Bootstrap là gì? Cài đặt Bootstrap, web chuẩn responsive

Cấu trúc và tính năng của Bootstrap là gì?

Đánh giá bài viết

Bootstrap là một phần cần thiết cho người làm front-end giúp bạn tiết kiệm thời gian, sự nhàm chán khi cứ lập đi lập lại những đoạn code hay cú pháp giống nhau. Vậy Bootstrap là gì? Ưu và nhược điểm của Bootstrap là gì? Cách cài đặt ra sao, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

Bootstrap là gì?

Bootstrap là một framework bao gồm các HTML, CSS và JavaScript template dùng để phát triển website chuẩn responsive.

Bootstrap bao gồm các mẫu thiết kế dựa trên HTML và CSS như typography, forms, buttons, tables, navigation, modals, image carousels… cũng như các plugin JavaScript tùy chọn.

Cấu trúc và tính năng của Bootstrap là gì?

Bootstrap chứa các tập tin JavaScript, CSS và fonts đã được biên dịch và nén lại. Ngoài ra, Bootstrap được thiết kế dưới dạng các mô-đun do đó dễ dàng tích hợp với hầu hết các mã nguồn mở như WordPress, Joomla, Magento,… Trong đó, Bootstrap mang đến nhiều chức năng nổi bật.

  • Bootstrap cho phép người dùng truy cập vào thư viện “khổng lồ” các thành tố dùng để tạo nên giao diện của một website hoàn chỉnh như font, typography, form, table, grid…
  • Bootstrap cho phép bạn tùy chỉnh framework của website trước khi tải xuống và sử dụng nó tại trang web của khung.
  • Tái sử dụng các thành phần lặp đi lặp lại trên trang web.
  • Bootstrap được tích hợp jQuery, bạn chỉ cần khai báo chính xác các tính năng trong quá trình lập trình web của bạn.
  • Định nghĩa glyphicons nhằm giảm thiểu việc sử dụng hình ảnh làm biểu tượng và tăng tốc độ tải trang.

Ưu nhược điểm của Bootstrap (đặc biệt là bản 5.0)

Ưu điểm của Bootstrap

Dễ dàng thao tác:

Bootstrap hoạt động dựa trên mã nguồn mở HTML, CSS và Javascript giúp bạn có thể dễ dàng thay đổi và chỉnh sửa theo ý của mình. Để có thể sử dụng Bootstrap hiệu quả các bạn developer cần có kiến thức cơ bản về 3 mã này.

Tùy chỉnh dễ dàng:

Với đặc điểm là sử dụng mã nguồn mở vậy nên các bạn designer có thể lựa chọn những thuộc tính, phần tử phù hợp với dự án họ đang mong muốn thực hiện.  Ngoài ra, bạn cũng không cần tải mã nguồn về máy như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm đã kể dung lượng.

Chất lượng sản phẩm đầu ra hoàn hảo:

Bootstrap là sản phẩm sáng tạo của các lập trình viên giỏi trên khắp thế giới. Trước khi được mang vào sử dụng trong thực tế đã được kiểm tra và thử nghiệm nhiều lần trên các thiết bị. Vậy nên, khi chọn Bootstrap, bạn có thể tin rằng mình sẽ tạo nên những sản phẩm với chất lượng tốt nhất.

Độ tương thích cao:

Với khả năng tương thích với mọi trình duyệt và nền tảng Bootstrap mang đến cho người dùng những trải nghiệm mượt mà. Ngoài ra, Bootstrap còn có thể tự động điều chỉnh kích thước trang website để tương thích với nhiều giao diện khác nhau như: máy tính để bàn, tablet hay laptop.

Nhược điểm của Bootstrap

  • Không phổ biến: Bootstrap không phải là ứng dụng web phổ biến vậy không không phải ai cũng có thể sử dụng bootstrap để lập trình web. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tìm nhân sự thành thạo bootstrap không nhiều.
  • Sản phẩm nặng, tốc độ chưa cao: nên nếu dự án của bạn đòi hỏi sản phẩm nhẹ thì việc sử dụng bootstrap sẽ là cả một gánh nặng cho web.
  • Chưa hoàn thiện: Bootstrap chưa thể tạo ra một framework riêng hoàn hảo. vậy nên, một số trang web vẫn phải dùng phiên bản dành riêng cho mobile.
  • Nhiều code thừa: Không thể phủ nhận rằng Bootstrap có rất nhiều ưu điểm khi nó cũng cấp gần như đầy đủ những tính năng cơ bản của một trang web responsive hiện đại. Tuy nhiên, mặt trái của việc này là website của bạn sẽ phải tải thêm rất nhiều dòng code không cần thiết khi mà bạn chỉ cần chưa đến 10% những gì Bootstrap cung cấp.
  • Bootstrap không khuyến khích sáng tạo: Chỉ cần nhét Bootstrap vào themes sẵn có, gọi ra cái .class từ stylesheet và thế là bạn đã có một trang web responsive trông cũng ổn ổn. Sự tiện dụng và dễ dàng của Bootstrap nhiều khi sẽ khuyến khích tính lười sáng tạo, vốn luôn thường trực trong mỗi chúng ta.

Kết quả là, chúng ta thường thoả hiệp những gì mình thực sự muốn cho website để đổi lấy sự tiện dụng và tiết kiệm thời gian mà Bootstrap mang lại.

Cách cài đặt Bootstrap

Bạn cần phải biết cách cài đặt và sử dụng Bootstrap như thế nào? Có 2 cách cài đặt, một là bạn tải trực tiếp từ nhà cung cấp hai là thông qua CDN Bootstrap.

Sử dụng bằng tải về trực tiếp

Đầu tiên bạn vào trang chủ của Bootstrap (getbootstrap.com) hoặc tải tại đây.

Và import vào mẫu file .html của bạn sẽ như sau:

<html lang="en">
<head>
<meta charset="utf-8" />
<meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="IE=edge" />
<meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1" />
<title>Bootstrap 101 Template</title>
<!-- file .css bootstrap down về ở đây -->
<link href="css/bootstrap.min.css" rel="stylesheet" />
</head>
<body>
<h1>Hello, world!</h1>
<script src="https://ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/1.11.3/jquery.min.js"></script>
<script src="js/bootstrap.min.js"></script>
</body>
</html>

Sử dụng bằng Bootstrap CDN

Bootstrap CDN là gì? Là file có bootstrap có sẵn trên mạng. Nhúng Bootstrap thông qua CDN (Content Delivery Network – mạng phân phối nội dung). Đây là cách mà đa số lập trình viên sử dụng để nhúng Bootstrap vì tiết kiệm băng thông cũng như tích hợp JavaScript, CSS, thư viện jQuerry.

Đổi 4.3.1 thành version bạn muốn nhé, ở thời điểm bài viết, version mới nhất là 5.0

<!-- Latest compiled and minified CSS -->
<link rel="stylesheet" href="https://maxcdn.bootstrapcdn.com/bootstrap/4.3.1/css/bootstrap.min.css">
<!-- jQuery library -->
<script src="https://ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/3.4.1/jquery.min.js"></script>
<!-- Popper JS -->
<script src="https://cdnjs.cloudflare.com/ajax/libs/popper.js/1.14.7/umd/popper.min.js"></script>
<!-- Latest compiled JavaScript -->
<script src="https://maxcdn.bootstrapcdn.com/bootstrap/4.3.1/js/bootstrap.min.js"></script>

Bootstrap Grid System là gì?

Bootstrap Grid System là mấu chốt cho khả năng tương thích giao diện (web responsive) của Bootstrap. Khi khởi động Bootstrap, giao diện của nó sẽ hiển thị dưới dạng lưới (grid). Bootstrap được chia thành 12 cột đặt trong một class row. Trong đó, mỗi cột sẽ bao gồm các Padding tương ứng với từng độ phân giải của mỗi thiết bị (điện thoại, tablet, máy tính).


Ví dụ grid 6

<div class="container">
  <div class="row row-cols-2 row-cols-lg-3">
    <div class="col">Column</div>
    <div class="col">Column</div>
    <div class="col">Column</div>
    <div class="col">Column</div>
    <div class="col">Column</div>
    <div class="col">Column</div>
    <div class="col-4 col-lg-2">Column</div>
    <div class="col-4 col-lg-2">Column</div>
    <div class="col-4 col-lg-2">Column</div>
    <div class="col-4 col-lg-2">Column</div>
    <div class="col-4 col-lg-2">Column</div>
    <div class="col-4 col-lg-2">Column</div>
  </div>
</div>

Cách nhúng Bootstrap vào HTML

Để thực hiện công đoạn này, bạn hãy Download toàn bộ thư viện Bootstrap về máy tính và giải nén.

Nhúng từ liên kết của Bootstrap

Phần mềm này cung cấp cho bạn các đường Link để nhúng trực tiếp vào Website của mình. Tuy nhiên, nó khá hạn chế vì phải tải liên kết từ bên ngoài nên khiến Website bị chậm lại.

Để thực hiện, bạn có thể tham khảo ví dụ của tôi về cú pháp như sau:

<!DOCTYPE html>

<html lang=”vi”>

  <head>

    <meta charset=”utf-8″>

    <meta name=”viewport” content=”width=device-width, initial-scale=1″>

    <title>Chào mừng bạn đến với Website Mắt Bão</title>

    <link rel=”stylesheet” href=”https://maxcdn.bootstrapcdn.com/bootstrap/3.3.7/css/bootstrap.min.css”/>

  </head>

  <body>

<h1>Chào mừng bạn đến với Website Mắt Bão </h1>

  </body>

</html>

Nhúng Bootstrap vào HTML bằng cách tự Host

Theo kinh nghiệm của tôi thì cách này sẽ giúp Website hoạt động tối ưu và tải nhanh hơn. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn mở tập tin Index.html ra và bố trí cấu trúc như sau:

<!DOCTYPE html>

<html lang=”vi”>

  <head>

    <meta charset=”utf-8″>

    <meta name=”viewport” content=”width=device-width, initial-scale=1″>

    <title>Chào mừng bạn đến với website HostingViet.vn</title>

    <link rel=”stylesheet” href=”css/bootstrap.min.css”/>

        <link rel=”stylesheet” href=”css/style.css”/>

  </head>

  <body>

<h1>Chào mừng bạn đến với website Mắt Bão </h1>

  </body>

</html>

Bootstrap là một khung giao diện người dùng mạnh mẽ. Nó giúp cho việc phát triển “thiết bị di động ưu tiên” dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian quý báu cho các nhà phát triển. Nó giải quyết vấn đề phải viết một lượng lớn mã lặp đi lặp lại. 

Ngoài ra, là một khuôn khổ mã nguồn mở, bạn có thể sử dụng và sửa đổi nó mà không phải tốn một xu nào. Nó thực sự là một người thay đổi cuộc chơi trong ngành phát triển web.