Chỉ số SAR của điện thoại là gì và ảnh hưởng ra sao đến cơ thể?

Anh_huong_song_di_dong_voi_nao_nguoi_2.jpg

Tuy nhiên, trong giấy cấp phép cuối cùng mà FCC đưa cho nhà sản xuất sau khi đã thông qua, họ chỉ để lại chỉ số SAR cao nhất mà các bài test ghi nhận được. Con số này chỉ có ý nghĩa chứng minh rằng thiết bị đã vượt qua bài kiểm tra SAR của FCC mà thôi, và mức tối đa được FCC đưa ra 1.6 Watt/kg.

Cuối cùng, bạn cần lưu ý là chỉ số SAR phụ thuộc nhiều vào khối lượng của cơ thể hay khối mô hình được sử dụng để đo. Nếu không có thông tin chính xác về khối lượng này, bạn không thể trực tiếp so sánh hai chỉ số SAR với nhau. Vậy nên ở Châu Âu người ta dùng con số 10g, ở Mỹ dùng con số 1g để thống nhất giữa các hãng.

Chỉ số SAR cho tất cả chúng ta biết gì ?

FCC yêu cầu các nhà sản xuất điện thoại tiến hành thử nghiệm SAR ở tình trạng tệ nhất, nghiêm trọng nhất có thể diễn ra đối với thiết bị của họ bởi khi đó năng lượng mà máy sử dụng sẽ là cao nhất. Bên Châu Âu, Ủy ban Châu Âu cũng có yêu cầu tương tự như thế này. Các nhà sản xuất còn phải test không chỉ trên 1-2 băng tần mà với tất cả băng tần có đăng kí hoạt động.

Chính vì vậy, chỉ số SAR mà bạn thấy trong tài liệu hướng dẫn sử dụng hay trên website của OEM chỉ đơn giản nói cho bạn biết thiết bị đã vượt qua bài test của FCC và đủ chuẩn để lưu hành trên thị trường. Nó không nói cho bạn biết cái nào sẽ ảnh hưởng nhiều hơn tới cơ thể của bạn vì việc thử nghiệm chỉ diễn ra trong môi trường nghiêm trọng nhất về sóng radio, không thể phản ánh việc sử dụng thường ngày của chúng ta. Chưa kể đến việc ngày nay các điện thoại đều được tối ưu để dùng ít năng lượng nhất có thể nhằm kéo dài thời gian dùng pin, bản thân thiết bị cũng sẽ liên tục tăng giảm sức mạnh của bộ thu nhận sóng tùy theo tình trạng tín hiệu lúc đó ra sao.

Anh_huong_song_di_dong_voi_nao_nguoi_4.png

FCC khẳng định rằng bạn không thể dùng chỉ một chỉ số SAR để so sánh về mức độ phơi nhiễm sóng RF giữa điện thoại này với điện thoại khác vì các lý do sau (trong các ví dụ bên dưới, điện thoại A có chỉ số SAR cao hơn điện thoại B):

  • Trong phòng thí nghiệm, điện thoại A có 1 chỉ số SAR tối đa cao hơn thiết bị B. Còn bên ngoài phòng thí nghiệm, B vẫn có thể có SAR cao hơn A ở hầu hết các địa điểm mà bạn cầm điện thoại tới.
  • Điện thoại A có khả năng giao tiếp hiệu quả hơn so với B, vậy nên nó sẽ hoạt động ở mức năng lượng thấp hơn B trong cùng điều kiện thực tế, chỉ khi sóng quá yếu mới phải tăng mạnh lên. Còn với B, lúc nào nó cũng duy trì mức năng lượng cao hơn A cả (nhưng vẫn không vượt mức max của A lúc sóng yếu). Khi đó bạn sẽ phơi nhiễm với năng lượng của B nhiều hơn A.
  • Giá trị cao nhất của A có thể bắt nguồn từ một tư thế cầm máy mà rất hiếm khi chúng ta dùng tới, thậm chí là không bao giờ dùng, được cái là ở vị trí này B có số thấp hơn nên B thắng A. Trong khi với những vị trí cầm thông thường, B lại toàn cao hơn A thì cũng như không.

Một ví dụ khác ngoài Mỹ là Ấn Độ. Ấn Độ chuyển từ chuẩn của Châu Âu sang chuẩn Mỹ hồi năm 2012. Nhưng không giống như Mỹ, Ấn Độ không chỉ dựa vào SAR được cung cấp bởi nhà sản xuất, họ còn thực hiện test ngẫu nhiên trên các điện thoại đang lưu hàng cũng như với 10% số trạm phát sóng di động tại quốc gia này. Ấn Độ thậm chí còn yêu cầu tất cả điện thoại phải có chế độ hands free (tức là cho phép xài loa thoại để nói chuyện, tránh đặt máy gần cơ thể người).

Anh_huong_song_di_dong_voi_nao_nguoi.jpg