn: bạn nên test trước khi đặt cọ và vẽ nhé. Nhất là đối với các bảng màu khô, việc kiểm soát độ ướt khô của màu khá tốt đấy.

4. Cách tô màu nước từ đậm tới nhạt

cach-to-mau-nuoc-4

Tô màu từ đậm tới nhạt

Đây là một kỹ thuật có thể nói là cơ bản nhất trong các kỹ thuật tô  màu nước hiện nay. Sẽ khá là khó để có thể thành thạo được ngay kỹ thuật này, tuy nhiên một khi đã thành thạo cách tô màu này bức tranh của bạn sẽ trở nên rất đặc biệt với hiệu ứng đẹp mắt đấy.

5. Khăn giấy

Nếu bạn để ý bạn sẽ thấy các họa sĩ thường có giấy khô ngay bên cạnh bảng màu của mình. Giấy khô rất quan trọng trong vẽ tranh nước bởi chúng  có thể điều chỉnh được lượng màu trong bức tranh hoặc sửa sai – kiểu như cục tẩy màu của màu nước vậy. 

6. Kỹ thuật vảy màu nước

Cách tô màu nước bằng cách vảy khá đặc biệt, vừa giống hiệu ứng nước rơi vỡ ra vừa giống như bạn “xé” màu trên giấy. Kỹ thuật này khá khó đoán, tuy nhiên nó rất thú vị đấy, bạn có thể thử để tạo sức hút cho bức tranh của mình bằng cách sử dụng ngón trỏ để kéo lông cọ lên rồi thả ra như thế này.

cach-to-mau-nuoc-5

Kỹ thuật vảy màu nước

7. Để màu tự hòa với nhau

Không có sự can thiệp của cọ vẽ, bạn chỉ cần để hai màu với lượng nước vừa đủ với nhau trên giấy, chúng sẽ tự loang ra và hòa vào nhau. Kỹ thuật này còn được gọi là kỹ thuật màu nước ‘blooming’. Đôi khi độ loang tự do của màu lại tạo nên những hiệu ứng màu gradient rất đẹp đấy.

cach-to-mau-nuoc-6

Kỹ thuật màu nước ‘blooming’ 

8. Kéo màu

Cách tô màu nước kéo màu này khá đặc biệt. Chúng thể hiện nguồn sáng hay phần mép cạnh rất tuyệt vời trong bức tranh của bạn, tạo nên hiệu ứng như ánh sáng chiếu vào vậy.

cach-to-mau-nuoc-7

Kỹ thuật kéo màu

9. Kỹ thuật tạo lớp

Kỹ thuật này gần giống với kỹ thuật Blooming nhưng mất thời gian hơn. Bạn phải đợi lớp màu nước đầu tiên khô lại thì mới có thể vẽ tiếp lớp thứ hai và các lớp sau. Kiểu tô màu nước này rất phù hợp để tô chuyển tiếp hay lên màu da người đem lại hiệu ứng rất đẹp.

cach-to-mau-nuoc-8

Kỹ thuật tạo lớp

10. Kỹ thuật day màu

cach-to-mau-nuoc

Kỹ thuật day màu nước

Đây cũng là một cách tô màu nước được rất nhiều họa sĩ ưa chuộng bởi chúng tạo nên hiệu ứng loang rất tốt, rất phù hợp để vẽ đoạn chuyển giao màu mượt mà hay tạo sự đa dạng cho màu. Điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này đó là bạn phải kiểm soát được lượng nước, nếu không sẽ rất dễ biến thành một hỗn hợp tạp nham đấy.

11. Kỹ thuật Lifting

Kỹ thuật Lifting có thể giúp bạn tinh chỉnh độ sáng của màu nước trên giấy một cách dễ dàng. Trong một số trường hợp bạn cần xóa màu nước đi, kỹ thuật Lifting tuy không thể giúp trờ giấy trắng lại hoàn toàn nhưng bạn hoàn toàn có thể nhấc bớt màu ra để sửa sai. 

Bạn chỉ cần thực hiện như sau, khi lớp mà nước đã khô, bạn hãy vẽ hình mình muốn và nhấc ra. Để cho bề mặt giấy ổn định trong một phút, sau đó dùng khăn giấy ấn vào để hút nước ra. Với kỹ thuật này, bạn sẽ thấy lớp màu sáng lên theo hình bạn vẽ. 

12. Sử dụng muối để tạo kết cấu

Đặc tính của các tinh thể muối là dễ hòa tan trong nước, do đó sử dụng muối sẽ giúp bạn tạo các kết cấu thú vị nhanh chóng.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Khi vẽ xong một vệt màu trên giấy, bạn có thể rắc muối lên phần sơn vẫn còn ướt. Khi bề mặt giấy đã khô, bạn chỉ gần quẹt hoặc thổi muối đi. Với kỹ thuật này, bạn có thể tạo kết cấu cho các bề mặt tự nhiên đá hoặc vỏ cây một cách dễ dàng. 

13. Sử dụng bọt biển

Một trong những cách tô màu nước khác hay được các họa sĩ áp dụng là sử dụng bọt biển. Với cách làm này, bạn chỉ cần trộn màu trong một đĩa hoặc khay nhỏ rồi nhấn bọt biển vào đó. Cuối cùng thấm lên giấy của bạn là được.

14. Khám phá âm họa (Negative Painting)

Khám phá âm họa khi sử dụng màu nước đơn giản chỉ là việc nghĩ về chỗ bạn muốn để trắng trước khi vẽ. Kiểm soát cọ khi vẽ ở mép bạn muốn tạo không gian âm vô cùng quan trọng. 

Đầu tiên hãy tạo lớp màu bám ẩm trước rồi vẽ dọc mép bạn muốn tạo không gian âm ở đó. Sau đó kéo màu ra khỏi mép cọ để lấp đầy không gian đó bằng sắc tố bạn thích.

cach-to-mau-nuoc-1.jpg?

Nghĩ đến những khoảng không gian bạn thích để trắng hoặc nhạt trước khi vẽ

15. Dùng băng dính

Trên một bề mặt giấy, nếu bạn muốn giữ cho khu vực được sạch sẽ và tinh tươm thì có thể sử dụng băng dính. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dán băng dính ở nơi bạn muốn chỗ đó sạch trắng, sau đó vẽ lên xung quanh băng. Khi màu sơn đã khô, bạn hãy gỡ băng từ từ để có một đường thẳng sạch đẹp.

Lưu ý bạn nên dừng băng keo giấy hoặc băng keo dành cho họa sĩ để không làm rách bề mặt giấy. Kỹ thuật này thước được áp dụng đối với các góc cứng bao gồm kiến trúc và máy móc. 

Hi vọng với 10 kỹ thuật tô màu nước này bạn đã có thể biết cách tô màu nước và tạo ra được những bức tranh màu sắc ấn tượng, hãy tập luyện thật nhiều để có thể làm chủ được màu nước nhé.

>> Mời bạn đọc quan tâm đón đọc thêm các bài viết hay khác:

– 6 nguyên tắc phối màu cơ bản bạn phải biết trong thiết kế

– Màu Pastel là gì? Ví dụ về bảng màu Pastel

– Bật mí 6 công cụ phối màu online đỉnh cao

Đánh giá :

Tags:

Vẽ