API là gì? ví dụ về api » Thuận Nhật

API là gì? ví dụ về api

1. API là gì?

API là gì?

API được viết tắt từ cụm từ Application Programming Interface được dịch ra là giao diện lập trình cho ứng dụng. Đây là một giao tiếp phần mềm được dùng cho nhiều loại ứng dụng khác nhau, giúp cung cấp và truy xuất các hàm thường dùng để trao đổi dữ liệu và các ứng dụng một cách đơn giản nhất. Windows, Google, Twitter, Facebook đều có API cho cộng đồng sử dụng giao tiếp với nền tảng của họ.

Để nắm rõ về API chúng ta có thể phân chia chúng thep quyền hạn truy cập như sau:

  • API mở: là loại API công khai không hạn chế quyền truy cập, đặc tính của chúng là chúng có sẵn công khai.
  • API đối tác: khi truy cập cần các quyền hoặc giấy phép cụ thể để truy cập vì loại API này không có sẵn công khai.
  • API nội bộ: đây là API riêng tư chỉ các hệ thống nội bộ mới dùng loại API này nên chỉ sử dụng trong phạm vi công ty, doanh nghiệp.

2. Ví dụ về API

Sau đây là một số ví dụ về API sẽ giúp bạn hiểu hơn về chúng

Ví dụ 1:

Hãy cùng tưởng tượng một chút, khi bạn đang ngồi tại một bàn trong một quán ăn với thực đơn đơn hàng. Nhà bếp chính là 1 phần của hệ thống giúp phục vụ đơn hàng của bạn. Nhưng làm thế nào để bạn có thể liên hệ với nhà bếp để nói lên món ăn mà bạn lựa chọn và giúp bạn di chuyển những món ăn từ nhà bếp đến bàn ăn của bạn?

Lúc này đây thứ bạn cần là một người phục vụ để nhận yêu cầu từ bạn và mang đơn đặt hàng của bạn đến nhà bếp. Sau khi đơn hàng được hoàn thành thì phục vụ sẽ mang những món ăn đó chuyển từ nhà bếp đến cho bạn. Trong trường hợp như trên thì API có chức năng giống như người phục vụ.

Ví dụ 2:

Với mạng xã hội ngày càng phổ biến, các dịch vụ tìm kiếm, đặt hàng đều có thể được thông qua các website. Ví dụ như tìm kiếm một chuyến bay, đặt chỗ tại một nhà hàng,… điều này giúp cho bạn có nhiều lựa chọn hơn về thời gian lẫn địa điểm. Khi bạn muốn đặt 1 một chỗ ngồi tại một nhà hàng thời gian và số lượng bạn muốn đặt. Lúc này API đóng vai trò là một giao diện tiếp nhận yêu cầu của bạn và gửi dữ liệu đến máy chủ sàng lọc, sau đó trả về cho bạn những kết quả có liên quan gần nhất với yêu cầu của bạn.

3. Đặc điểm nổi bật của API

API sử dụng mã nguồn mở, thích hợp với mọi client hỗ trợ XML, JSON

API có thể đáp ứng được đầy đủ các thành phần HTTP, URI, request/response headers, caching, content forma,… và các host nằm trong phần ứng dụng hoặc trên IIS

Một số MVC sử dụng mô hình web API để hỗ trợ như: unit test, injection, ioc container, model binder, action result,…

API còn hỗ trợ RESTful đầy đủ các phương thức như GET, POST, PUT, DELETE các dữ liệu.

API được đánh giá là một trong những kiểu kiến trúc tốt nhất với chức năng hỗ trợ và các thiết bị có lượng băng thông bị giới hạn như smartphone, tablet,…

4. Ưu nhược điểm của API

Ưu điểm của API:

  • Tự động hóa sản phẩm: tự động hóa quản lý công việc, cập nhật luồng công việc giúp tăng hiệu suất và tạo hiệu quả công việc cao hơn.
  • Khả năng tích hợp linh động: cho phép lấy nội dung từ bất kỳ website hoặc ứng dụng nào dễ dàng khi được cho phép. Cho phép các công ty chia sẻ thông tin được chọn, tránh được những yêu cầu không mong muốn.
  • Cập nhật thông tin thời gian thực: thay đổi và cập nhật theo thời gian thực, dũ liệu đucợ truyền đi tốt hơn với thông tin chính xác và dịch vụ cung cấp linh hoạt.
  • Có tiêu chuẩn chung dễ sử dụng: bất kỳ người dùng, công ty hay doanh nghiệp nào cũng có thể dử dụng để điều chỉnh nội dung và dịch vụ họ sử dụng.

Nhược điểm API:

  • Chi phí phát triển, vận hành và chỉnh sửa tốn kém.
  • Đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu.
  • Bảo mật của hệ thống có thể bị tấn công.

5. Ứng dụng của API

API cho website: một số hệ thống sử dụng API phổ biến như google, facebook,… cho phép kết nối, lấy dữ liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu,… Đa số web API được thiết kế theo tiêu chuẩn RESTful.

API trên hệ điều hành: hệ điều hành windows và linux sử dụng API rất nhiều, cung cấp đầy đủ tài liệu API là đặc tả các hàm, phương thức cũng như các giao thức kết nối. giúp lập trình viên tạo ra các phần mềm ứng dụng tương tác trực tiếp với hệ điều hành.

API của thư viện phần mềm – framework: API mô tả và quy định các hành động mong muốn mà các thư viện cung cấp. Có nhiều cách để triển khai khác nhau giúp một chương trình viết bằng ngôn ngữ này có thể sử dụng được cho thư viện viết bằng ngôn ngữ khác.

>>> Tham khảo: Restful API là gì?