4 Cách đơn giản giúp bạn kiểm tra thông tin mainboard

Có thể bạn muốn nâng cấp CPU của mình và cần biết bo mạch chủ(mainboard) và chipset nào mà mainboard bạn hỗ trợ, để đảm bảo bạn không mua phải CPU không tương thích với mainboard đó. Dưới đây là 4 cách đơn giản và cơ bản nhất giúp bạn thực hiện việc kiểm tra thông tin của mainboard.

Nhìn trực tiếp trên mainboard

Đây là cách đầu tiên, cũng là cách trực quan nhất dành cho các bạn, thường thì các nhà sản xuất mainboard họ thường in số hiệu, model trên mainboard, tuỳ theo mainboard cũng như hãng sản xuất mà vị trí in khác nhau, dưới đây sẻ là một số ví dụ cho bạn hiểu rõ hơn.


Dưới đây sẻ là một số nhà sản xuất mainboard phổ biến và các dòng chipset phổ biến

  • MSI

  • ASUS

  • GIGABYTE

  • ASrock

  • Biostar

Các dòng chipset mainboard phổ biến

  • B360

  • H370

  • Z370

  • Z390

  • B450

  • X470

  • B550

  • X570

Kiểm tra mainboard thông qua lệnh Command Prompt

Chắc chắn việc bạn mở case máy tính để xem thông số mainboard sẽ khá khó khăn và bạn còn phải loay hoay với mớ dây cáp xung quanh làm mất thời gian của bạn, thì phương pháp sau đây của mình sẽ giúp bạn tránh khỏi rắc rối không đáng có đó. 

  1. Đầu tiên các bạn vào ô search ở thanh taskbar gõ CMD

  2. Sau đó hiện lênh  chương trình dòng lệnh, thì các bạn gõ:wmic baseboard get product,Manufacturer và nhấn enter

  3. Sau đó bạn sẽ thấy thông số Manufacturer và phần Product chính là thông tin mainboard của bạn.

Sử dụng “System Information”

Nếu bạn không thích dùng dấu nhắc lệnh(Command Prompt) để kiểm tra thông tin mainboard của bạn, thì chúng ta sẽ dùng cách kiểm tra “Thông tin hệ thống” để có thể tìm tất cả thông tin phần cứng máy tính của chúng ta như Cpu, ram,HDD.. không chỉ đơn giản là mainboard. Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết cách làm cho bạn.

  1. Đầu tiên bạn vào ô search trong thanh taskbar và gõ lệnh System Information

  2. Ở mục “system information” bạn kéo xuống dưới sẽ thấy 2 dòng:Baseboard manufacturer (hiển thị thương hiệu mainboard của bạn) và Baseboard product (đây là chipset và tên model của bo mạch chủ bạn đang sử dụng )

    Tuy nhiên, một điều đáng nói là phương pháp này không hiệu quả với tất cả người dùng. Đôi khi, vì bất kỳ lý do gì, một số thông tin nhất định không được hiển thị trong phần “system information”. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, thì các bạn có thể xem lại các cách khác phía trên.

Sử Dụng Phần Mềm Kiểm Tra Phần Cứng Của Bên Thứ Ba

Phương thức cuối cùng mình muốn giới thiệu tới các bạn là tải xuống một phần mềm của bên thứ ba, nó giúp bạn hiển thị tất cả thông tin phần cứng máy tính của bạn. Mặc dù, có nhiều chương trình giúp bạn làm điều này, nhưng CPU-Z không chỉ nó là miễn phí mà nó còn hoàn hảo ở chức năng của nó. Dưới đây là cách sử dụng CPU-Z cho các bạn.

  1. tại đây

    Đầu tiên bạn tải xuống phần mềm CPU-Z

  2. Sau khi tải về, bạn click đúp vào file setup và tiến hành cài đặt, sau đó bạn click vào icon CPU-Z trên màn hình desktop của bạn.

  3. Sau đó chuyển qua tab Mainboard

  4. Ở tab mainboard

    , bạn có thể xem nhà sản xuất bo mạch chủ, số kiểu máy và toàn bộ số liệu thống kê khác liên quan đến thông số kỹ thuật mainboard của bạn.

Lời kết

Phía trên là 4 phương pháp cực kỳ đơn giản giúp bạn kiểm tra thông tin mainboard của mình, nếu bạn có thắc mắc, hay có phương thức nào hay hơn thì vui lòng để lại bình luận phía dưới cho mình biết nhé, xin chào và hẹn các bạn trong các bài viết tiếp theo.